Chữ viết là một hệ thống tín hiệu ghi lại ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng. Về phương diện đó, ta có thể xem nó là một mã (code). Vì vậy, vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ có liên quan nhiều đến ngành công nghệ thông tin học là một ngành khoa học hiện nay đang phát triển rất nhanh. Ở các nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu chữ viết dựa trên những thành tựu thông tin học hiện đại.Nguyên tắc xây dựng mã là phải tiết kiệm tín hiệu. Cần bao nhiêu tín hiệu thì chỉ sử dụng bấy nhiêu thôi, nói chung càng ít càng tốt.Do đó đơn giản hoá tiếng việt ta nên loại bỏ một số dẫu hay một số ký tự không cần thiết mà vẫn không thay đổi gì về ngữ nghĩa từ ngữ.Tiếng Việt hiện nay có 6 thanh điệu ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.Do vậy có nhiều hạn chế trong lĩnh vực thông tin và chữ viết lại thêm phần phức tạp.Điều cơ bản của bài viết này là đưa tiếng việt về dạng chữ viết không dấu.Để khi ta không cần bất kỳ bộ gõ nào cũng có thể đánh được tiếng việt.
ÂM là những yếu tố đầu tiên dùng để tạo nên tiếng. Âm được chia thành hai loại: Nguyên-âm và Phụ-âm. Nguyên-âm và Phụ-âm kết hợp nhau, hiệp với Giọng, thành một tiếng có nghĩa, gọi là Từ. Nguyên-âm có thể đứng một mình trong lời nói. Phụ-âm bao giờ cũng tùy thuộc Nguyên âm.
Tiếng Việt có 12 Nguyên âm: a ă â e ê i y o ô ơ u ư
và 23 phụ âm: b, c (k), ch, d, đ, g (gh), gi, kh, l, m, n, ng (ngh), nh, p, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.
GIỌNG (cũng gọi là THINH)
Tiếng Việt có tám giọng, thành hệ thống liên hệ nhau: Bốn giọng Bổng đối chiếu với bốn giọng Trầm. Giọng Bổng còn gọi là Thanh thinh. Giọng Trầm còn gọi là Trọc thinh
BỔNG: ngang, hỏi, sắc, sắc nhập [*]
TRẦM: huyền, ngã, nặng, nặng nhập [*]
*] Sắc nhập hoặc Nặng nhập là giọng của một Tiếng-Đôi do hai tiếng hợp lại theo Luật Thuận-thinh-âm.
* Sắc nhập gồm những Tiếng-đôi mà tiếng đầu không dấu, tiếng sau mang dấu Sắc, và có c, ch, p, t, ở cuối. Ví dụ: nươm nướp, vun vút, thinh thích, rưng rức.
* Nặng nhập gồm những tiếng đôi mà tiếng đầu có dấu Huyền, tiếng sau mang dấu Nặng và có c, ch, p, t, ở cuối. Ví dụ: nườm nượp, vùn vụt, thình thịch, vằng vặc.
vậy để đơn giản trong cách viết ta nên bỏ dấu sắc ở các từ mà có phụ âm cuối là
c, ch, p, t vì bản thân của nó đã có dấu Ví dụ: nươm nươp, vun vut, thinh thich, rưng rưc.
Bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin đã có hiệu lực gần như tối ưu với 29 chữ cái, không có 4 chữ: F, J, W và Z. Tuy nhiên, thực tiễn của thời kỳ hội nhập quốc tế dựa trên nền văn minh thông tin hiện đại, người Việt Nam đang sử dụng rất nhiều cả 4 chữ cái này cho nên ta cần phải bổ sung để bảng chữ cái được hoàn thiện hơn,và cũng để hạn chế bớt các ký tự trong tiếng việt khi bỏ dấu.
Trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu hay ta gọi là chữ tượng hình, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị“, một đơn vị được thể hiện bằng một "âm tố“, trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hay ''hình tiết“ do ảnh hưởng khá nhiều của các từ hán việt với lối chữ tượng hình.
Theo qui ước âm vị học, tất cả các nguyên âm đều được phát âm ở bậc thang âm ngang: a, i, o, u… đều đọc là /a/, /i/, /o/, /u/. Nhưng khi đọc đến những nguyên âm ngắn của a và ơ, người ta phát âm thành một âm có bậc thang âm rất cao, ở bậc dấu sắc / ’/. Sự lẫn lộn nhỏ này đã dẫn đến một nhầm lẫn lớn khác: làm mờ sự đối xứng giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn ở tiếng Việt. Nói cách khác, ă và a không phải là hai âm khác nhau mà chỉ là một âm dài và một âm ngắn mà thôi, tương tự như cặp ơ và â vậy.
Ta có các phụ âm đặc biệt có dấu như ă,â,ơ,ư, ê, ô .Trong đó phụ âm ô ta đọc như là phụ âm o kéo dài oo,phụ âm ê ta cũng đọc gần như là phụ âm e kéo dài ee.
Hiện tượng GI là một trường hợp đi lạc ra ngoài nguyên tắc âm vị học . GI là cách chính tả của tiếng Ý, mượn để chỉ một âm tắc xát ở vào thời de Rhodes. GI, như vậy, chỉ là một kí hiệu chỉ một âm đầu, kết hợp với một nguyên âm nào đó mới thành một tiếng: gi-à, gi-ỏ, gi-ẻ, gi-ết. Thế nhưng khi ghép với nguyên âm i, GI lại mất I: g (i) –I > gi. Đây là sự vi phạm nguyên tắc âm vị học, vì g(i) giờ đây đồng hoá với một âm khác là g/ g(h) nhưng lại đọc khác hoàn toàn. Trong khi tiếng Việt của ta lại có thêm nguyên âm r,d mà cách đọc đôi khi lại rất khó phân biệt nhất là ở các vùng miền khác nhau.
.VD như Những tiếng có D và Gi đứng đầu, người Bắc và người Nam đều phát âm không phân biệt.
Dang, Giang, người Bắc phát âm như Zang, người Nam phát âm như Yang
Vậy để đơn giản hoá nó tôi sẽ thay đổi D.GI,R =J ví dụ như giản dị =Jản Jị.giận rỗi =Jận Jỗi
Như vậy ta dư được chữ D,và R nên tôi thay D=Đ
Trường hợp g (h), ng (h), cũng là một lệ ngoại. Hiện tượng thêm h trước các nguyên âm E, Ê, I, là ảnh hưởng của lối chính tả Latin chứ không có lí do tự nội thân tiếng Việt. Âm /h/ trong trường hợp này không có cơ sở vững chắc như kh, ph, th.
nên tôi thay GH=G và NGH=NG
Nhân tiện tôi cũng nhắc lại hiện tượng h ghi trong nh và ch. Hai phụ âm nh và ch chỉ là mượn kiểu ghi âm của tiếng Bồ; hoàn toàn không có hiện tượng bật hơi thở như trong bộ ba ph, kh, th. Mặc dù ngày nay h đã mất tính cách bật hơi trong ph và giảm nhẹ trong kh, nhưng chữ quốc ngữ vẫn không vì thế mà đổi theo.
Ta cũng nên bỏ chữ ghép PH, vì có chữ F thay thế
Riêng chữ q ghép với u ví dụ như quả cau nếu ta viết là qả cau thì ta cũng đọc là như vậy hay quần áo =qần áo vậy thi tại sao lại ko bỏ u đi chứ
Nhược điểm của chữ quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt.Vì vậy để xây dựng hệ thống chữ viết có hồn có nghĩa và phổ biến rộng rãi và cũng là giảm thiểu các ký tự ta buộc buộc phải sử dụng lối viết đa âm do vậy tôi sẽ thay các phụ âm đặc biệt như ă,â =z và ư,ơ= w như là một phụ âm bất quy tắc
trương hợp đặc biệt khi ư và ơ ghép với nhau ta chỉ cần viết 1 chữ w ở chữ ư là đủ bởi vì bản thân ư và ơ không ghép với phụ âm ô,ă,â,u ,a ,e ,ê ,o bao giờ.
khi các phụ âm ê, ô, ơ, ư đứng độc lập thì nó là các nguyên âm ta để nguyên nó là e,u,o
Như vậy đến đây cơ bản tôi đã bỏ được mũ của các phụ âm có mũ rồi vậy chỉ còn dấu mà thôi do đó tôi sẽ thay các dấu bằng các chữ cái.
Các chữ cái sau đây có chức năng là một dấu thanh khi đứng cuối từ:
s - sắc
v - huyền
r - hỏi
x - ngã
q - nặng
Bài viết được lấy tư liêụ tham khảo tại http://vn.360plus.yahoo.com/chuvietmoi_009
Hàn Quốc và Việt Nam có sự khác biệt nhau về 12 con giáp. Bạn coi nhé!!!
