Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011
Tiếng việt không dấu vì một chữ viết cho tương lai
ÂM là những yếu tố đầu tiên dùng để tạo nên tiếng. Âm được chia thành hai loại: Nguyên-âm và Phụ-âm. Nguyên-âm và Phụ-âm kết hợp nhau, hiệp với Giọng, thành một tiếng có nghĩa, gọi là Từ. Nguyên-âm có thể đứng một mình trong lời nói. Phụ-âm bao giờ cũng tùy thuộc Nguyên âm.
Tiếng Việt có 12 Nguyên âm: a ă â e ê i y o ô ơ u ư
và 23 phụ âm: b, c (k), ch, d, đ, g (gh), gi, kh, l, m, n, ng (ngh), nh, p, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.
GIỌNG (cũng gọi là THINH)
Tiếng Việt có tám giọng, thành hệ thống liên hệ nhau: Bốn giọng Bổng đối chiếu với bốn giọng Trầm. Giọng Bổng còn gọi là Thanh thinh. Giọng Trầm còn gọi là Trọc thinh
BỔNG: ngang, hỏi, sắc, sắc nhập [*]
TRẦM: huyền, ngã, nặng, nặng nhập [*]
*] Sắc nhập hoặc Nặng nhập là giọng của một Tiếng-Đôi do hai tiếng hợp lại theo Luật Thuận-thinh-âm.
* Sắc nhập gồm những Tiếng-đôi mà tiếng đầu không dấu, tiếng sau mang dấu Sắc, và có c, ch, p, t, ở cuối. Ví dụ: nươm nướp, vun vút, thinh thích, rưng rức.
* Nặng nhập gồm những tiếng đôi mà tiếng đầu có dấu Huyền, tiếng sau mang dấu Nặng và có c, ch, p, t, ở cuối. Ví dụ: nườm nượp, vùn vụt, thình thịch, vằng vặc.
vậy để đơn giản trong cách viết ta nên bỏ dấu sắc ở các từ mà có phụ âm cuối là
c, ch, p, t vì bản thân của nó đã có dấu Ví dụ: nươm nươp, vun vut, thinh thich, rưng rưc.
Bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin đã có hiệu lực gần như tối ưu với 29 chữ cái, không có 4 chữ: F, J, W và Z. Tuy nhiên, thực tiễn của thời kỳ hội nhập quốc tế dựa trên nền văn minh thông tin hiện đại, người Việt Nam đang sử dụng rất nhiều cả 4 chữ cái này cho nên ta cần phải bổ sung để bảng chữ cái được hoàn thiện hơn,và cũng để hạn chế bớt các ký tự trong tiếng việt khi bỏ dấu.
Trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu hay ta gọi là chữ tượng hình, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị“, một đơn vị được thể hiện bằng một "âm tố“, trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hay ''hình tiết“ do ảnh hưởng khá nhiều của các từ hán việt với lối chữ tượng hình.
Theo qui ước âm vị học, tất cả các nguyên âm đều được phát âm ở bậc thang âm ngang: a, i, o, u… đều đọc là /a/, /i/, /o/, /u/. Nhưng khi đọc đến những nguyên âm ngắn của a và ơ, người ta phát âm thành một âm có bậc thang âm rất cao, ở bậc dấu sắc / ’/. Sự lẫn lộn nhỏ này đã dẫn đến một nhầm lẫn lớn khác: làm mờ sự đối xứng giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn ở tiếng Việt. Nói cách khác, ă và a không phải là hai âm khác nhau mà chỉ là một âm dài và một âm ngắn mà thôi, tương tự như cặp ơ và â vậy.
Ta có các phụ âm đặc biệt có dấu như ă,â,ơ,ư, ê, ô .Trong đó phụ âm ô ta đọc như là phụ âm o kéo dài oo,phụ âm ê ta cũng đọc gần như là phụ âm e kéo dài ee.
Hiện tượng GI là một trường hợp đi lạc ra ngoài nguyên tắc âm vị học . GI là cách chính tả của tiếng Ý, mượn để chỉ một âm tắc xát ở vào thời de Rhodes. GI, như vậy, chỉ là một kí hiệu chỉ một âm đầu, kết hợp với một nguyên âm nào đó mới thành một tiếng: gi-à, gi-ỏ, gi-ẻ, gi-ết. Thế nhưng khi ghép với nguyên âm i, GI lại mất I: g (i) –I > gi. Đây là sự vi phạm nguyên tắc âm vị học, vì g(i) giờ đây đồng hoá với một âm khác là g/ g(h) nhưng lại đọc khác hoàn toàn. Trong khi tiếng Việt của ta lại có thêm nguyên âm r,d mà cách đọc đôi khi lại rất khó phân biệt nhất là ở các vùng miền khác nhau.
.VD như Những tiếng có D và Gi đứng đầu, người Bắc và người Nam đều phát âm không phân biệt.
Dang, Giang, người Bắc phát âm như Zang, người Nam phát âm như Yang
Vậy để đơn giản hoá nó tôi sẽ thay đổi D.GI,R =J ví dụ như giản dị =Jản Jị.giận rỗi =Jận Jỗi
Như vậy ta dư được chữ D,và R nên tôi thay D=Đ
Trường hợp g (h), ng (h), cũng là một lệ ngoại. Hiện tượng thêm h trước các nguyên âm E, Ê, I, là ảnh hưởng của lối chính tả Latin chứ không có lí do tự nội thân tiếng Việt. Âm /h/ trong trường hợp này không có cơ sở vững chắc như kh, ph, th.
nên tôi thay GH=G và NGH=NG
Nhân tiện tôi cũng nhắc lại hiện tượng h ghi trong nh và ch. Hai phụ âm nh và ch chỉ là mượn kiểu ghi âm của tiếng Bồ; hoàn toàn không có hiện tượng bật hơi thở như trong bộ ba ph, kh, th. Mặc dù ngày nay h đã mất tính cách bật hơi trong ph và giảm nhẹ trong kh, nhưng chữ quốc ngữ vẫn không vì thế mà đổi theo.
Ta cũng nên bỏ chữ ghép PH, vì có chữ F thay thế
Riêng chữ q ghép với u ví dụ như quả cau nếu ta viết là qả cau thì ta cũng đọc là như vậy hay quần áo =qần áo vậy thi tại sao lại ko bỏ u đi chứ
Nhược điểm của chữ quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt.Vì vậy để xây dựng hệ thống chữ viết có hồn có nghĩa và phổ biến rộng rãi và cũng là giảm thiểu các ký tự ta buộc buộc phải sử dụng lối viết đa âm do vậy tôi sẽ thay các phụ âm đặc biệt như ă,â =z và ư,ơ= w như là một phụ âm bất quy tắc
trương hợp đặc biệt khi ư và ơ ghép với nhau ta chỉ cần viết 1 chữ w ở chữ ư là đủ bởi vì bản thân ư và ơ không ghép với phụ âm ô,ă,â,u ,a ,e ,ê ,o bao giờ.
khi các phụ âm ê, ô, ơ, ư đứng độc lập thì nó là các nguyên âm ta để nguyên nó là e,u,o
Như vậy đến đây cơ bản tôi đã bỏ được mũ của các phụ âm có mũ rồi vậy chỉ còn dấu mà thôi do đó tôi sẽ thay các dấu bằng các chữ cái.
