Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Hiền Như Ma soeur



Hiền Như Ma soeur

Nguyễn Tất Nhiên

Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Như mua đời phất phơ
Chắc ta gần nhau chưa



Tay ta từng ngón tay
Vuốt tóc em lưng dài
Đôi ta vào quán trưa
Nhắc nhau tình phôi pha

Em mang hồn vô tội
Đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta đầy sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng

Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Đưa em về dưới mưa
Có nhau mà như xưa

Em hiền như Maoseur
Vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta bệnh hoạn
Masoeur này Masoeur

Ta nhờ em ru ta
Hãy ru tên vô đạo
Hãy ru tên khờ khạo
Masoeur này Masoeur

Đưa em về dưới mưa
Chiếc xe lăn dốc già
Đưa em về dưới mưa
Áo em bùn lưa thưa

Đưa em về dưới mưa
Hỡi cô em bé nhỏ
Ôi duyên tình đã qua
Có bao giờ không mưa ?

Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa
Như u tình đã qua
Thấm linh hồn Masoeur

Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn

29-03-2010
Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn


Nhạc và lời : Nguyễn Đình Toàn - Khánh Ly trình bầy
I.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù mịt mùng xa xăm,
Một ngọn đèn trong đêm mờ ám.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù chẳng còn hơi ấm,
Cho lạnh lùng thấm qua lòng anh.

Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Một ngọn đèn trăm năm,
Rồi thả đèn trôi trên dòng sông.

Như tháng giêng trong đêm nguyệt rằm
Người thả đèn trên sóng,
Cầu nguyện cho những ai trầm luân.

Đêm quê hương
Đêm treo trên một cành ngang,
Chôn nhau xong làm dấu nhớ chỗ ai nằm.

Cơn mưa giông
Đêm qua đông trời lạnh lắm,
Gió khắp bốn bể cây rừng.
Núi run hình bóng
Mai rạng đông
Đến lượt ai đem chôn?

Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù tình đời mong manh,
Lòng chẳng còn trong mong gì nữa.

Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Tình còn là tình nhắn,
Chẳng còn đèn sẽ soi ngày không.

Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Để một mình trong đêm,
Anh tưởng nhìn ra em còn hơn.

Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Một ngọn đèn tai biến,
Một ngọn đèn tóc tang dửng dưng.


II.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Bằng lửa sầu tim anh,
Một ngọn đèn lênh đênh ngày tháng.

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù mệt nhoài trông ngóng,
Để nhủ lòng gắn nuôi niềm tin.

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Một ngọn đèn đau thương,
Đã nhạt nhòa hơn hơi tình duyên.

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Bằng nhọc nhằn cay đắng,
Bằng hình hài rã trong trại giam.

Ôi đêm đen
Đêm mang trăm niềm ai oán
Đêm chôn ta từng canh vắng
Đêm âm thầm.
Đêm thê lương
Đêm không mong trời sẽ sáng
Đêm nghe xương rời rã buồn.
Ngón tay bẻ đôi
Như ngày xanh
Gẫy từ em qua anh.

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù lửa tàn trong anh,
Không còn đủ khêu thêm đèn sáng.

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong tăm tối,
Có mộng còn biết nơi tìm sang

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Rồi thả hồn bay lên,
Nơi hẹn hò không tên gặp em.

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong xa vắng,
Em còn được cháy trong lòng anh.

III.
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn
Để dù trong tăm tối,
Ta còn được cháy trong lòng nhau.

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Quê hương là bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam





Quê hương (giao hưởng)

Quê hương là bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam[1][2], do nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác. Được sáng tác trong thời gian Hoàng Việt đi du học tại Bulgaria (1958-1964), tác phẩm bao gồm 4 chương, với nội dung nói về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống quân xâm lược và thống nhất đất nước.

Hoàn cảnh sáng tác

Nhạc sĩ Hoàng Việt (1928-1967) sinh tại Chợ Lớn, từng tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, sau đó tập kết ra Bắc, học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1958, ông được cử sang học tại Nhạc viện Quốc gia Bulgaria ở Sofia[3]. Tại nơi đây, "những ký ức quê hương" và "trách nhiệm của một công dân" đã giúp ông viết nên bản giao hưởng số 1 mang tên Quê hương, được hoàn thành vào năm 1964 với lời đề tặng "Kính dâng Nam bộ trong cuộc chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm"[1]... Tác phẩm đã được biểu diễn trong dịp thi tốt nghiệp Nhạc viện vào năm 1964, lần hai vào cuối năm 1964 và lần ba vào đầu năm 1965 theo chính lời đề nghị của Giám đốc Nhạc viện Sofia. Chính Giám đốc Nhạc viện Sofia đã nhận xét về bản giao hưởng: "Bản giao hưởng của Hoàng Việt không phải là một tác phẩm tốt nghiệp mà thật sự là một tác phẩm lớn của Việt Nam... Đó là một tác phẩm thành công rực rỡ"[2].

