Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tiếng việt không dấu vì một chữ viết cho tương lai

Chữ viết là một hệ thống tín hiệu ghi lại ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng. Về phương diện đó, ta có thể xem nó là một mã (code). Vì vậy, vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ có liên quan nhiều đến ngành công nghệ thông tin học là một ngành khoa học hiện nay đang phát triển rất nhanh. Ở các nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu chữ viết dựa trên những thành tựu thông tin học hiện đại.Nguyên tắc xây dựng mã là phải tiết kiệm tín hiệu. Cần bao nhiêu tín hiệu thì chỉ sử dụng bấy nhiêu thôi, nói chung càng ít càng tốt.Do đó đơn giản hoá tiếng việt ta nên loại bỏ một số dẫu hay một số ký tự không cần thiết mà vẫn không thay đổi gì về ngữ nghĩa từ ngữ.Tiếng Việt hiện nay có 6 thanh điệu ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.Do vậy có nhiều hạn chế trong lĩnh vực thông tin và chữ viết lại thêm phần phức tạp.Điều cơ bản của bài viết này là đưa tiếng việt về dạng chữ viết không dấu.Để khi ta không cần bất kỳ bộ gõ nào cũng có thể đánh được tiếng việt.

ÂM là những yếu tố đầu tiên dùng để tạo nên tiếng. Âm được chia thành hai loại: Nguyên-âm và Phụ-âm. Nguyên-âm và Phụ-âm kết hợp nhau, hiệp với Giọng, thành một tiếng có nghĩa, gọi là Từ. Nguyên-âm có thể đứng một mình trong lời nói. Phụ-âm bao giờ cũng tùy thuộc Nguyên âm.
Tiếng Việt có 12 Nguyên âm: a ă â e ê i y o ô ơ u ư
và 23 phụ âm: b, c (k), ch, d, đ, g (gh), gi, kh, l, m, n, ng (ngh), nh, p, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.
GIỌNG (cũng gọi là THINH)
Tiếng Việt có tám giọng, thành hệ thống liên hệ nhau: Bốn giọng Bổng đối chiếu với bốn giọng Trầm. Giọng Bổng còn gọi là Thanh thinh. Giọng Trầm còn gọi là Trọc thinh
BỔNG: ngang, hỏi, sắc, sắc nhập [*]
TRẦM: huyền, ngã, nặng, nặng nhập [*]
*] Sắc nhập hoặc Nặng nhập là giọng của một Tiếng-Đôi do hai tiếng hợp lại theo Luật Thuận-thinh-âm.
* Sắc nhập gồm những Tiếng-đôi mà tiếng đầu không dấu, tiếng sau mang dấu Sắc, và có c, ch, p, t, ở cuối. Ví dụ: nươm nướp, vun vút, thinh thích, rưng rức.
* Nặng nhập gồm những tiếng đôi mà tiếng đầu có dấu Huyền, tiếng sau mang dấu Nặng và có c, ch, p, t, ở cuối. Ví dụ: nườm nượp, vùn vụt, thình thịch, vằng vặc.
vậy để đơn giản trong cách viết ta nên bỏ dấu sắc ở các từ mà có phụ âm cuối là
c, ch, p, t vì bản thân của nó đã có dấu Ví dụ: nươm nươp, vun vut, thinh thich, rưng rưc.
Bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin đã có hiệu lực gần như tối ưu với 29 chữ cái, không có 4 chữ: F, J, W và Z. Tuy nhiên, thực tiễn của thời kỳ hội nhập quốc tế dựa trên nền văn minh thông tin hiện đại, người Việt Nam đang sử dụng rất nhiều cả 4 chữ cái này cho nên ta cần phải bổ sung để bảng chữ cái được hoàn thiện hơn,và cũng để hạn chế bớt các ký tự trong tiếng việt khi bỏ dấu.
Trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu hay ta gọi là chữ tượng hình, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị“, một đơn vị được thể hiện bằng một "âm tố“, trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hay ''hình tiết“ do ảnh hưởng khá nhiều của các từ hán việt với lối chữ tượng hình.
Theo qui ước âm vị học, tất cả các nguyên âm đều được phát âm ở bậc thang âm ngang: a, i, o, u… đều đọc là /a/, /i/, /o/, /u/. Nhưng khi đọc đến những nguyên âm ngắn của a và ơ, người ta phát âm thành một âm có bậc thang âm rất cao, ở bậc dấu sắc / ’/. Sự lẫn lộn nhỏ này đã dẫn đến một nhầm lẫn lớn khác: làm mờ sự đối xứng giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn ở tiếng Việt. Nói cách khác, ă và a không phải là hai âm khác nhau mà chỉ là một âm dài và một âm ngắn mà thôi, tương tự như cặp ơ và â vậy.
Ta có các phụ âm đặc biệt có dấu như ă,â,ơ,ư, ê, ô .Trong đó phụ âm ô ta đọc như là phụ âm o kéo dài oo,phụ âm ê ta cũng đọc gần như là phụ âm e kéo dài ee.
Hiện tượng GI là một trường hợp đi lạc ra ngoài nguyên tắc âm vị học . GI là cách chính tả của tiếng Ý, mượn để chỉ một âm tắc xát ở vào thời de Rhodes. GI, như vậy, chỉ là một kí hiệu chỉ một âm đầu, kết hợp với một nguyên âm nào đó mới thành một tiếng: gi-à, gi-ỏ, gi-ẻ, gi-ết. Thế nhưng khi ghép với nguyên âm i, GI lại mất I: g (i) –I > gi. Đây là sự vi phạm nguyên tắc âm vị học, vì g(i) giờ đây đồng hoá với một âm khác là g/ g(h) nhưng lại đọc khác hoàn toàn. Trong khi tiếng Việt của ta lại có thêm nguyên âm r,d mà cách đọc đôi khi lại rất khó phân biệt nhất là ở các vùng miền khác nhau.
.VD như Những tiếng có D và Gi đứng đầu, người Bắc và người Nam đều phát âm không phân biệt.
Dang, Giang, người Bắc phát âm như Zang, người Nam phát âm như Yang
Vậy để đơn giản hoá nó tôi sẽ thay đổi D.GI,R =J ví dụ như giản dị =Jản Jị.giận rỗi =Jận Jỗi
Như vậy ta dư được chữ D,và R nên tôi thay D=Đ
Trường hợp g (h), ng (h), cũng là một lệ ngoại. Hiện tượng thêm h trước các nguyên âm E, Ê, I, là ảnh hưởng của lối chính tả Latin chứ không có lí do tự nội thân tiếng Việt. Âm /h/ trong trường hợp này không có cơ sở vững chắc như kh, ph, th.
nên tôi thay GH=G và NGH=NG
Nhân tiện tôi cũng nhắc lại hiện tượng h ghi trong nh và ch. Hai phụ âm nh và ch chỉ là mượn kiểu ghi âm của tiếng Bồ; hoàn toàn không có hiện tượng bật hơi thở như trong bộ ba ph, kh, th. Mặc dù ngày nay h đã mất tính cách bật hơi trong ph và giảm nhẹ trong kh, nhưng chữ quốc ngữ vẫn không vì thế mà đổi theo.
Ta cũng nên bỏ chữ ghép PH, vì có chữ F thay thế
Riêng chữ q ghép với u ví dụ như quả cau nếu ta viết là qả cau thì ta cũng đọc là như vậy hay quần áo =qần áo vậy thi tại sao lại ko bỏ u đi chứ
Nhược điểm của chữ quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt.Vì vậy để xây dựng hệ thống chữ viết có hồn có nghĩa và phổ biến rộng rãi và cũng là giảm thiểu các ký tự ta buộc buộc phải sử dụng lối viết đa âm do vậy tôi sẽ thay các phụ âm đặc biệt như ă,â =z và ư,ơ= w như là một phụ âm bất quy tắc
trương hợp đặc biệt khi ư và ơ ghép với nhau ta chỉ cần viết 1 chữ w ở chữ ư là đủ bởi vì bản thân ư và ơ không ghép với phụ âm ô,ă,â,u ,a ,e ,ê ,o bao giờ.
khi các phụ âm ê, ô, ơ, ư đứng độc lập thì nó là các nguyên âm ta để nguyên nó là e,u,o
Như vậy đến đây cơ bản tôi đã bỏ được mũ của các phụ âm có mũ rồi vậy chỉ còn dấu mà thôi do đó tôi sẽ thay các dấu bằng các chữ cái.
Các chữ cái sau đây có chức năng là một dấu thanh khi đứng cuối từ:
s - sắc
v - huyền
r - hỏi
x - ngã
q - nặng