Các chữ cái sau đây có chức năng là một dấu thanh khi đứng cuối từ:
s - sắc
v - huyền
r - hỏi
x - ngã
q - nặng
Bài viết được lấy tư liêụ tham khảo tại http://vn.360plus.yahoo.com/chuvietmoi_009
Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011
HAPPY NEW YEAR
Chúc nhau sống khoẻ như trâu
Sống dai như đĩa, sống lâu như rùa
Tuổi tài danh vọng từa lưa
Gia đình đầm ấm cho vừa lòng nhau
Chúc thuyền trôi dạt bao lâu
Tìm ra bến đỗ bên nhau trộn đời
Thuyền ai còn lững lờ trôi
Ghé vào bến ấy cho vơi bớt sầu
Chúc người xa xứ bao lâu
Một mùa xuân mới thắm bầu quê hương
Dù cho cách trở đôi đường
Quê hương vẫn mãi ngọt đường mía lâu
Chúc em nhanh chóng qua cầu
Tuy rằng trơn trượt nhưng cầu dễ đi
Mong em chẳng ngại ngùng chi
Bên kia có kẻ ngu xi đợi chờ.
Chúc kẻ khờ mãi ngu ngơ
Nếu là bể khổ đừng vơ thêm vào
Thông minh có được chi nào
Chỉ thêm phiền phức ruớc vào không hay
Chúc mình năm mới gặp may
Nhà ai vẫn mãi bóng ngây đợi chờ
Tuy rằng năm trước thờ ơ
Năm nay phải ráng qua vơ được nàng
Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011
Danh sách thủ thuật blog đăng trên Vnpressnet
Danh sách thủ thuật blog đăng trên Vnpressnet
Danh sách các thủ thuật cho Blogger - blogspot
Các bài viết sẽ được cập nhật thường xuyên tại http://www.vnpressnet.com/2009/05/danh-sach-thu-thuat-cho-blogger.html
Đây là phiên bản cũ giữ lại làm ký niệm.
Rất mong sự quan tâm và hợp tác của các bạn.
Thư mục chính
Click vào mỗi mục dưới để tới phần hướng dẫn chi tiết.- Thủ thuật cơ bản
- Tùy chỉnh tên miền - Domains
- Tùy biến Mấu - Blogger Template
- Nguồn cấp dữ liệu - Feeds
- Hình ảnh, biểu tượng và Badges
- Nhãn Labels, Thư mục và thẻ Tags
- Kiếm tiền với Blog
- Tài nguyên Bloggers
- SEO và Traffic Blog
- Tiện ích Widgets and Add-ons
Thủ thuật cơ bản
Phần này tổng hợp các tin tức, giới thiệu các tính năng liên quan đển thủ thuật cơ bản về Blogger.com- Giới thiệu các tính năng cơ bản của Blogger
- 3 bước tạo Blog đơn giản
- Backup và Restore cho Blogger
- Thắp sáng bàn phím trong đêm tối
- Hai tính năng mới của Blogger Comment: Nút Preview và nút Subscible
- Dịch vụ gmail cho phép thu lại e-mail vừa gửi
- 5 bước để viết blog thành công
- Tạo đoạn Video vui nhộn với Jibjab
- Sự khác biệt giữa ID và Class trong CSS
- Tạo chữ nhấp nháy trong blog
- Tạo đoạn Text chuyển động
- Cơ bản về BlogThis !
- Hướng dẫn post bài lên blogger thông qua email
- Tự động save và tự động tái xuất bản bài đăng với blogger
- Blogger chính thức thêm tính năng Sao lưu và phục hồi Blog.
- Thủ thuật để tăng tốc độ tải của Blog
- FPT Telecom ra mắt website cung cấp phần mềm
- Công cụ đếm thời gian load blog/site
- 100 Blog Logos Đình Đám Nhất Trên Internet
- Công cụ đếm thời gian load blog/site
- Ẩn giấu Navbar Của Blogger
- Đăng bài viết di dộng tốt hơn với Blogger
- Đăng bài viết từ email
- Toturial 1: Cơ cấu tổ chức của mẫu Blogger Template
- Toturial 2: Tìm hiểu cấu trúc mã code của mẫu Blogger
Tùy chỉnh tên miền - Domains
Phần này bao gồm các hướng dẫn liên quan tới việc tùy chỉnh dịch vụ tên miền.- Đăng ký tên miền ".vn" không bắt buộc phải có trang web
- 8 ghi nhớ cơ bản về Hosting
- Top 6 tiêu chí đặt tên miền
- Hướng dẫn cài đặt tên miền riêng cho Blogspot của Google
- Hướng Dẫn Sử Dụng DNS Free ( DNS trung gian)
- Hướng dẫn tạo Domain và Hosting miễn phí
- Sửa lỗi không vào được webblog khi không gõ www
Tùy biến mẫu - Blogger Template
Phần này bao gồm các bài viết chi tiết hướng dẫn bạn tuỳ biến mẫu Blogger. Riêng với phần này được chia thành 5 phần riêng biệt để bạn tiện tham khảo.Tuỳ biến chung/Layout tổng quát
Các link liên kết tới các bài viết hướng dẫn tuỳ biến tổng quát đối với Blogger.- Tạo Icons link "Top of Page" - Về đầu trang cho Blogger
- Hướng dẫn upload mẫu XML blogger.