Trở về Hà Nội, bản giao hưởng cũng được công diễn vào tháng 3 năm 1965, ít lâu sau đó Hoàng Việt đi vào Nam và qua đời năm 1967. Bản giao hưởng đã đưa ông trở thành một trong những nhạc sĩ đầu tiên đặt nền móng cho âm nhạc giao hưởng Việt Nam[3].

Tác phẩm đã được Dàn nhạc giao hưởng Bulgaria biểu diễn và thu thanh. Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cũng từng biểu diễn tác phẩm nhiều lần[4].
Nội dung

Bản giao hưởng gồm 4 chương, với nhiều hình tượng âm nhạc khác nhau nhưng đều hướng tới một nội dung chung là nói lên cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Tác giả đã sử dụng chất liệu từ những bài hát cách mạng và dân ca để làm chủ đề của tác phẩm, "được phát triển nhuần nhuyễn với những cảm xúc sáng tạo bằng bút pháp khá điêu luyện"[2], tạo nên âm hưởng hào hùng.

Chương I

Chương I diễn tả không khí trong những ngày Cách mạng tháng 8 và Kháng chiến chống Pháp, được viết dưới hình thức sonate.

* Phần mở đầu, chủ đề lấy âm hưởng bài Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước, do kèn cor đảm nhiệm.
* Chủ đề 1, mang tính hành khúc, lấy âm điệu từ bài Lên đàng (Lưu Hữu Phước), do toàn dàn nhạc chơi.
* Chủ đề 2, lấy câu nhạc đầu tiên từ bài Nam bộ kháng chiến (Tạ Thanh Sơn).
* Phần coda của chương 1, có sự kết hợp của Lên đàng và Nam bộ kháng chiến và phần dạo đầu bài Chiến thắng Điện Biên (Đỗ Nhuận), để thể hiện ngày kháng chiến thắng lợi.

Chương II - Andantino Pastorale

Chương II mang tính chất trữ tình, miêu tả quê hương trong những ngày hòa bình lập lại. Được viết dưới hình thức ronto, có cấu trúc A - B - A1 - C - A - D - A - Coda.

* Chủ đề A mang âm hưởng bài Lên ngàn (Hoàng Việt).
* B, C, D là các épisode (đoạn chen), lấy âm điệu lần lượt từ các bài hát Kỵ binh Việt Nam (Lê Yên), Mùa lúa chín (Hoàng Việt), Cây trúc xinh (dân ca quan họ Bắc Ninh) và Quê tôi giải phóng (Văn Chung). Épisode D mang âm hưởng vui vẻ, sôi động.
* Kết thúc chương, tác giả kết hợp âm điệu ba bài Lên ngàn, Quê tôi giải phóng, Mùa lúa chín dưới hình thức phức điệu.

Chương III - Allegro

Chương III là chương nhanh, kịch tính, nhằm miêu tả cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Được viết dưới hình thức sonate, bao gồm 3 chủ đề và hai hình tượng âm nhạc chính:

* Chủ đề 1, mang tính dữ dội, đen tối, với nhiều nốt nhấn nặng nề ở bè trầm và nhiều biến âm, thể hiện hình tượng cái ác.
* Chủ đề 2 biến đổi giai điệu bài Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng). Chủ đề 3 là âm điệu bài Đợi chờ. Hai chủ đề được xây dựng như hình tượng chính nghĩa, đối lập với chủ đề 1[5].

Trong phần phát triển của chương này, âm nhạc mang tính căng thẳng, kịch tính cao độ để thể hiện cuộc chiến tranh một mất một còn, cuối cùng phần tái hiện của chương mang âm hưởng hai bài Lên đàng và Giải phóng miền Nam để biểu hiện sự thắng lợi.
Chương IV - Largo espressivo

Chương IV là chương chậm, mang âm hưởng vui tươi, rộn rã, thể hiện khung cảnh quê hương thanh bình và niềm vui khi đất nước độc lập. Chương này được xây dựng với hình thức 3 đoạn phức cùng phần coda trang trọng, hoành tráng; có sự tham gia của dàn hợp xướng bên cạnh dàn nhạc giao hưởng.
<

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG


Music PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ÂM NHẠC

PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ÂM NHẠC
Nguyễn Mạnh Trinh

Có nhiều người cho rằng thơ phổ nhạc không còn chất thơ nguyên thủy nữa bởi vì nhạc sẽ làm giảm đi cái nét thâm trầm sâu sắc mà thơ phải chuyên chở. Một người chủ trương như vậy là nhà văn Tạ Tỵ. Khi được hỏi về những bài thơ phổ nhạc mà có sự ví von là nhạc chắp cánh cho thơ trong đó có bài “Thương về 5 cửa ô xưa” của ông.