Bài viết được lấy tư liêụ tham khảo tại http://vn.360plus.yahoo.com/chuvietmoi_009

13 nhận xét:

  1. Năm mới chúc chị tươi như hoa
    Yên đời vang lên khúc hoa ca
    Như đào ngày tết hoa óng ả
    Tựa trúc đong đưa lá mượt mà
    Tết đến tưng bừng đi chảy hội
    Xuân về rộn rã bút đơm hoa
    Đưa tình khai bút làn hương mới
    Lời chúc đầu năm ấm mọi nhà.

    Trả lờiXóa
  2. CHÚC xuân bao chuyện tốt lành
    MỪNG mùa én liệng trên cành hoa măng
    NĂM trang cánh mỏng mai vàng
    MỚI màu may mắn, đẹp sang khắp nhà
    Chúc em xuân mới an lành
    Mừng thêm tuổi mới trưởng thành bay xa
    Năm mới tặng lời gấm hoa
    Mới tài mới lộc bằng ba năm rồi .

    Trả lờiXóa
  3. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
    CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
    TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
    XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
    VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
    SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
    NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
    Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

    Trả lờiXóa
  4. Độc hành một bóng trên đường thẳm
    Cô đơn dạo bước ngắm thời gian
    Cầu một phút giây ta nhìn lại
    Bại dưới nơi đâu một bóng hồng

    Trả lờiXóa
  5. http://www.nguoisanhdieu.com/2010/01/r%C6%B0%E1%BB%A3u-kim-long/

    Trả lờiXóa
  6. http://www.phapluatvn.vn/vanhoa/201101/Tim-hon-Ngu-tuu-lang-Van-2025303/

    Trả lờiXóa
  7. http://vn.360plus.yahoo.com/michealdao/article?mid=35&fid=-1

    Trả lờiXóa
  8. XUÂN XA NHÀ



    Cánh bèo xấu cũng tìm dòng nước ấm

    Con lạc loài từ đất Mẹ sang đây

    Mười xuân qua hưởng ấm vài mươi ngày

    Đông băng giá, hạ cũng hờ áo khoác.



    Tết lạnh quá! Lạnh xứ người có khác

    Chẳng Má, Ba, anh em chị, họ hàng

    Vài bạn bè cùng lý tưởng cưu mang

    Lại xa lắc những hành trình đăng đẳng



    Trắng đất trời, tuyết cứ rơi dai dẳng

    Nắng Sài Gòn còn xa lắc, xa lơ

    Dân tỵ nạn vẫn cù bất, cù bơ

    Mơ trở lại để san bằng biển khổ.



    Tự do ấy không ngẫu nhiên tự có

    Bao anh hùng từng vượt khó chông gai

    Để ngày nay Cộng giết hết muôn loài

    Tìm chưa thấy đáp số bài nan giải



    Đường đến đích con tìm hoài chưa thấy

    Vẫn miệt mài trong ngược gió cờ bay

    Đường còn dài, xin cho đời đủ dài

    Con đi tiếp, nuôi niềm tin trở lại.



    Ý Nga.