- Để lại "Nhận xét" với định dạng Name/URL
- Hướng dẫn "thiết kế" mẫu Blogger
- Tạo 'Read More' (đọc tiếp) một cách tự động - Hỗ trợ ảnh thumbnail
- Thủ Thuật Mới Giúp Che Dấu Affiliate Link Hoàn Toàn
- Tuỳ chỉnh style cho các Search form
Header/Tiêu đề chính
Các thủ thuật hướng dẫn bạn tuỳ biến và phát triển Tiêu đề trong mẫu Blogger.Bài viết
Các link bài viết hướng dẫn chi tiết về phần bài viết (Post) bao gồm cả phần nhận xét - comments và phần chân bài viết (post-footer).- Tạo vùng hiển thị đoạn Text, code
- Chèn khung Comment ngay dưới bài viết với Blogspot
- Tạo Related Posts / Articles cho Blogspot Blogs
- Cách tạo "Các bài liên quan" chuyên nghiệp
- Bản sửa lỗi widget – Các bài liên quan
- Thủ thuật đánh số cho “Comment”
- Thủ thuật thêm lựa chọn trong Comment as
- IntenseDebate: Hệ thống comment mới chuyên nghiệp
- Post hình ảnh và Youtube vào comment của blogspot
- Hướng dẫn tuỳ biến khối trích dẫn "block quotes" trong blogspot
- Thủ thuật tuỳ biến chân trang blog: Older Posts, Home, Newer Posts
- Thêm Một Công Cụ Đặt Quảng Cáo Vào Bài Viết Hiệu Quả - SmartAds
- Hướng dẫn tuỳ biến khối trích dẫn "block quotes" trong blogspot
- Hướng dẫn cách tạo phong cách báo chí trong bài viết của Blogspot
- Thêm tiện ích Danh mục số trang - Page cho Blogspot
- Thêm tiện ích Danh mục trang blog - Phiên bản 2
- Thêm hình ảnh Icon ở Trước hoặc sau tiêu đề bài viết
- Chèn một đoạn văn bản cuối bài đăng
- Tuỳ chỉnh đoạn thông báo số lượng comment
- Hướng dẫn điều chỉnh độ rộng khung comment
Thanh bên Sidebar(s)
Các bài thủ thuật về thanh bên Blog - sidebar(s)Footer
Thủ thuật về chân trang Blog, hướng dẫn bạn tuỳ biến footer.Nguồn cấp dữ liệu Feeds
Các thủ thuật liên quan đến nguồn cấp dữ liệu feeds.Hình ảnh, biểu tượng và Badges
Thủ thuật liên quan đến hình ảnh, Icons và Badget trong blogger, giúp bạn tùy biến mẫu blogger của mình hoàn thiện hơn.- Tạo tập ảnh Flickr dạng Flash Blogumus
- Thủ thuật cho hiện Emoticon trên Blogger
- Chèn Biểu tượng cảm xúc - emoticon cho bài viết trong Blogspot
- Chèn biểu tượng cảm xúc Emoticon của Yahoo vào phần Comment trong Blogspot
- Tạo Icons link "Top of Page" - Về đầu trang cho Blogger
- Thủ thuật chèn ảnh trong blog
- Hướng dẫn chèn File audio, video vào blog
- Tạo ảnh chuyển động cho blog
- Tạo hiệu ứng hover cho hình ảnh sinh động
- Thêm Emotions vào form comment của BlogSpot
Nhãn Labels, Thư mục và thẻ Tags
Phần này gồm các bài viết liên quan tới Nhãn, Mục và thẻ lệnh (labels, categories và tags) trong Blogger.- Tạo trình Menu thả xuống
- Hướng dẫn làm Danh mục Label dạng Drop down menu
- Thay đổi độ rộng Bảng lưu trữ
- Xoá số đếm bài trong Label widget
- Tạo Tag Cloud (Label) Dạng Flash Trên Blogspot
- Thủ thuật loại bỏ dòng “…show all post”
- Thủ thuật hiển thị tiêu đề bài viết trong trang Label và Archive
- Tạo Menu Multi-Level Drop Down cho Blogspot
- Tạo Menu Multi column-Level nhiều cột thả xuống
- Thủ thuật tạo Tag/Label Cloud cho Blogger
- Tạo thanh trạng thái "breadcrumb" cho Blogger
- Tạo menu trượt - Sliding Side cho blogger
Kiếm tiền với Blog
Bao gồm các bà viết hường dẫn bạn thực hiện các thủ thủ thuật nhằm kiếm tiền với webblog của mình.- Hướng dẫn tạo quảng cáo chodientu cho Blogger
- Thủ thuật chèn mã quảng cáo vào blogger
- Kiểm tra thu nhập Adsense trong Blogger Dashboard
- Các lưu ý về khi tham gia kiếm tiền với Adnet
Tài nguyên Bloggers
Các tài nguyên trên mạng giúp bạn thực hiện các thủ thuật với blogger.- Viết Blog offline với WLW
- Thiết kế Logo chuyên nghiệp với AAA.Logo
- 5 phần mềm làm ảnh đẹp
- 10 công cụ biên tập ảnh online khi không có Photoshop
- 15 trang web giúp bạn thiết kế web 2.0 nhanh hơn
- Giới thiệu sơ bộ về Twitter
- 10 phụ kiện giúp Twitter “chạy tốt” trên Firefox
- Viết blog offline với WLWriter Portable 2.0
SEO và Traffic Blog
Phần này gồm các bài viết thảo luận về Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và lượng truy cập blog.- Quảng bá blog cùng Vietkicks
- Hướng dẫn thủ thuật về VietKicks
- Chia sẻ, quảng bá Blog của bạn với LinkHay
- Thủ thuật để tăng Ranking và lưu lượng truy cập - Traffic Blog
- Hướng dẫn cơ bản về dịch vụ Alexa Web
- Kiểm soát mức độ web traffic
- Công bố sách hướng dẫn thủ thuật tối ưu hoá SEO của Google
- Kiến thức cơ bản về Google Rank
- Hướng dẫn cài Google Analytics cho Blogger
- Các nguyên tắc tối ưu SEO - Traffic
- Thủ thuật hiển thị tên bài viết trước tiêu đề blog để tăng lượng traffic
- Sitemap là gì?
- Tìm hiểu cách tạo ra sitemap
- Sitemap.xml và việc quảng bá website của bạn
- Social bookmarking Việt nam Chia sẻ thông tin, kết nối cộng đồng
Widgets và Add-Ons
Phần này gồm các bài viết về các tiện ích widgets và các thành phần bổ trợ and add-ons được sử dụng cho Blogger.- Tạo Webblog đa ngôn ngữ
- Widget Dịch tự động cho Blogger
- Cài đặt Google Translate với biểu tượng cờ các quốc gia
- Công cụ tán gẫu trên Blog
- Hướng dẫn tạo Shoutbox để chat trực tiếp với khách thăm blog
- Công cụ hiển thị khách thăm Blog
- Thêm widget "Top Commet" vào Blogspot
- Thêm tiện ích "Thống kê - Statistics" cho blogger/blogspot
- Tạo Lưu trữ Archive dạng Calendar
- Tạo widget “Bài Viết mới” cho blogger
- Widget bảng nội dung 5 tab cho Blogger
- Hướng dẫn tạo widget “Recent comment" – Nhận xét mới
- Hướng dẫn thủ thuật thêm Nhận xét mới - "Recent comments" widget vào blogger
- Tạo tiện ích “Bài viết ngẫu nhiên – Random Post”
- Chèn widget Snap Shots xem trước hiển thị weblog”
- Tạo Công cụ tìm kiếm – Search Engine trong Blogspot
- Hướng dẫn tạo các widget từ Widgeo.net cho Blogger
Tham khảo thêm cho nhức đầu chơi!
Danh sách thủ thuật blog đăng trên Vnblognet
Danh sách thủ thuật blog đăng trên FD
Các bài liên quan:
- Những cách tìm lại bài đã đăng trong blog
- Video hướng dẫn tạo blog
- Tuỳ chọn trong Trình thiết kế Mẫu cho Blogger
- Blog Trương Duy Nhất đã tái xuất giang hồ
- Cách đưa mẫu (template) mới lên blogger
- Một số trang web hổ trợ thiết kế blog
- Công cụ tạo bài mới hay nhận xét mới nhất
- "Công nghệ chôm chỉa cóp dán" - nhanh như chớp!