Nhưng có nhiều người thì nghĩ khác. Như nhạc sĩ Anh Bằng, người đã phổ hàng trăm bài thơ thì cho rằng thơ phổ nhạc là một nét đặc thù của văn nghệ Việt Nam. Trong khi nói chuyện với tôi ông đã tỏ ra rất trân trọng những bài thơ phổ nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cho rằng đó là một nhạc sĩ phổ thơ hya nhất của âm nhạc Việt nam.

Riêng với tôi, nghe lại những bản nhạc phổ từ thơ của người ca sĩ chủ chốt của ban hợp ca Thăng Long Hoài Bắc, tôi đã bị lôi cuốn vào một thế giới âm nhạc tuyệt vời. Từ những bài thơ nổi tiếng, nhạc đã mở ra thành những thế giới riêng và cất cao lên những cung bậc ngân nga trong tâm não. Thơ Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây) như có phả vào trong nhạc Pham Đình Chương những nỗi niềm sầu xứ riêng của một người yêu quê hương tha thiết. Thơ Thanh Tâm Tuyền (Lệ đá xanh) những câu thơ tự do trúc trắc lại trở thành những cung bậc mượt mà và hình như trong từng nốt nhạc từng lời ca được chọn lọc trong thơ có một điều gì sẻ chia đồng cảm. Với thi ca, nhạc Phạm Đình Chương là bạn đồng hành.

Và mỗi khi buồn, những bản nhạc tình của Phạm Đình Chương đã làm tôi da diết hơn nỗi đau và nhức buốt thêm nỗi nhớ. Tha thiết, lãng mạn, như nghe Nửa hồn thương đau, nghe “Người đi qua đời tôi”, những lời và nhạc quyện vào nhau. Ngân lên. Réo rắt.
Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với các nhạc sĩ nổi tiếng khác số lượng sáng tác của ông không nhiều lắm nhưng đã có rất nhiều ca khúc đã đi vào cõi bất tử. Nhạc của ông còn có tuổi thọ hơn ông nhiều lần. Những ca khúc đã nổi tiếng đến nỗi thành quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam.
Riêng với cá nhân tôi, mỗi lần nghe lại những bản nhạc như “Sáng Rừng” hay trường ca “Hội Trùng Dương”, tôi lại bồi hồi nhớ đến những ngày xưa lúc mới lên trung học. Ở ngôi trường mà trước đây là chỗ nuôi ngựa của quân đội Nhật sau sửa chữa thành Trung Tâm Học Liệu, nơi chúng tôi đã học hát những bài này với thầy Chung Quân ròng rã những năm đệ thất, đệ lục. Những bài hát đã tạo ấn tượng rất mạnh cho tôi từ ngôn ngữ đến âm điệu. Những bài hát làm tôi yêu mến hơn quê hương đất nước tôi. Tôi nhớ cả lớp tôi chia làm hai bè và những câu hát cứ đuổi theo nhau như lượn sóng ào ạt cuồn cuộn: “… Sóng muôn triền tới sóng xô về tới như muôn tình mới vươn sức người. Bừng giữa đời…” Chúng tôi cứ thế mà hào hứng hát trong cái kích động vô cùng của chuyển khúc nhạc… Thầy Chung Quân, tác giả của ca khúc nổi tiếng “Làng tôi“ thì không hết lời giảng giải với bọn học trò chúng tôi những nét hay ý đẹp của những ca khúc này. Thành ra, tuy tôi chưa gặp mặt bao giờ nhưng lại vô cùng quen thuộc khi nghe nhắc tới tên tuổi của nhà nhạc sĩ Phạm Đình Chương…Hình như trong tiềm thức của tôi, đã có một vóc dáng nhạc sĩ cực kỳ to lớn. Những lờica hằn trong tâm thức và một lúc nào, có chất xúc tác, bùng vỡ cảm xúc như trôi theo suối, theo sông…
Rồi thời gian trôi, tôi lớn lên, vào đại học rồi đi lính, đi tù, rồi vượt biên, rồi lưu lạc xứ người, mãi thời gian khoảng thập niên 80 tôi mới gặp lại ông. Và hình như, cái vóc dáng ngày xưa mà tôi tưởng tượng dường như không sai biệt mấy. Trong một buổi họp mặt văn nghệ ở quán Doanh Doanh của anh chị Thái Tú Hạp, ông hát bản nhạc mới sáng tác phổ từ thơ Du Tử Lê “Đêm nhớ trăng Sài Gòn“ và bản “Hạt bụi nào bay qua “ từ thơ Thái Tú Hạp. Dáng ông cao gầy, nói chuyện có duyên với giọng thật đặc biệt Bắc Kỳ Sơn Tây, mặc dù lúc đó hơi men đã ngấm. Ông hát rất truyền cảm và tạo được những phút giây lắng đọng trước khi chấm dứt làm người nghe ngưng một giây sững sờ trước khi vỗ tay vang dội… Trong tiếng nhạc, có tâm sự tỏ bầy. Trong lời ca, có mênh mông những khung trời quá khứ…
Theo tài liệu của nhạc sĩ Phạm Thành là con ruột ông thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Gia đình ông là một gia đình nghệ sĩ, thân phụ ông đánh đàn tranh rất tuyệt trong khi thân mẫu ông chơi đàn bầu cũng rất hay. Thành ra nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả Nắng Chiều đã rất hữu lý khi phát biểu rằng nhạc của Phạm Đình Chương đã biểu lộ được những tinh túy của âm điệu ngũ cung. Sống trong một gia đình nghệ sĩ “nòi “ như vậy thì hấp thụ được những tinh hoa của nguồn nhạc dân tộc tính là chuyện dĩ nhiên. .
Ông bắt đầu học nhạc lý từ khi còn thơ ấu. Lúc mười bẩy tuổi ông đã sáng tác bản nhạc đầu tay “Ra đi khi trời vừa sáng“ với lời nhạc trong sáng nhịp điệu vui tươi tới bây giờ vẫn còn nhiều người hát. Thí dụ như Đài phát thanh Little Sài Gòn ở Orange County đã dùng làm bản nhạc khởi đầu chương trình “Chào bình minh“ mỗi buổi sáng.
Thời kháng chiến chống Pháp sau năm 1945, cũng như những chàng trai Hà Nội yêu nước, ông gia nhập vào các đoàn văn nghệ lưu động của Liên khu 4 và Liên khu 3. Ông đi đến nhiều nơi: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên... Thời kỳ này, ông sáng tác những bài hát kích động tinh thần yêu nước, chấp nhận những khó khăn, có bóng dáng của chiến tranh nhưng không hận thù chém giết. Như ca khúc “Được Mùa“ âm điệu vui tươi, chứa chan tình cảm với lòng tin tưởng vào tương lai. Trong khi những bản nhạc cùng thời sáng tác như “Ngày Mùa“ của Văn Cao, “Gánh Lúa “ của Phạm Duy, hay “Dân Ca Lúa Vàng“ của Mặc Thy, thì lời ca tiếng nhạc có bóng dáng của chém giết chiến tranh hơn.
