Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Bạn biết gì về ngày tết tại Hàn Quốc

Bạn biết gì về ngày tết tại Hàn Quốc---^^---???

Hàn Quốc và Việt Nam có sự khác biệt nhau về 12 con giáp. Bạn coi nhé!!!

+) Việt Nam 12 con giáp gồm có:



Tí (chuột)
Sửu (Trâu)
Dần (Hổ)
Mão/Mẹo (Mèo)
Thìn/Thần (Rồng)
Tỵ (Rắn)
Ngọ (Ngựa)
Mùi (Dê)
Thân (Khỉ)
Dậu (Gà)
Tuất (Chó)
Hợi (Lợn)

+) Hàn Quốc 12 con giáp gồm có:

Tí (chuột)
Sửu (Trâu)
Dần (Hổ)
Mão/Mẹo (Thỏ)
Thìn/Thần (Rồng)
Tỵ (Rắnn)
Ngọ (Ngựa)
Mùi (Dê)
Thân (Khỉ)
Dậu (Gà)
Tuất (Chó)
Hợi (Lợn)
Những con giáp khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc:
Việt Nam : Mão - Mèo
Hàn Quốc : Mão - Thỏ

Ta biết Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 11 trên thế giới và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây trong đời sống văn hoá, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn. Đó là Tết Âm Lịch. Và người Hàn Quốc gọi ngày Tết Âm Lịch là ngày Tết âm lịch cổ truyền hay còn gọi là ngày tết cổ truyền dân tộc.

Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc theo tiếng Hàn gọi là Seol thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch, tuỳ theo từng năm có thể là ngày 29/12 năm cũ âm lịch ( nếu là năm thiếu) và là ngày 30/12 (nếu là năm đủ).Day là đại lễ quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi là WonDan theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán. Cũng như Việt Nam, mặc dù chính thức năm mới và cũng là bắt đầu vào Tết được tính từ thời khắc giao thừa song trên thực tế không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm âm. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Theo quy định chung của Nhà nước thì các công sở của Hàn Quốc thường đóng cửa, cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 29 (hoặc 30) của tháng 12 âm lịch năm cũ cho đến hết ngày mùng 2 Tết.

Trong những tuần giáp Tết, người Hàn nhất là các bạn trẻ thường đã trao đổi bưu thiếp cho nhau để cảm ơn về những quan hệ đã có trong năm cũ và cầu chúc nhau một năm mới hạnh phúc đang đến.

Vào ngày Tết, hầu hết mọi người đều về quê cùng chia sẻ niềm vui đón năm mới với những người thân và dòng họ.

Ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, tiếng Hàn gọi là Sollal có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất. Một tục lệ không thể thiếu được là tục bái tổ tiên (차례- charye hay 제사- chaesa) vào sáng ngày mồng một. Để chuẩn bị cho lễ này, phải làm nhiều loại thức ăn ngon, bánh ngọt, rượu và trái cây. Mọi thứ được bày biện trang nghiêm trên bàn thờ rồi mọi người sẽ tập trung để khấn nguyện tổ tiên, cầu cho một năm mới được nhiều phúc lành. Cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.Trẻ em trong những bồ quần áo truyền thống sặc sỡ sẽ cúi lạy ông bà cha mẹ và nói những lời chúc Tết. Tục này gọi là (새배 - sebae), sau khi saebe trẻ em sẽ được cho tiền lì xì (새뱃돈 - sebaekton). Và những người lớn cũng nói với nhau những câu chúc tụng may mắn (덕담 - tokdam). Lời chúc Tết phổ biến nhất là "새해 복 많이 받으십시오- sae he bôk man nhi bat tư sip si o" có nghĩa là "chúc một năm mới được nhiều phúc lành".

Một món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết là cũng như trong các dịp Lế của người Hàn Quốc là Ttok(떡) đây là một loại bánh làm bằng bột gạo hoặc bột nếp, có nhiều loại với tên gọi và hình dạng màu sắc khác nhau. Trong dịp Tết món ăn tiêu biểu nhất là Ttok-kuk (떡국-đó là món xúp nấu với những lát bánh gạo màu trắng thái mỏng hình bầu dục. Ăn bát xúp Ttok-kuk là chứng tỏ được bước sang một tuổi mới. O ban tho trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Những ngày Tết quây quần bên nhau người Hàn Quồc thường chơi một trò chơi truyền thống có tên là Yutnôri (윷놀이). Sau do mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân.

Trong những ngày tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét