Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh,tuy có ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây trong đời sống văn hoá, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn và cũng rất gần gũi với người VN chúng ta. Đó là Tết Âm Lịch,tết Trung Thu tết Đoan Ngọ ngày Phật Đảm . Hàn Quốc gọi ngày Tết Âm Lịch là ngày tết cổ truyền dân tộc..Đây là đại lễ quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi là WonDan theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán.Cũng như Việt Nam, mặc dù chính thức năm mới và cũng là bắt đầu vào Tết được tính từ thời khắc giao thừa song trên thực tế không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm âm.Nói tết Trung Thu là tết của thiếu nhi và là tết để tạ ơn mùa màng trong năm thì tết Âm Lịch là tết để tạ ơn tổ tiên ,cha mẹ những người sinh thành,
Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Trong những tuần giáp Tết, người Hàn nhất là các bạn trẻ thường đã trao đổi bưu thiếp cho nhau để cảm ơn về những quan hệ đã có trong năm cũ và cầu chúc nhau một năm mới hạnh phúc đang đến.
Vào ngày Tết, hầu hết mọi người đều về quê cùng chia sẻ niềm vui đón năm mới với những người thân và dòng họ.
Ngày mùng 1 Tết tiếng Hàn gọi là Sollal có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất.
Nếu như Nhật Bản có Kimono, thì Hanbok là biểu tượng trang phục truyền thống của người Hàn Quốc.Trải qua thời gian dài tồn tại, Hanbok rất đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như cách may phù hợp với từng mùa và vị trí của người mặc. Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở cái đẹp của sự đơn giản của các motif trang trí trên áo và ở váy cũng như sự hài hòa về đường nét và màu sắc. Hanbok thường được người Hàn Quốc mặc vào các lễ tết hoặc các ngày lễ kỷ niệm với các phụ kiện đi kèm không thể thiếu là trâm cài đầu và hoa tai. Thật không khó để tưởng tượng sự quý phái như thế nào khi khoác trên mình bộ đồ Hanbok.Không chỉ người già hay mặc Hanbok mà cũng rất nhiều cô gái trẻ cũng hay mặc ta không chỉ có thể gặp được ở các nơi trang trọng lễ hội hay đón tiếp khách mà con có thể gặp rất nhiều người mặc trang phục này trên tàu hoả trên tàu điện ngầm đôi khi cả trên xe buýt.Nhưng đôi khi tôi cũng thấy đây là trang phục cầu kỳ và bất tiện trong đi lại phù hợp với người già hơn là lớp trẻ năng động nhưng truyền thống tổ tiên thì cần phaỉ lưu giữ.
Ngày nay với sự phát triển theo nhiều xu hướng thời trang của cuộc sống Hanbok không còn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên không vì thế mà hình ảnh Hanbok giảm đi giá trị văn hóa của mình. Hàng năm tại Hàn Quốc luôn diễn ra cuộc thi thiết kế các mẫu mới cho trang phục Hanbok. Qua cuộc thi đã có rất nhiều mẫu trang phục Hanbok mới được thiết kế. Ban tổ chức hy vọng qua cuộc thi giới trẻ sẽ có nhiều cảm nhận hơn về trang phục truyền thống của dân tộc
Một tục lệ không thể thiếu được trong ngày tết là tục bái tổ tiên (차례- charye hay 제사- chaesa) vào sáng ngày mồng một. Để chuẩn bị cho lễ này, phải làm nhiều loại thức ăn ngon, bánh ngọt, rượu và trái cây. Mọi thứ được bày biện trang nghiêm trên bàn thờ rồi mọi người sẽ tập trung để khấn nguyện tổ tiên, cầu cho một năm mới được nhiều phúc lành. Cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.Trẻ em trong những bồ quần áo truyền thống sặc sỡ sẽ cúi lạy ông bà cha mẹ và nói những lời chúc Tết. Tục này gọi là (새배 - sebae), sau khi saebe trẻ em sẽ được cho tiền lì xì (새뱃돈 - sebaekton). Và những người lớn cũng nói với nhau những câu chúc tụng may mắn (덕담 - tokdam). Lời chúc Tết phổ biến nhất là "새해 복 많이 받으십시오- sae he bôk man nhi bat tư sip si o" có nghĩa là "chúc một năm mới được nhiều phúc lành".
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Hàn phức tạp chứ không đơn giản như thắp hương khấn bái như ở ta. Vào sáng mùng một Tết Nguyên Đán, sau khi làm lễ cúng và ăn cơm cúng xong, tất thảy con cháu trong gia đình người Hàn sẽ cùng quỳ gối, chắp hai tay lên trán và cúi rạp người xuống đất làm lễ bái trước ông bà cha mẹ. Sau đó họ sẽ đến thăm nhà những người thân trong gia đình, làm lễ bái trước những người lớn tuổi và sau đó nhận tiền mừng tuổi.Cũng vậy, khi có khách lớn tuổi đến nhà chơi, con cháu trong nhà cũng phải làm lễ bái chào và được nhận tiền mừng tuổi.