Nhà văn Mai Thảo khi còn sinh tiền hay thường kể về những ngày tháng đầy hào hứng của tuổi trẻ của những thanh niên lớp tuổi ông và Phạm Đình Chương, vai đeo bạc đà tay bút tay đàn rộn rã với sinh hoạt văn nghệ thời kỳ toàn dân chống giặc. Nhà văn Tạ Tỵ trong hồi ký viết về các văn nghệ sĩ mà ông quen biết cũng nhắc đến quán cà phê của gia đình Ban Hợp Ca Thăng Long thuở ấy. Vừa lưu diễn vừa sáng tác, tay đàn tay bút, từ đồng nội đến núi rừng, sinh lực tuổi trẻ và tâm tình yêu nước đã thể hiện trong từng ca khúc của Phạm Đình Chương.
Sau chính sách Cải cách Ruộng Đất và những ngày rèn cán chỉnh quân, bộ mặt Cộng sản dần dần ló dạng, ông và gia đình trở về thành và vào Sài Gòn sinh sống. Ơû đây, ông cùng với anh ruột là nhạc sĩ Hoài Trung, chị ruột là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, em ruột là ca sĩ Thái Thanh lập thành Ban Hợp ca Thăng Long. Đôi khi còn tăng cường ca sĩ Khánh Ngọc. Ban hợp ca Thăng Long đã hoạt động liên tục trong một thời gian dài. Có khi trình diễn ở Hà Nội thì đổi tên là Ban Hợp Ca Gió Nam với sự góp mặt của nhạc sĩ Nam Tiến (tức Trần Văn Trạch) Kỷ niệm những ngày lưu diễn này nhạc sĩ Trần Văn Trạch đã nhắc đến và tâm sự nhiều lần trước khi qua đời và coi như một kỷ niệm đẹp trong đời ca hát của người nghệ sĩ lão thành này.
Những ngày ở miền Nam là những ngày sáng tác sung mãn của ông. ‘Ly rượu mừng” bài hát vui tươi tràn dầy mộng ước, là lời chúc rất nhân bản đã trở thành một bài hát mở đầu cho những buổi họp mặt của hầu hết mọi người dòng dã mấy chục năm về sau. Hay “Tiếng dân chài”, theo lời kể của tác giả là một sáng tác từ cảm hứng trên bờ sông Mã khi mục kích sinh hoạt của những người dân chài lưới.
Thời kỳ này Ban Hợp ca Thăng Long nổi tiếng đến nỗi bìa của giai phẩm xuân “Đời Mới” của nhà báo kiêm chính khách Trần Văn Aân có hình ban Thăng Long có hai cô Thái một cô Khánh (Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc) phải in thêm để có đủ số lượng bán.
Là linh hồn của Ban Thăng Long, những sáng tác của ông đã góp phần làm rạng rỡ những thành công vượt bực. Như Sáng Rừng, như Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng, như Tiếng Dân Chài, như Bài Ca Tuổi Trẻ,
Như Anh Đi Chiến Dịch, như Ly Rượu Mừng, … Những bài hát đã thật quen thuộc đến trở thành một phần đời sống của những người dân ở miền Nam Việt Nam.
Nhưng một gia sản to lớn cuả nhạc sĩ để lại cho âm nhạc Việt Nam là trường ca “Hội Trùng Dương”. Theo Phạm Thành cho biết thì thời gian sáng tác để hoàn tất là bốn năm dòng dã. Nhiều người đã xếp hạng “Hội Trùng Dương” ngang hàng với những “Trường Ca Sông Lô“ của Văn Cao hay “ Hòn Vọng Phu“ của Lê Thương, những nỗi niềm và những khát vọng của dân tộc được thể hiện. Sáng tác trong thời gian đất nước bị chia đôi, ông muốn nói lên cái tâm tư Bắc Nam là một và những dòng sông rồi cũng xuôi về biển Mẹ. Sông Hồng, với thao thiết âm thanh Quan Họ. Sông Hương, với đồng vọng giọng hò mái đẩy xứ thần kinh. Sông Cửu Long, với tiếng dân ca mộc mạc. Tất cả, trộn lẫn lại để thành tiếng hát đầy tình tự dân tộc và trong sáng. Thấp thoáng trong nốt nhạc, lời ca là sự lạc quan của những người tin tưởng vào tương lai của đất nước.
Năm 1967, ông nhận tổ chức và điều khiển phòng trà Đêm Mầu Hồng (cũng là tên của một ca khúc mà ông phổ nhạc từ thơ của Thanh Tâm Tuyền). Những sáng tác nổi danh của ông và sự trình diễn điêu luyện của Ban Hợp Ca Thăng Long đã biến phòng trà này một chỗ nổi tiếng nhất và là nơi tụ tập của những nghệ sĩ hàng đầu của đô thành Sài Gòn.
Trong nhạc Phạm Đình Chương, thi ca đóng một vai trò quan yếu. Hình như bắt nguồn từ sự đồng cảm với thi sĩ, nhạc đã tháp cánh cho thơ vút cao. Những vần thơ của Đinh Hùng, Hoàng Anh Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Quang Dũng, Trần dạ Từ, … trước năm 1975 hay Du Tử Lê, Kim Tuấn, Thái Tú Hạp, … sau năm 1975 ở hải ngoại đã thành những ca khúc có sức lôi cuốn mạnh mẽ và nói lên được tâm tư của thời đại. Thơ, với chất lãng mạn sẵn có, hợp cùng âm điệu của nhạc để thành những nhớ lại từ liên tưởng những cuộc tình, những phận người. Để rồi có sự chia sẻø với suy nghĩ, vớiø ngôn ngữ, với thanh âm, đã mở hướng đi xa đến vời vợi hơn những cửa ngõ này, những chân trời kia…
Nhạc sĩ Vũ Thành đã có lần nhận xét rằng phổ thơ như Phạm đình Chương từ bài thơ “Tự Tình Dưới Hoa“ của Đinh Hùng thành “Mộng Dưới Hoa“ là việc hình thành một “tuyệt tác đáng phục“. Nhạc sĩ khéo léo phổ toàn bộ bài thơ với một ngôn ngữ óng mượt trữ tình và kỹ thuật chuyển âm tuyệt diệu. Nhất là, chất lãng mạn được giữ nguyên nếu không nói là tăng thêm bội phần.
Một trường hợp khác, ông đã phổ thành công những bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Nhiều nhạc sĩ nhận xét rằng phổ những bài thơ tự do, âm điệu phóng túng, với nhiều vần trắc, như thơ Thanh Tâm
Tuyền không phải là việc dễ dàng. Thế mà, với Dạ Tâm Khúc, với Bài Ngợi Ca Tình Yêu, với Đêm Mầu Hồng, cái ý thơ cảm được nhưng khó diễn tả bằng lời đã được truyền cảm trọn vẹn. Thơ, đi gần tới hơn đối tượng và bằng nhịp điệu lôi cuốn người nghe với nghệ thuật riêng của nhịp cầu âm điệu. Không biết thành công này có phải bắt nguồn từ sự đồng cảm giữa thi sĩ và nhạc sĩ qua mối thâm giao lâu đời chăng?
Biến cố tháng tư năm 1975 khiến ông phải làm nhân chứng cho một cuộc đổi đời. Sống ở Saigòn những năm tháng nghẹt thở rồi sau cùng ông và gia đình vượt biển năm 1979 rồi sang định cư ở xứ người. Đời sống thúc bách của sinh kế không làm ông ngưng sáng tác.
Tâm sự một người lưu lạc chất ngất nỗi niềm khiến cho ông cảm thấy gần gũi với những vần thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Những bài thơ như “Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển”, ”Đêm, nhớ trăng Sài gòn“, hay “Quê hương là người đó“ được phổ nhạc trong sự chia sẻ ấy. Quê hương mới đây mà đã cách biệt ngàn trùng. Những không gian, thời gian đã xa mất hút nhưng sao còn gần gũi. Tâm sự chúng ta đôi khi khác nhau nhưng vẫn cùng mẫu số. Mẫu số của một thời đại lưu vong.
Có lẽ trong những nhà thơ, Du Tử Lê là người có duyên với các nhạc sĩ nhất cũng như thi sĩ Đinh Hùng thời trước. Gần một trăm bài thơ được phổ nhạc với rất nhiều ca khúc gần như “bất tử“ phải là một hiện tượng trong đời sống văn học Việt Nam.
Nhà văn Mai Thảo đã viết về người bạn tâm giao của mình với dẫn chứng từ những tài năng âm nhạc khả tín:
“… Trên một tầm cao hơn, thuần túy nhạc lý và nhạc tính hơn, những điểm xuất sắc của cõi nhạc, nét nhạc Phạm Đình Chương cũng được những kiến thức có thẩm quyền hết lời khen ngợi. Như một nhận xét tổng quát của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. Là đường nét của âm điệu (ligne melodique) cách thế hòa âm, tiết điệu và bố cục từ khúc, mặt nào ở Phạm Đình Chương cũng cao sang, điêu luyện và thuần phục. Cao và sang nhưng không khó không xa rất hợp rất gần với tâm hồn đại chúng. Như một phân tích tóm gọn của nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn.
Là Phạm Đình Chương xử dụng ngũ cung tài giỏi, cấu trúc và kỹ thuật nhạc hiện đại, tiền tiến nhưng vẫn giữ dược âm điệu, yếu tính (essence) và tâm hồn Việt Nam… “
Riêng tôi, qua hơn sáu chục ca khúc cho một khoảng hơn bốn mươi lăm năm sáng tác, tôi đã nhìn thấy rõ một vóc dáng nhạc sĩ lớn. Là người ngợi ca tình yêu, với những ca khúc để đời : Mộng Dưới Hoa, Ngợi Ca Tình Yêu, Người Đi Qua Đời Tôi, Mầu Kỷ Niệm... Là người yêu quê hương, tin tưởng vào tương lai dân tộc, với Tiếng Dân Chài, với Được Mùa, với trường ca Hội Trùng Dương, … Là người lưu lạc tha hương, nhớ về chốn cũ nhà xưa, với Mưa Saigòn, Mưa Hà Nội, với Đêm, Nhớ Trăng Saigòn, với Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi ra Biển, … Là người nhạc sĩ yêu đời mang nghững bài ca tươi thắm với Sáng Rừng, với Trăng Rừng, với Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng, … Tất cả, thành một vóc dáng âm nhạc đa diện. Ở mặt nào, cũng là đặc sắc. Ở cõi nào, cũng là khai phá bước chân. Mỗi mỗi, là những hiển lộng nghệ thuật. , những dụng công tinh vi. Aâm nhạc và đời sống có những bổ túc để thành một nhất quán cho sáng tác.
Dù nhạc sĩ đã qua đời vào năm 1991, nhưng tuổi thọ của những ca khúc hầu như bất tử sẽ còn dài hơn rất nhiều 62 tuổi hưởng thọ. Đã có những chương trình hát và tưởng niệm cố nhạc sĩ. Đã có những ca khúc được trình bày như một cách thế cảm tạ những công trình mà có người gọi là những bông hoa tô điểm cho đời.
Ngày trước, cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã than thở rằng “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như”. Bây giờ, với những cõi nhạc như Phạm Đình Chương, có lẽ đến vài thế kỷ sau vẫn còn đồng vọng những ca khúc như Hội Trùng Dương hay Mộng Dưới Hoa chăng? Có thể lắm chứ sao không? Đã gần nửa thế kỷ rồi mà lời nhạc vẫn xanh và bóng mát vẫn tỏa cùng trên quê hương mà âm điệu còn vang xa ra trên phần đất mà con dân Việt nam sinh sống trên toàn thế giới !!!
__________________
www.dactai.com