- BLOGGER VIẾT BLOG
- Những cách tìm lại bài đã đăng trong blog
- ♥ Tổng hợp các thủ thuật làm đẹp entry của bạn ♥
- Bài viết liên quan cho Blogger - Related posts (new)
- Phải chăng dịch vụ Blogger đang bị lỗi - Không thể chỉnh sửa Phần tử trang
- Các cách chèn trích dẫn cùng liên kết (links) vào bài viết
- Tạo phân trang cho trang chính & nhãn blog
- Chèn ảnh flash có chữ vào blog
- Tuỳ chọn trong Trình thiết kế Mẫu cho Blogger
- Chèn mã để click vào link, sẽ mở cửa sổ khác (ra ngoài trang đang xem)
Những cách tìm lại bài đã đăng trong blog
Những cách tìm lại bài đã đăng trong blog
10 Cách truy cập bất kì trang Web bị chặn nào
10 Cách truy cập bất kì trang Web bị chặn nào
1/ Sử dụng các proxy/socks: để tìm được các proxy/socks, bạn có thể truy cập vào một số trang proxy miễn phí như http://sockslist.net/, http://www.checker.freeproxy.ru/checker/last_checked_proxies.
- Firefox: Tools > Options > Advanced >Networks > Settings > Manual Proxy Configurations > Socks Host.- Internet Explorer: Tools > Internet Settings > Connections > Lan Settings > Use a ProxyServer for you LAN.- Chrome: Options > Under the Hood > Change Proxy Settings > Connections > Lan Settings > Use a Proxy Server for you LAN.
4/ Dùng trang web: hiện trên mạng có nhiều trang web để bạn làm việc này. Tiêu biểu có 2 website là HideMyAss và DeFilter. Chỉ cần truy cập vào, gõ địa chỉ trang web vào khung rồi bấm Enter.
5/ Dùng trang dịch: sử dụng các trang web dịch thuật như
6/ Sử dụng Opera Tor: OperaTor là trình duyệt dựa trên Opera nhưng có thêm tính năng tự tìm và sử dụng các proxy, nhờ vậy bạn có thể truy cập vào bất cứ trang web bị chặn nào. Khi truy cập, bạn có thể gặp phải ngôn ngữ lạ do Opera dùng proxy của nước đó, bạn kéo trang web xuống để chọn lại tiếng Anh. Tải OperaTor.
7/ Dùng Open DNS: Open DNS là một DNS Server trung gian, bổ sung thêm các bộ lọc web và giúp bạn tăng cường tốc độ lướt web. Ngoài ra, nhờ qua DNS trung gian này nên bạn sẽ không còn bị chặn nữa. Để sử dụng các máy chủ OpenDNS, bạn sẽ phải thay đổi một chút trong thiết lập máy tính. Nếu đang sử dụng
Trong danh sách cuộn xuống, bạn hãy chọn Internet Protocol (TCP/IP) và kích vào Properties. Trong phần phía dưới của cửa sổ mới xuất hiện, chọn "Use the following DNS
8/ Dùng Opera 10: Opera 10 có tính năng Turbo Mode, truy cập gián tiếp qua server của Opera nên bạn sẽ không bị chặn.
9/ Chỉnh Sửa File Host: đầu tiên bạn tìm tập tin tên hosts tại: \windows\system32\drivers\etc, mở lên bằng notepad rồi thêm vào các dòng sau đây ở cuối cùng:
69.63.187.17 facebook.com
69.63.181.22 login.facebook.com
69.63.186.12 apps.facebook.com
69.63.187.17 www.facebook.com
69.63.181.22 www.login.facebook.com
69.63.186.12 www.apps.facebook.com
Lưu Nhật Nam - http//www.namln.com
Password default: www.namln.com
Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011
Hàn Quốc ngày nay
Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Trong những tuần giáp Tết, người Hàn nhất là các bạn trẻ thường đã trao đổi bưu thiếp cho nhau để cảm ơn về những quan hệ đã có trong năm cũ và cầu chúc nhau một năm mới hạnh phúc đang đến.
Vào ngày Tết, hầu hết mọi người đều về quê cùng chia sẻ niềm vui đón năm mới với những người thân và dòng họ.
Ngày mùng 1 Tết tiếng Hàn gọi là Sollal có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất.
Nếu như Nhật Bản có Kimono, thì Hanbok là biểu tượng trang phục truyền thống của người Hàn Quốc.Trải qua thời gian dài tồn tại, Hanbok rất đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như cách may phù hợp với từng mùa và vị trí của người mặc. Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở cái đẹp của sự đơn giản của các motif trang trí trên áo và ở váy cũng như sự hài hòa về đường nét và màu sắc. Hanbok thường được người Hàn Quốc mặc vào các lễ tết hoặc các ngày lễ kỷ niệm với các phụ kiện đi kèm không thể thiếu là trâm cài đầu và hoa tai. Thật không khó để tưởng tượng sự quý phái như thế nào khi khoác trên mình bộ đồ Hanbok.Không chỉ người già hay mặc Hanbok mà cũng rất nhiều cô gái trẻ cũng hay mặc ta không chỉ có thể gặp được ở các nơi trang trọng lễ hội hay đón tiếp khách mà con có thể gặp rất nhiều người mặc trang phục này trên tàu hoả trên tàu điện ngầm đôi khi cả trên xe buýt.Nhưng đôi khi tôi cũng thấy đây là trang phục cầu kỳ và bất tiện trong đi lại phù hợp với người già hơn là lớp trẻ năng động nhưng truyền thống tổ tiên thì cần phaỉ lưu giữ.
Ngày nay với sự phát triển theo nhiều xu hướng thời trang của cuộc sống Hanbok không còn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên không vì thế mà hình ảnh Hanbok giảm đi giá trị văn hóa của mình. Hàng năm tại Hàn Quốc luôn diễn ra cuộc thi thiết kế các mẫu mới cho trang phục Hanbok. Qua cuộc thi đã có rất nhiều mẫu trang phục Hanbok mới được thiết kế. Ban tổ chức hy vọng qua cuộc thi giới trẻ sẽ có nhiều cảm nhận hơn về trang phục truyền thống của dân tộc
Một tục lệ không thể thiếu được trong ngày tết là tục bái tổ tiên (차례- charye hay 제사- chaesa) vào sáng ngày mồng một. Để chuẩn bị cho lễ này, phải làm nhiều loại thức ăn ngon, bánh ngọt, rượu và trái cây. Mọi thứ được bày biện trang nghiêm trên bàn thờ rồi mọi người sẽ tập trung để khấn nguyện tổ tiên, cầu cho một năm mới được nhiều phúc lành. Cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.Trẻ em trong những bồ quần áo truyền thống sặc sỡ sẽ cúi lạy ông bà cha mẹ và nói những lời chúc Tết. Tục này gọi là (새배 - sebae), sau khi saebe trẻ em sẽ được cho tiền lì xì (새뱃돈 - sebaekton). Và những người lớn cũng nói với nhau những câu chúc tụng may mắn (덕담 - tokdam). Lời chúc Tết phổ biến nhất là "새해 복 많이 받으십시오- sae he bôk man nhi bat tư sip si o" có nghĩa là "chúc một năm mới được nhiều phúc lành".