Tết Nguyên đán của VN và Hàn Quốc đều xoay quanh trọng tâm là lễ tạ tổ tiên, ông bà. Song khác với ngày Tết ở Hàn Quốc, Tết Nguyên Đán VN bắt đầu với những nghi thức kính cẩn nhằm xá hết mọi tội lỗi của năm trước. Có thể thấy ngay một điều là số lần làm lễ cúng của người Việt nhiều hơn hẳn so với người Hàn Quốc, vì người Hàn chỉ làm lễ cúng đúng một lần. Còn người Việt Nam có Lễ tất niên chiều 30, Lễ giao thừa. Nhưng nhìn vào số lần cúng lễ như vậy có thể thấy được thái độ trang trọng của người Việt khi đón Tết Nguyên Đán, tựa hồ như không khí nghiêm trang đón chờ tia sáng đầu tiên buổi ban sơ vậy. Ngược lại, đặc trưng của ngày Tết Hàn Quốc là có nhiều trò chơi dân gian hơn Tết VN.Các trò chơi dân gian thì có: đi goòng, đánh cù, ném lao, nhảy dây.đốt cây nêu , cưỡi ngựa,bập bênh
Thả diều,(jisin balki) Đạp lên thần đất: v.v.
Nhìn họ vui chơi những ngày này những người tha phương như tôi mới cảm thấy mình nghèo nàn đến cùng cực, bơ vơ đến buốt nhức. Giữa lúc đó tôi mới cảm nhận sâu sắc về Quê hương là cái gia tài duy nhất còn lại của mỗi người con xa xứ.
Đối với người Hàn Quốc, những bữa cơm gia đình ngày đầu năm là một cái gì đó thiêng liêng và cao quý đây là bữa ăn của sự ấm áp của tình đoàn viên, đây là thời điểm mọi người kể cho nhau nghe những mẫu chuyện cười và cùng nhau dùng cơm ngon miệng. đây chính là sợi dây liên kết những thành viên trong gia đình lại với nhau.
Một món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết là cũng như trong các dịp Lế của người Hàn Quốc là bánh Ttok(떡) đây là một loại bánh làm bằng bột gạo hoặc bột nếp, có nhiều loại với tên gọi và hình dạng màu sắc khác nhau. Trong dịp Tết món ăn tiêu biểu nhất là Ttok-kuk (떡국-đó là món xúp nấu với những lát bánh gạo màu trắng thái mỏng hình bầu dục. Ăn bát xúp Ttok-kuk là chứng tỏ được bước sang một tuổi mới. Ở bàn bàn thờ trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.Trong những ngày tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.
Những ngày Tết quây quần bên nhau người Hàn Quồc thường chơi một trò chơi truyền thống có tên là Yutnôri (윷놀이).Là trò chơi đặt 29 thanh yut tròn lên bàn yut và người thắng là người đi lần lượt cả 4 ngựa trước. Trò chơi được tiến hành tính theo con số cuối cùng khi tung thanh yut, từng con trong số 4 con ngựa hoặc trong số đó chồng lên nhau, nếu đội nào mà có cả 4 con ngựa về điểm đích trước đối phương thì đội đó thắng. Khi này ngựa sẽ tiến trên bàn yut nhưng sẽ có những quy tắc và đường đi tắt, và có những đường vòng và những con số nên phải dùng đầu thật linh hoạt và phải xây dựng nhiều phạm vi tác chiến. Nếu ăn được ngựa của đối phương thì có thể tiếp tục tung yut một lần nữa.
Sau do mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân.
Hangeul - Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc
Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon - vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này. Nhưng có lẽ vì đơn giản quá mà tiếng Hàn tuy có lối chữ tượng hình viết riêng biệt nhưng ngôn từ lại vay mượn rất nhiều ở tiếng hán và tiếng anh.Trên các tàu điện ngầm tàu hoả hay bến xe Hàn quốc đều sử dụng song song với tiếng anh đôi khi cẳ tiếng Hoa.Vì cách phát âm theo lối tượng hình nên người Hàn Quốc phát âm chuẩn tiếng Anh là rất khó khăn tuy ngôn ngữ này có sử dụng khác phổ biến tại HQ.