Reply With Quote
Đã có 4 bạn gởi lời Cảm Ơn dành cho hoangvu trong bài viết này:
GRANDET (23-08-2009), huynhthanhchiem (16-12-2009), Mayvienxu (12-05-2010), phoipha (09-02-2010)
Old 23-08-2009, 08:37 AM #2
GRANDET's Avatar
GRANDET
Senior Member


Join Date: Apr 2008
Đã Cảm ơn: 132
Được cảm ơn: 376 lần/297 bài
Status:GRANDET is offline

GRANDET is on a distinguished road

Default

Phạm Đình Chương - Hội Trùng Dương


__________________
Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

Reply With Quote
Lời Cảm ơn của những người đã được gởi đến GRANDET trong bài viết này:
phoipha (09-02-2010)
Old 23-08-2009, 08:51 AM #3
GRANDET's Avatar
GRANDET
Senior Member


Join Date: Apr 2008
Đã Cảm ơn: 132
Được cảm ơn: 376 lần/297 bài
Status:GRANDET is offline

GRANDET is on a distinguished road

Default

Phạm Đình Chương - Nửa Hồn Thương Đau - Tichdươnghong






__________________
Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

Chỉnh sửa lần cuối bởi GRANDET ngày 23-08-2009 lúc 05:24 PM.

Reply With Quote
Đã có 2 bạn gởi lời Cảm Ơn dành cho GRANDET trong bài viết này:
Motminhmt (26-11-2009), phoipha (09-02-2010)
Old 23-08-2009, 08:58 AM #4
GRANDET's Avatar
GRANDET
Senior Member


Join Date: Apr 2008
Đã Cảm ơn: 132
Được cảm ơn: 376 lần/297 bài
Status:GRANDET is offline

GRANDET is on a distinguished road

Default

Phạm Đình Chương- Đêm Cuối Cùng - Thùy Dương


__________________
Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

Reply With Quote
Lời Cảm ơn của những người đã được gởi đến GRANDET trong bài viết này:
phoipha (09-02-2010)
Old 23-08-2009, 09:03 AM #5
GRANDET's Avatar
GRANDET
Senior Member


Join Date: Apr 2008
Đã Cảm ơn: 132
Được cảm ơn: 376 lần/297 bài
Status:GRANDET is offline

GRANDET is on a distinguished road

Default

Người đi qua đời tôi by Phạm Đình Chương (thơ :Trần Dạ Từ)-Classicalthanh






Người đi qua đời tôi trong những chiều đông sầụ
Mưa mù lên mấy vai gió mù lê mấy trời
Người đi qua đời tôi, hồn lưng miền rét mướt,
Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên.

Bàn tay mềm khói sương, tiếng hát nào hơ nóng.
Và ai qua đời tôi, chiều âm vang ngàn sóng.
Trên lối về nghĩa trang ...
Nghe những lời linh hồn, nghe những lời linh hồn,
Trong mộ phần đen tối đen.

Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao nguời,
mưa nào lên mấy vai, gió nào lên mấy trờị
Người đi qua đời tôi, đường xưa đầy lá úa,
Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên.
Em đi qua đời anh không nhớ gì sao em?
__________________
Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

Chỉnh sửa lần cuối bởi GRANDET ngày 23-08-2009 lúc 05:35 PM.

Reply With Quote
Lời Cảm ơn của những người đã được gởi đến GRANDET trong bài viết này:
phoipha (09-02-2010)
Old 23-08-2009, 06:02 PM #6
GRANDET's Avatar
GRANDET
Senior Member


Join Date: Apr 2008
Đã Cảm ơn: 132
Được cảm ơn: 376 lần/297 bài
Status:GRANDET is offline

GRANDET is on a distinguished road

Default

Phạm Đình Chương - Đôi Mắt Người Sơn Tây (thơ Quang Dũng) - Đức Tuấn


__________________
Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

Reply With Quote
Old 26-09-2009, 08:27 AM #7
GRANDET's Avatar
GRANDET
Senior Member


Join Date: Apr 2008
Đã Cảm ơn: 132
Được cảm ơn: 376 lần/297 bài
Status:GRANDET is offline

GRANDET is on a distinguished road

Default

Màu kỷ niệm - 01. Tiểu sử nhạc sĩ Phạm Đình Chương



__________________
Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

Reply With Quote
Old 26-09-2009, 08:37 AM #8
GRANDET's Avatar
GRANDET
Senior Member


Join Date: Apr 2008
Đã Cảm ơn: 132
Được cảm ơn: 376 lần/297 bài
Status:GRANDET is offline

GRANDET is on a distinguished road

Default

Dạ Tâm Khúc - Thái Thanh

__________________
Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

Tình Yêu Trong Nhạc Trịnh Công Sơn.

Tình Yêu Trong Nhạc Trịnh Công Sơn.

"Mùa xuân thay lá mùa đông, để nghe chim hót chuyện tình..." (Thành phố mùa xuân). Câu hát ấy là 1 trong những câu tôi thích trong ca khúc TCS.