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Hàn phức tạp chứ không đơn giản như thắp hương khấn bái như ở ta. Vào sáng mùng một Tết Nguyên Đán, sau khi làm lễ cúng và ăn cơm cúng xong, tất thảy con cháu trong gia đình người Hàn sẽ cùng quỳ gối, chắp hai tay lên trán và cúi rạp người xuống đất làm lễ bái trước ông bà cha mẹ. Sau đó họ sẽ đến thăm nhà những người thân trong gia đình, làm lễ bái trước những người lớn tuổi và sau đó nhận tiền mừng tuổi.Cũng vậy, khi có khách lớn tuổi đến nhà chơi, con cháu trong nhà cũng phải làm lễ bái chào và được nhận tiền mừng tuổi.
Tết Nguyên đán của VN và Hàn Quốc đều xoay quanh trọng tâm là lễ tạ tổ tiên, ông bà. Song khác với ngày Tết ở Hàn Quốc, Tết Nguyên Đán VN bắt đầu với những nghi thức kính cẩn nhằm xá hết mọi tội lỗi của năm trước. Có thể thấy ngay một điều là số lần làm lễ cúng của người Việt nhiều hơn hẳn so với người Hàn Quốc, vì người Hàn chỉ làm lễ cúng đúng một lần. Còn người Việt Nam có Lễ tất niên chiều 30, Lễ giao thừa. Nhưng nhìn vào số lần cúng lễ như vậy có thể thấy được thái độ trang trọng của người Việt khi đón Tết Nguyên Đán, tựa hồ như không khí nghiêm trang đón chờ tia sáng đầu tiên buổi ban sơ vậy. Ngược lại, đặc trưng của ngày Tết Hàn Quốc là có nhiều trò chơi dân gian hơn Tết VN.Các trò chơi dân gian thì có: đi goòng, đánh cù, ném lao, nhảy dây.đốt cây nêu , cưỡi ngựa,bập bênh
Thả diều,(jisin balki) Đạp lên thần đất: v.v.
Nhìn họ vui chơi những ngày này những người tha phương như tôi mới cảm thấy mình nghèo nàn đến cùng cực, bơ vơ đến buốt nhức. Giữa lúc đó tôi mới cảm nhận sâu sắc về Quê hương là cái gia tài duy nhất còn lại của mỗi người con xa xứ.
Đối với người Hàn Quốc, những bữa cơm gia đình ngày đầu năm là một cái gì đó thiêng liêng và cao quý đây là bữa ăn của sự ấm áp của tình đoàn viên, đây là thời điểm mọi người kể cho nhau nghe những mẫu chuyện cười và cùng nhau dùng cơm ngon miệng. đây chính là sợi dây liên kết những thành viên trong gia đình lại với nhau.
Một món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết là cũng như trong các dịp Lế của người Hàn Quốc là bánh Ttok(떡) đây là một loại bánh làm bằng bột gạo hoặc bột nếp, có nhiều loại với tên gọi và hình dạng màu sắc khác nhau. Trong dịp Tết món ăn tiêu biểu nhất là Ttok-kuk (떡국-đó là món xúp nấu với những lát bánh gạo màu trắng thái mỏng hình bầu dục. Ăn bát xúp Ttok-kuk là chứng tỏ được bước sang một tuổi mới. Ở bàn bàn thờ trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.Trong những ngày tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.
Những ngày Tết quây quần bên nhau người Hàn Quồc thường chơi một trò chơi truyền thống có tên là Yutnôri (윷놀이).Là trò chơi đặt 29 thanh yut tròn lên bàn yut và người thắng là người đi lần lượt cả 4 ngựa trước. Trò chơi được tiến hành tính theo con số cuối cùng khi tung thanh yut, từng con trong số 4 con ngựa hoặc trong số đó chồng lên nhau, nếu đội nào mà có cả 4 con ngựa về điểm đích trước đối phương thì đội đó thắng. Khi này ngựa sẽ tiến trên bàn yut nhưng sẽ có những quy tắc và đường đi tắt, và có những đường vòng và những con số nên phải dùng đầu thật linh hoạt và phải xây dựng nhiều phạm vi tác chiến. Nếu ăn được ngựa của đối phương thì có thể tiếp tục tung yut một lần nữa.
Sau do mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân.
Hangeul - Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc
Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon - vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này. Nhưng có lẽ vì đơn giản quá mà tiếng Hàn tuy có lối chữ tượng hình viết riêng biệt nhưng ngôn từ lại vay mượn rất nhiều ở tiếng hán và tiếng anh.Trên các tàu điện ngầm tàu hoả hay bến xe Hàn quốc đều sử dụng song song với tiếng anh đôi khi cẳ tiếng Hoa.Vì cách phát âm theo lối tượng hình nên người Hàn Quốc phát âm chuẩn tiếng Anh là rất khó khăn tuy ngôn ngữ này có sử dụng khác phổ biến tại HQ.
Hàn Quốc ngày nay là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 11 trên thế giới đứng thứ 4 ở chân Á.Nhưng nếu bạn nghĩ những người già ở HQ nhàn hạ hơn người VN ta thì bạn đã nhầm to.Tuy là nc phát triển khá cao tương đối giàu có nhưng hầu như người HQ ko mấy khi thuê osin giúp việc tại nhà trừ những gia đình thật giàu có .Điều này khá phổ biến ở người Hoa và người VN chúng ta dù gia đình không dc khá giả cho lắm.Người già cẳ ở HQ rất dc tôn trọng khi ta đi trên tàu điện ngầm bao giờ cũng có ghế dành riêng cho người già và ng tàn tật,họ được miễn phí trên 1 số phương tiện công cộng.Ngay cẳ khi hút thuốc lá trước mặt người lớn tuổi thanh niên cũng phải thay đổi kiểu hút nếu ko muốn bị mắng là vô lễ.Nhưng có thể nói ng HQ sống rất thực dụng theo kiểu tư bản tuy vẫn giữ dc nhiều nét văn hoá dân tộc.Nên ng cao tuổi ở HQ sống rất cô đơn và rất ít khi sống cùng con cái niềm vui của người già là những công việc làm vườn và các thú nuôi trong nhà.Người cao tuổi sẽ có cuộc sống rất khó khăn nếu lúc trẻ không tích kiệm dc tiền cho cuộc sống sau này vì con cái người HQ hầu như ko mấy khi nuôi cha mẹ lúc về già.Và bố mẹ cũng rất ít khi nuôi con cái quá tuổi trưởng thành nên có thể nói ng HQ có cuộc sống tự lập khác cao.Nếu bạn đến HQ có gặp các cụ già ngoài 70 tuổi vẫn làm việc tại các công ty nhỏ thì cũng không nên quá ngạc nhiên .Hay nếu bạn đi trên tàu điện ngầm mà gạp những người già đi bán từng cái kẹo .cái bánh hay bắp ngô hay đi xin ở các bến tàu ,hay trên tàu cũng là chuyện thường.Nhưng điều này tuyệt nhiên ko sảy ra ở các trẻ em dưới vị thành niên dưới độ tuổi lao động theo tôi đây có lẽ là họ biết chăm sóc cho thế hệ tương lai .Điều này gần như ngược lại với VN chúng ta.
Điều mà tôi ngưỡng mộ ở đất nc này nhất ko phải là hệ thống giao tông hiện đại .những ngôi nhà cao tầng hay mức thu nhập cao gấp 10 lần VN mà là cách họ dạy bảo thanh thiếu niên.Nếu các bạn đã sống ở đây nhiều năm xin hỏi thử các bạn đã bao giờ gặp học sinh phổ thông có thể hiên ngang cầm trai rượu đi ngoài đường ,hay hút thuốc lá nghênh ngang trên phố chưa.Đã bao giờ bạn gặp các học sinh này tại các vũ trường hay quán ba thậm chí cẳ hát karaoke mà ko bị cảnh sát hỏi thăm.Và chúng ta hãy nhìn thử lại thế hệ 8x,9x của nc ta ngày nay như thế nào phải chăng vì nghèo đói lạc hậu mà lại để thế hệ tương lai như vậy.Hay chính những người lớn là những tấm gương cho các em noi theo.Nên đôi khi tôi cảm thấy những lệnh cấm đoán trong luật pháp của nc ta có gì đó rất hài ước khi người hiểu luật thường là những người phạm luật nhiều nhất.Vậy thì có thể dạy dỗ tầng lớp trẻ nghe theo hay sao.Kinh tế của nc ta nghèo mà sự ăn chơi sa đoạ thì lại ko kém ai bao giờ thì làm sao mà có thể đưa đất nc đi lên được đừng nói là theo kịp HQ mà bắt kịp Thái Lan .indô cũng còn xa vời lắm.
Nhiều người thường nguỵ biện cho rằng trong chiến tranh VN nhờ đánh thuê cho Mĩ mà nền kinh tế HQ đi lên dc.Nhưng tôi cho rằng chính là tính kỷ luật quân sự mà HQ đã đưa vào áp dụng được cho thanh thiếu niên ví tất cẳ nam thanh niên HQ đều phải nhập ngũ.Cùng chính sách nuôi quân một cách khôn ngoan mà dù HQ là nc luôn có nguy cơ chiến tranh xảy ra mà không phải chi phí cho quân sự một cách quá lớn như nhiều nc khác mà vẫn giữ được đội quân thường trực khá lớn khoang 800000 trên dân số 20triệu.Cùng với chính sách kinh tế hướng xuất khẩu làm chủ đạo mà kinh tế của họ phát triển như ngày nay.
MTPHD SEOUL 2011/1
Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011
Bạn biết gì về ngày tết tại Hàn Quốc
Bạn biết gì về ngày tết tại Hàn Quốc---^^---???
Sunday, 11. January 2009, 10:13
+) Việt Nam 12 con giáp gồm có:
Tí (chuột)
Sửu (Trâu)
Dần (Hổ)
Mão/Mẹo (Mèo)
Thìn/Thần (Rồng)
Tỵ (Rắn)
Ngọ (Ngựa)
Mùi (Dê)
Thân (Khỉ)
Dậu (Gà)
Tuất (Chó)
Hợi (Lợn)
+) Hàn Quốc 12 con giáp gồm có:
Tí (chuột)
Sửu (Trâu)
Dần (Hổ)
Mão/Mẹo (Thỏ)
Thìn/Thần (Rồng)
Tỵ (Rắnn)
Ngọ (Ngựa)
Mùi (Dê)
Thân (Khỉ)
Dậu (Gà)
Tuất (Chó)
Hợi (Lợn)
Những con giáp khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc:
Việt Nam : Mão - Mèo
Hàn Quốc : Mão - Thỏ
Ta biết Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 11 trên thế giới và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây trong đời sống văn hoá, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn. Đó là Tết Âm Lịch. Và người Hàn Quốc gọi ngày Tết Âm Lịch là ngày Tết âm lịch cổ truyền hay còn gọi là ngày tết cổ truyền dân tộc.
Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc theo tiếng Hàn gọi là Seol thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch, tuỳ theo từng năm có thể là ngày 29/12 năm cũ âm lịch ( nếu là năm thiếu) và là ngày 30/12 (nếu là năm đủ).Day là đại lễ quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi là WonDan theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán. Cũng như Việt Nam, mặc dù chính thức năm mới và cũng là bắt đầu vào Tết được tính từ thời khắc giao thừa song trên thực tế không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm âm. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Theo quy định chung của Nhà nước thì các công sở của Hàn Quốc thường đóng cửa, cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 29 (hoặc 30) của tháng 12 âm lịch năm cũ cho đến hết ngày mùng 2 Tết.
Trong những tuần giáp Tết, người Hàn nhất là các bạn trẻ thường đã trao đổi bưu thiếp cho nhau để cảm ơn về những quan hệ đã có trong năm cũ và cầu chúc nhau một năm mới hạnh phúc đang đến.
Vào ngày Tết, hầu hết mọi người đều về quê cùng chia sẻ niềm vui đón năm mới với những người thân và dòng họ.
Ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, tiếng Hàn gọi là Sollal có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất. Một tục lệ không thể thiếu được là tục bái tổ tiên (차례- charye hay 제사- chaesa) vào sáng ngày mồng một. Để chuẩn bị cho lễ này, phải làm nhiều loại thức ăn ngon, bánh ngọt, rượu và trái cây. Mọi thứ được bày biện trang nghiêm trên bàn thờ rồi mọi người sẽ tập trung để khấn nguyện tổ tiên, cầu cho một năm mới được nhiều phúc lành. Cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.Trẻ em trong những bồ quần áo truyền thống sặc sỡ sẽ cúi lạy ông bà cha mẹ và nói những lời chúc Tết. Tục này gọi là (새배 - sebae), sau khi saebe trẻ em sẽ được cho tiền lì xì (새뱃돈 - sebaekton). Và những người lớn cũng nói với nhau những câu chúc tụng may mắn (덕담 - tokdam). Lời chúc Tết phổ biến nhất là "새해 복 많이 받으십시오- sae he bôk man nhi bat tư sip si o" có nghĩa là "chúc một năm mới được nhiều phúc lành".
Một món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết là cũng như trong các dịp Lế của người Hàn Quốc là Ttok(떡) đây là một loại bánh làm bằng bột gạo hoặc bột nếp, có nhiều loại với tên gọi và hình dạng màu sắc khác nhau. Trong dịp Tết món ăn tiêu biểu nhất là Ttok-kuk (떡국-đó là món xúp nấu với những lát bánh gạo màu trắng thái mỏng hình bầu dục. Ăn bát xúp Ttok-kuk là chứng tỏ được bước sang một tuổi mới. O ban tho trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Những ngày Tết quây quần bên nhau người Hàn Quồc thường chơi một trò chơi truyền thống có tên là Yutnôri (윷놀이). Sau do mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân.
Trong những ngày tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.