+) Việt Nam 12 con giáp gồm có:
Tí (chuột)
Sửu (Trâu)
Dần (Hổ)
Mão/Mẹo (Mèo)
Thìn/Thần (Rồng)
Tỵ (Rắn)
Ngọ (Ngựa)
Mùi (Dê)
Thân (Khỉ)
Dậu (Gà)
Tuất (Chó)
Hợi (Lợn)
+) Hàn Quốc 12 con giáp gồm có:
Tí (chuột)
Sửu (Trâu)
Dần (Hổ)
Mão/Mẹo (Thỏ)
Thìn/Thần (Rồng)
Tỵ (Rắnn)
Ngọ (Ngựa)
Mùi (Dê)
Thân (Khỉ)
Dậu (Gà)
Tuất (Chó)
Hợi (Lợn)
Những con giáp khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc:
Việt Nam : Mão - Mèo
Hàn Quốc : Mão - Thỏ
Ta biết Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 11 trên thế giới và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây trong đời sống văn hoá, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn. Đó là Tết Âm Lịch. Và người Hàn Quốc gọi ngày Tết Âm Lịch là ngày Tết âm lịch cổ truyền hay còn gọi là ngày tết cổ truyền dân tộc.
Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc theo tiếng Hàn gọi là Seol thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch, tuỳ theo từng năm có thể là ngày 29/12 năm cũ âm lịch ( nếu là năm thiếu) và là ngày 30/12 (nếu là năm đủ).Day là đại lễ quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi là WonDan theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán. Cũng như Việt Nam, mặc dù chính thức năm mới và cũng là bắt đầu vào Tết được tính từ thời khắc giao thừa song trên thực tế không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm âm. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Theo quy định chung của Nhà nước thì các công sở của Hàn Quốc thường đóng cửa, cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 29 (hoặc 30) của tháng 12 âm lịch năm cũ cho đến hết ngày mùng 2 Tết.
Trong những tuần giáp Tết, người Hàn nhất là các bạn trẻ thường đã trao đổi bưu thiếp cho nhau để cảm ơn về những quan hệ đã có trong năm cũ và cầu chúc nhau một năm mới hạnh phúc đang đến.
Vào ngày Tết, hầu hết mọi người đều về quê cùng chia sẻ niềm vui đón năm mới với những người thân và dòng họ.
Ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, tiếng Hàn gọi là Sollal có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất. Một tục lệ không thể thiếu được là tục bái tổ tiên (차례- charye hay 제사- chaesa) vào sáng ngày mồng một. Để chuẩn bị cho lễ này, phải làm nhiều loại thức ăn ngon, bánh ngọt, rượu và trái cây. Mọi thứ được bày biện trang nghiêm trên bàn thờ rồi mọi người sẽ tập trung để khấn nguyện tổ tiên, cầu cho một năm mới được nhiều phúc lành. Cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.Trẻ em trong những bồ quần áo truyền thống sặc sỡ sẽ cúi lạy ông bà cha mẹ và nói những lời chúc Tết. Tục này gọi là (새배 - sebae), sau khi saebe trẻ em sẽ được cho tiền lì xì (새뱃돈 - sebaekton). Và những người lớn cũng nói với nhau những câu chúc tụng may mắn (덕담 - tokdam). Lời chúc Tết phổ biến nhất là "새해 복 많이 받으십시오- sae he bôk man nhi bat tư sip si o" có nghĩa là "chúc một năm mới được nhiều phúc lành".
Một món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết là cũng như trong các dịp Lế của người Hàn Quốc là Ttok(떡) đây là một loại bánh làm bằng bột gạo hoặc bột nếp, có nhiều loại với tên gọi và hình dạng màu sắc khác nhau. Trong dịp Tết món ăn tiêu biểu nhất là Ttok-kuk (떡국-đó là món xúp nấu với những lát bánh gạo màu trắng thái mỏng hình bầu dục. Ăn bát xúp Ttok-kuk là chứng tỏ được bước sang một tuổi mới. O ban tho trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Những ngày Tết quây quần bên nhau người Hàn Quồc thường chơi một trò chơi truyền thống có tên là Yutnôri (윷놀이). Sau do mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân.
Trong những ngày tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.