Hàn Quốc ngày nay là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 11 trên thế giới đứng thứ 4 ở chân Á.Nhưng nếu bạn nghĩ những người già ở HQ nhàn hạ hơn người VN ta thì bạn đã nhầm to.Tuy là nc phát triển khá cao tương đối giàu có nhưng hầu như người HQ ko mấy khi thuê osin giúp việc tại nhà trừ những gia đình thật giàu có .Điều này khá phổ biến ở người Hoa và người VN chúng ta dù gia đình không dc khá giả cho lắm.Người già cẳ ở HQ rất dc tôn trọng khi ta đi trên tàu điện ngầm bao giờ cũng có ghế dành riêng cho người già và ng tàn tật,họ được miễn phí trên 1 số phương tiện công cộng.Ngay cẳ khi hút thuốc lá trước mặt người lớn tuổi thanh niên cũng phải thay đổi kiểu hút nếu ko muốn bị mắng là vô lễ.Nhưng có thể nói ng HQ sống rất thực dụng theo kiểu tư bản tuy vẫn giữ dc nhiều nét văn hoá dân tộc.Nên ng cao tuổi ở HQ sống rất cô đơn và rất ít khi sống cùng con cái niềm vui của người già là những công việc làm vườn và các thú nuôi trong nhà.Người cao tuổi sẽ có cuộc sống rất khó khăn nếu lúc trẻ không tích kiệm dc tiền cho cuộc sống sau này vì con cái người HQ hầu như ko mấy khi nuôi cha mẹ lúc về già.Và bố mẹ cũng rất ít khi nuôi con cái quá tuổi trưởng thành nên có thể nói ng HQ có cuộc sống tự lập khác cao.Nếu bạn đến HQ có gặp các cụ già ngoài 70 tuổi vẫn làm việc tại các công ty nhỏ thì cũng không nên quá ngạc nhiên .Hay nếu bạn đi trên tàu điện ngầm mà gạp những người già đi bán từng cái kẹo .cái bánh hay bắp ngô hay đi xin ở các bến tàu ,hay trên tàu cũng là chuyện thường.Nhưng điều này tuyệt nhiên ko sảy ra ở các trẻ em dưới vị thành niên dưới độ tuổi lao động theo tôi đây có lẽ là họ biết chăm sóc cho thế hệ tương lai .Điều này gần như ngược lại với VN chúng ta.
Điều mà tôi ngưỡng mộ ở đất nc này nhất ko phải là hệ thống giao tông hiện đại .những ngôi nhà cao tầng hay mức thu nhập cao gấp 10 lần VN mà là cách họ dạy bảo thanh thiếu niên.Nếu các bạn đã sống ở đây nhiều năm xin hỏi thử các bạn đã bao giờ gặp học sinh phổ thông có thể hiên ngang cầm trai rượu đi ngoài đường ,hay hút thuốc lá nghênh ngang trên phố chưa.Đã bao giờ bạn gặp các học sinh này tại các vũ trường hay quán ba thậm chí cẳ hát karaoke mà ko bị cảnh sát hỏi thăm.Và chúng ta hãy nhìn thử lại thế hệ 8x,9x của nc ta ngày nay như thế nào phải chăng vì nghèo đói lạc hậu mà lại để thế hệ tương lai như vậy.Hay chính những người lớn là những tấm gương cho các em noi theo.Nên đôi khi tôi cảm thấy những lệnh cấm đoán trong luật pháp của nc ta có gì đó rất hài ước khi người hiểu luật thường là những người phạm luật nhiều nhất.Vậy thì có thể dạy dỗ tầng lớp trẻ nghe theo hay sao.Kinh tế của nc ta nghèo mà sự ăn chơi sa đoạ thì lại ko kém ai bao giờ thì làm sao mà có thể đưa đất nc đi lên được đừng nói là theo kịp HQ mà bắt kịp Thái Lan .indô cũng còn xa vời lắm.
Nhiều người thường nguỵ biện cho rằng trong chiến tranh VN nhờ đánh thuê cho Mĩ mà nền kinh tế HQ đi lên dc.Nhưng tôi cho rằng chính là tính kỷ luật quân sự mà HQ đã đưa vào áp dụng được cho thanh thiếu niên ví tất cẳ nam thanh niên HQ đều phải nhập ngũ.Cùng chính sách nuôi quân một cách khôn ngoan mà dù HQ là nc luôn có nguy cơ chiến tranh xảy ra mà không phải chi phí cho quân sự một cách quá lớn như nhiều nc khác mà vẫn giữ được đội quân thường trực khá lớn khoang 800000 trên dân số 20triệu.Cùng với chính sách kinh tế hướng xuất khẩu làm chủ đạo mà kinh tế của họ phát triển như ngày nay.
MTPHD SEOUL 2011/1
Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
http://forum.acc.vn/giai_tri/lich_su_van_hoa/chu_de_83820_vai_net_ve_lich_su_cac_nuoc_lam_on_coi_thu_nuoc_minh_muon_pot_co_bai_chua_.htmx?st=280
Trả lờiXóaĐôi khi tìm nắng trong mưa
Trả lờiXóaTìm dịu ngọt giữa cay chua giận hờn
Sông sâu sao cạn nỗi sầu
Nghìn trùng dáng núi mỏi mòn nỗi đau.
Bây giờ tóc đã ngả màu
Mã sao chẳng thấy em qua bên này
Nhớ em cũng đành vậy thôi
Dù em xa cách vẫn lời yêu thương.
Tìm trong nắng gió tha hương
Một chiều gió cả em phơi tóc mềm
Hoa tím khẽ chạm bờ môi
Thương em anh sẽ trở về bên em
"Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu.
Trả lờiXóaDữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu."
(Thơ Đường)
Tạm dịch:
" Mời anh uống cạn một chén rượu,
Cùng tôi quên hết sầu muộn xưa."