Các Trò Chơi Dân Gian Trong Ngày Tết Của Người Hàn Quốc
Cũng giống như Trung Quốc và Việt Nam, người dân Hàn Quốc cũng ăn Tết Âm lịch. Tết Âm lịch của người Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 30 Tết và kéo dài đến hết ngày mùng 2 Tết. Trong những ngày này, người dân Hàn Quốc trở về quê hương vui Tết cùng với gia đình. Phóng viên của TTHQ đã ghi lại những hình ảnh vui chơi ngày Tết của người dân Hàn Quốc tại cố cung Gyeongbokgung và Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc (한국 민속촌) - hai trong số những bảo tàng dân tộc lớn nhất ở Hàn Quốc.
Trong những ngày Tết, người dân Hàn Quốc, sau khi đi thăm và chúc Tết họ hàng, thường cùng nhau đến các tụ điểm văn hóa để thưởng thức không khí ngày Tết cổ truyền.
Cố cung Gyeongbokgung ở thủ đô Seoul với Bảo tàng Dân tộc, và Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc (Korea Folk Village) ở thành phố Yongin thuộc tỉnh Gyeonggi-do là hai trong số những điểm đến được các gia đình người Hàn Quốc ưu tiên nhất. Tại đây bạn được tham gia không khí của ngày Tết truyền thống thực sự với các trò chơi dân gian như đánh cù, nhảy dây, bập bênh, ném lao hoặc đu dây... thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh Injeolmi (인절미), bỏng ngô hoặc kẹo bột... và tham gia các lễ hội như lễ hội làm bánh, lễ hội đốt cây nêu... Tất cả đều miễn phí.
1. Cố cung Gyeongbokgung ở thủ đô Seoul:
Hầu hết những trò chơi, những lễ hội văn hóa ở Gyeongbokgung diễn ra trong những ngày Tết đều dành cho trẻ em, mặc dù vậy, cha mẹ các em và các đôi nam thanh nữ tú đều có thể tham gia vui vẻ. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được tham quan miễn phí Bảo tàng Dân tộc bên trong Cố cung,
Các hoạt động văn hóa bên ngoài khu vực Bảo tàng Dân tộc bao gồm: làm diều, trang trí mặt nạ hổ bằng giấy, trang trí hộp, làm sáo trúc, uống trà, thưởng thức kẹo bột và bỏng ngô.
Các trò chơi dân gian thì có: đi goòng, đánh cù, ném lao, nhảy dây.
Trẻ em được bố mẹ diện cho những bộ Hanbok truyền thống
Bố làm diều giúp bé
Mẹ và bé cùng nhau trang trí mặt nạ ông Hổ
Cùng làm sáo trúc
Thưởng thức trà theo phong tục truyền thống của Hàn Quốc
Cả gia đình cùng chơi
Đánh cù
Xếp hàng chờ lấy bỏng ngô
Hai bà cháu cùng vui Tết
Khác với Bảo tàng Dân tộc ở thủ đô Seoul, Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc ở thành phố Yongin có nhiều hoạt động cho cả người lớn và trẻ em. Trong những ngày Tết, không chỉ có các gia đình người Hàn Quốc mà còn có rất đông khách du lịch từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ... cũng đến tham gia vui chơi.
Nổi bật trong số các trò chơi và lễ hội ở Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc là Lễ hội làm bánh Injeolmi (인절미), biểu diễn đua ngựa và Lễ đốt cây nêu. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian khác mà các gia đình có thể cùng nhau vui chơi, như: bập bênh, ném lao, nhảy dây... Cùng với nhiều hoạt động sẵn có của Bảo tàng khiến du khách luôn cảm thấy hào hứng.
Làm bánh Injeolmi (인절미)
Cắt bánh để phát cho người tham dự lễ hội
Hào hứng xếp hàng chờ tới lượt được thưởng thức bánh
Những chiếc bánh và những vị khách cuối cùng
Các nghệ sĩ đang chuẩn bị cho Lễ đốt cây nêu
Làm lễ trước khi đốt cây nêu
Cây nêu ngày Tết được làm từ thông và tre
Xay lúa, giã gạo
Trò chơi cưỡi ngựa được rất đông khán giả hưởng ứng
Trò chơi nhảy dây. Mỗi gia đình một sợi dây thừng để cùng chơi
Trò chơi bập bênh
20 Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc
20 Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc Áo hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài "china" và một áo vét theo kiểu bôlêrô "Jeogori". Áo của đàn ông gồm có một áo khoác ngắn "Jeogori" và quần "baji". Cả hai bộ hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự gọi là "durumagi" . Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc Hanbok vào các dịp lễ tết hoặc các lễ kỉ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.
Kimchi và Bulgogi - Thực phẩm có lợi cho sức khỏe Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc và kimchi- món rau cải thảo muối có vị cay. Bulgogi được làm từ bất kì loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt lợn là loại thịt thường được dùng nhiều nhất.Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của món của bulgogi cũng như kimchi. Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải. Kimchi cung cấp ít calo và cholesterol nhng lại giàu chất xơ. Kimchi thậm chí còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thờng nói rằng "ăn kimchi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ ".
Hangeul - Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon - vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.
Jongmyo Jeryeak - Nhạc tế lễ Jongmyo Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của thángNăm trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi, hoàng tộc thười Joseon (13921910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm Seoul. Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.
Talchum - Mặt nạ và múa mặt nạ Mặt nạ, thường được gọi là "tal" trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng của các loại mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu, vì "talchum " - loại hình múa mặt nạ -thường được biểu diễn vào đêm dưới ánh sáng của các đống lửa. Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong nhân dân thời kỳ Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các nghệ sĩ diễn viên và khán giả cùng hoà nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.
Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm trồng tại Hàn Quốc với sản phẩm có xuất xứ khác trên thế giới, nhân sâm Hàn Quốc được đặt tên là "Goryeong Ginseng" theo tên triều đại Goryeo - triều đại đã hình thành tên Hàn Quốc trong tiếng Anh là Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh. Nhân sâm là một yếu tố cốt lõi trong Đông y, nhưng người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản hơn là uống trà hay rượu.
Đền Bulguksa và Seokguram Grotto Bulguksa, là một trong những ngôi Đền Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, nằm ở Gyeongju, trước đây là thủ phủ của vương quốc Silla (57 trước CN -935 sau CN). Bulguksa ban đầu là một ngôi đền nhỏ mà nhà vua Beop-heung (514 -540) triều đại Silla đầu tiên sùng tín Phật giáo, đã xây dựng để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương quốc của mình.Kiến trúc hiện nay của ngôi đền có từ năm 751 khi nó được được xây dựng lại. Trước kia, đền gồm có 80 toà nhà, nhiều gấp mười lần số lượng còn lại cho tới bây giờ. Đền nằm trên núi cao, phía sau lưng là Seokguram, động bằng đá nhân tạo được biết đến như là một trong những động đẹp nhất của đạo Phật. Seokguram bao gồm một tiền sảnh hình chữ nhật, và một lễ đường hình tròn với vòm trần nối liền với hành lang cũng xây theo hình chữ nhật. Seokguram và Bulguksa đã được đưa vào danh sách Di sản văn hoá thế giới của UNESCO từ năm 1995
Bán đảo Triều Tiên có hai ngọn núi đẹp là núi Seoraksan ở Hàn Quốc và núi Geumgangsan ở CHDCND Triều Tiên. Seoraksan là rặng núi kéo dài theo hướng nam của núi Geumgangsan, thường được biết đến với tên gọi núi Kim Cương thuộc CHDCND Triều Tiên. Rừng của núi Seoraksan với đỉnh cao nhất là 1708 mét so với mực nước biển, là khu rừng hỗn hợp gồm các loại cây tán rộng với nhiều loại cây xuất xứ từ vùng núi Alpơ và những cây quả hình nón, là nơi cư trú của 939 loài thực vật và 25 loài thú, 90 loài chim, 11 loài bò sát, 9 loài động vật lưỡng cực, 360 loài côn trùng và 40 loài cá nước ngọt.