    Trả lờiXóa
  9. XUÂN XA NHÀ
    profile - trang ca nhan posts - bai da dang email -goi thu Thong bao bai viet spam den webmaster edit -sua doi, thay doi post reply - goy y kien

    ngày giáp tết con ở xa nhà
    nhớ gia đình con viết lá thư xanh
    khi quê hương đón tết tưng bừng
    vui xuân mới gia đình ta có biết.
    con nơi đây đang mãi miết với công việc
    trong không gian thấp thoáng cả hương trà,
    sống mang nặng tình quê tha thiết
    trong đêm khuya lạnh buốt tái tê.
    bao nỗi nhớ thương về quê mẹ
    không riêng con mà toàn thể bạn bè,
    đang cùng nhau chia sẽ cảnh xa quê.
    tiếng còi tàu làm qua sang năm mới
    chắc giờ đây gia đình đang bận rộn,
    lá thư này con gửi chúc niềm vui
    chúc gia đình đón xuân thật tốt
    bước sang năm mới thịnh vượng an khang
    rồi mai đây cuộc sống đàng hoàng
    và năm mới gặp nhiều thắng lợi.
    con nơi đây vẫn đón tết tưng bừng
    mùi bánh trơng bay toả khắp phòng,
    chén rựu hồng góp vui ngày tết
    có thế thôi con xin dừng bút
    hẹn gặp gia đình lá thư sau.

    Trả lờiXóa
  10. Xuân Tha Hương

    Xuân về em nhớ đến anh
    Thuở xưa hẹn ở Tân Thành gặp nhau
    Áo dài màu trắng tình đầu
    Mong cho hai đứa dài lâu thương hoài

    Xa rồi ngày ấy chia tay
    Bao xuân thắm thoát xa bay ngút ngàn
    Phương trời cuộc sống tha nhân
    Xứ người lại đón mùa xuân xa nhà

    Đông tàn mai nở xuân qua
    Bao giờ trở lại quê nhà, xóm xưa
    Xuân đi xuân đến bao mùa
    Lòng em nhớ mãi hương thừa tình xưa...

    Võ Thị Tuyết

    Trả lờiXóa
  11. http://mautam.net/forum/viewtopic.php?t=68780&sid=85b3eae435fe02ccdef4ebae468b38ab

    Trả lờiXóa
  12. Cuộc đời ta về đâu
    Như chiếc lá thu sầu
    Lang thang theo gió cuốn
    Rơi vào lòng đất sâu

    Ta bâng khuâng đếm bước
    Ngập ngừng trên lối quen
    Trên con đường ngập lá
    Trong nỗi nhớ vấn vương

    Trả lờiXóa
  13. Em bắt đền anh suốt cuộc đời
    Với anh, tình ái một trò chơi,
    Chưa quen, tâm bận năm mười mối,
    Gặp rồi, hồn vẫn vướng hai nơi !

    Em dỗi hờn anh trọn một đời,
    Vì dẫu tình ta rất tuyệt vời,
    Giá thử tim anh không lãng mạn,
    Mắt nhung em chẳng đẫm châu rơi !

    Em giận buồn anh đến chót đời,
    Vết thương ngày cũ tưởng quên rồi,
    Lòng em nhiều lúc sao đau quặn
    Khi dấu tên tình bỗng đỏ tươi !

    Anh phải đền em hết cả đời,
    Bằng mưa dưới đất, lửa trên trời,
    Bằng bao tư tưởng trong tim óc,
    Bằng cả chân tình ngập biển khơi !

    Đền em, anh nhất định cùng nhau
    Làm văn thơ đẹp để ngày sau
    Khi câu thề vẹn, tròn duyên nợ,
    Em thấy tình ta vẫn một màu.

    Em muốn thêm, anh nguyện sẽ đền :
    Thuyền tình anh chỉ đón em lên,
    Mặc cho gió bão hay mưa sóng,
    Ta mãi dìu nhau đến cõi Tiên,...

    Trả lờiXóa