Người Hàn Quốc thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật. Nghệ sĩ violin Sarah Chang đã ra album đầu tiên khi mới chín tuổi. Một nghệ sĩ violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung Kyung-wha đang giữ danh hiệu một trong những nhạc sĩ đang được chào đón nhất trên sàn diễn quốc tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo Su-mi được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của chỉ huy dàn nhạc Herbert thì chị có giọng hát "trời cho". Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên vì Paik Nam-june, người gốc Hàn Quốc, được mệnh danh là "cha đẻ của nghệ thuật video", đã bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1963, ông trở thành người đầu tiên triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik đã có ảnh hưởng với nghệ thuật đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ thuật, báo chí, công nghệ, văn hoá nhạc pop và những thể loại nghệ thuật mới
Có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây "gayageum" và đàn 6 dây "geomungo", cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 6. Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba nhóm đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samullori Kim Duk-soo rất nổi tiếng trong và ngoài nước vì sự sáng tạo trong kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo.
Dangcheong: Hình trang trí trên các tòa nhà Dangcheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực. Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, dangcheong còn được dùng vào nhữngmục đích thực tế. Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở
Các hoa văn họa tiết thường bắt nguồn từ những chữ viết cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện những nhu cầu tình cảm về môi trường xung quanh con người, sau đó được phát triển thành một hình mẫu trang trí nghệ thuật. Trong số các hoa văn thường thấy được sử dụng một cách truyền thống ở Hàn Quốc có hình con rồng và con phượng hoàng, và "taegeuk" dùng trong quốc kỳ Hàn Quốc Taegeuki, gồm có hai hình đối lập tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hai sức mạnh của vũ trụ, cho tĩnh và động, cho thế yếu và thế mạnh, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ. Ngoài ra còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi, nước, mây, cây thông, con rùa, con hươu, con sếu, và mặt trời.
Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.
Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo
Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ. Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng . Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn mùi xoa nhỏ.
Người Hàn Quốc có truyền thống lâu đời trong nghệ thuật gấp giấy thủ công và cũng đã từ lâu sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để gấp nên những chiếc hộp, chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, giỏ, túi lưới, bình và gạt tàn. Những sản phẩm giấy thủ công khác du khách tham quan thường gặp là đồ văn phòng phẩm, thảm chân, đệm, rèm, bao đựng ống tên, bát mài mực, hộp thuốc súng, giày dép, chậu rửa, ấm trà. Hầu hết các sản phẩm làm từ giấy đều được sơn bóng trên bề mặt làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền đồng thười làm cho chúng có khả năng chống thấm. Loại sơn phủ thường được dùng là hỗn hợp nước quả hồng xanh và hồ gạo và dầu tía tô.
Tranh dân gian gồm những tác phẩm mà thường dân Hàn Quốc thời xa thường dùng để trang trí nhà ở hoặc để thể hiện những mong ước của họ về đời sống hạnh phúc bền lâu. Không giống như những tác phẩm hội hoạ cổ điển cao sang thường tập trung mô tả phong cảnh, hoa và chim, tranh dân gian thường thể hiện những ý tưởng hài hước, đơn giản và ý nghĩ chất phác về cuộc sống bình dân và về thế giới. Tranh dân gian là những sáng tác của các họa sĩ thuộc tầng lớp hạ lưu trong xã hội cũ,nhưng các bức tranh của họ lại được tất cả mọi giai cấp trong xã hội, từ hoàng gia và các đền thờ cho đến nông dân ở những làng quê hẻo lánh trưng bày. Các tác phẩm tranh dân gian thường pha trộn táo bạo, thể hiện phongcách riêng của người hoạ sĩ và sử dụng những gam màu mạnh
Tập quán Sesi bao gồm các nghi lễ được cử hành vào các thời điểm giao mùa trong năm và ngày tết Nguyên Đán. Ví dụ, vào ngày tết năm mới, người Hàn Quốc cất bài vị tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm với các món đồ ăn và uống. Sau nghi lễ này, có lễ "sebae" hay là quỳ lạy những người cao tuổi trong gia đình. Vào đêm ngày 15 tháng Giêng -ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, gọi là "daeboreum", một hình nộm làm bằng rơm sẽ được ném xuống sông. Nhiều nơi trong cả nước đã có tập tục này, nhưng việc chuẩn bị và thưởng thức các món ăn với những loại rau đa dạng theo mùa vẫn được thực hiện ở khắp nơi. Ngày 15-8 âm lịch là ngày lễ Chuseok, một dạng lễ tạ ơn Trời cho vụ mùa bội thu, trong ngày này, mọi người cũng thường đi thăm viếng mộ tổ tiên. Một trong những món ăn đặc biệt được chuẩn bị cho ngày lễ này là "songpyeon", bánh có hình trăng khuyết làm từ bột nếp trong có vừng, đậu xanh hạt dẻ và các loại ngũ cốc khác
Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là "Gwanhongsangje" (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên. Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo. Lễ thành hôn được tổ chức tại gia đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường nghỉ hai hay ba ngày tại gia đình cô dâu trước khi trở về nhà chú rể.Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn Quốc rất cầu kỳ. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn. Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái chết
Những khái niệm cần thiết phía sau nghệ thuật vườn Hàn Quốc là làm cho khung cảnh khu vườn tự nhiên hơn cả chính bản thân nó lúc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vườn trông hoàn toàn giống như một tác phẩm của tự nhiên, đó là nỗ lực rất lớn của các nghệ sĩ. Một trong những cảnh quan được bảo tồn tốt nhất trong các khu vườn thượng uyển là hồ Anapji ở Gyeongju, Gyeongsangbuk-do. Và cũng không có gì có thể so sánh với vẻ đẹp của vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung ở Seoul, rộng 300.000 m2 trên tổng diện tích 405.636 m2 diện tích cung điện. Khu vườn được bố trí nhiều vườn, sảnh, ao sen, cầu đá, bậc tam cấp, máng nước và những dòng suối nhỏ uốn lượn giữa khu rừng cây rậm rạp và tất cả những yếu tố khác của một khu vườn theo truyền thống Hàn Quốc |