Có 2 lý do: thứ nhất, câu ấy làm nhớ tới câu thơ ngày xưa của Vũ Thành "Đàn chim về hót trong thành phố / Kể chuyện 2 người xa cách nhau". Thứ 2 nữa, đây là 1 câu hiếm thấy trong những câu viết về tình yêu trong nhạc TCS: có mùa xuân, có cây lá đâm chồi nẩy lộc, có chim hót líu lo kể chuyện tình. Tình yêu trong nhạc TCS có 1 khí hậu riêng, có 1 bộ mặt khác, không giống như những ca khúc viết về tình yêu của những người viết nhạc khác. Dường như ông ít khi viết về 1 cuộc tình nào trọn vẹn, tròn đầy, ông chỉ viết phần cuối hoặc về 1 tình yêu đã mất.

Cứ đọc thử cái tựa của những bài hát là đủ thấy: "Cuối cùng cho 1 tình yêu", "Hãy khóc đi em", "Tình nhớ", "Tình xa", "Tình sầu"...Ông viết về những hạnh phúc buồn bã, những nỗi vui ngậm ngùi, những bất an, bất trắc của những cuộc tình không may. Những kẻ yêu nhau trong nhạc TCS có vươn tay về phía nhau nhưng không chạm tay vào nhau được. Nghe nhạc TCS cũng là nghe những lời đau xót, những nỗi dằn vặt, giằng xé, dày vò, những "mưa quanh chỗ nằm", những "đêm đổ xuống đời ta", "đêm thì thầm tiếng buồn"...Ở những lời ông viết, ta đọc thấy những lần chia tay, những nỗi chia lìa: "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ..." (Tình xa), "Dù ngày mai em như chim bay, bỏ quên đây 1 người..." (Hãy cứ vui như mọi ngày), "Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng...(Như cánh vạc bay), "Đâu ngờ tình như lá úa, khiến tôi chia lìa từng giấc mơ..." (Trong nỗi đau tình cờ).

Ông cũng có những lần tự thú trong tình yêu, trái tim ông quá đỗi yếu mềm đến độ lắm lúc ông rất muốn quên đi 1 hình bóng mà vẫn không sao quên được. "Tưởng rằng đã quên" chỉ là "Tình nhớ" nối dài. Chỉ có khác 1 điều, "những bước chân mềm mại đã đi vào đời người" ở "Tình nhớ" đã đổi thành "chợt từng bước em là từng mũi đinh cuồng điên" ở "Tưởng rằng đã quên". Ông đã phải thú nhận: "Tưởng rằng có thể quên đi dễ dàng 1 cuộc tình, nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được". Trái tim ông cũng đầy những mảnh vá. "Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia chỉ là 1 sự vá víu cho tâm hồn," ông nói, "những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi...". Có lúc, ông thật hồn nhiên trong tình yêu: "Tôi đã yêu em như trẻ thơ...", hoặc "tôi đã yêu em bao ngày nắng, tôi đã yêu em bao ngày mưa, yêu em bên đời lặng lẽ..., yêu em trái tim thật thà" (Trong nỗi đau tình cờ).

Cách yêu của ông cũng có vẻ hơi khác thường. Ông yêu thật từ tốn, thật chậm rãi, không phải vội vàng, như người ngồi nhấm nháp và thưởng thức từng ngụm trà nhỏ hoặc ngồi nhìn từng giọt cà phê rớt xuống "Yêu em không cần vội vã, yêu trong nỗi vui đợi chờ" (Trong nỗi đau tình cờ). Thậm chí còn có những khi "yêu em yêu thêm tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ" (Ru em) nữa. Những lời lẽ nghe dịu dàng, nhẹ nhàng và đơn sơ như vậy, nhưng lại có bao nhiêu là vết thương. Những vết thương sâu mà ông gọi là..."vết thương hồn nhiên". Những nỗi đớn đau mà ông gọi là..."niềm đau ngọt ngào" hay "nỗi đau tình cờ" (trong khi ông cũng biết chắc là khó mà ngọt ngào hay tình cờ nổi). Trong lòng ông luôn luôn dâng lên nỗi khát khao muốn được đi lại từ đầu, muốn được yêu thêm 1 lần nữa, muốn được bắt đầu lại 1 chuyện tình với trái tim mới biết yêu. Ông khẩn khoản: "Cho tôi đi xây lại chuyện tình..." (Xin cho tôi), những chuyện tình chắc hẳn đã để lại trong ông rất nhiều hối tiếc.. Trong những tình khúc TCS, tình yêu vừa là mật ngọt, vừa là mật đắng, "mật ngọt trên môi, mật đắng trong đời".

Tại sao lại như vậy? Người viết những ca khúc ấy không có lời giải thích, chỉ nghe ông nói: "Con người không thể sống mà không yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc, con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại". Những chuyện tình ông viết thường là những chuyện tình lặng lẽ, không sóng gió, không sôi nổi, nhưng không phải là không đắm say nồng nàn. "Tôi xin là cây xa, đứng nhìn em rực rỡ. Tôi xin làm nụ cười, chờ em giữa đôi môi. Tôi xin làm mộng nhỏ, em vừa giấc ngủ say..." (Vì tôi cần thấy em yêu đời). Trong nhạc tình TCS, không có những lời thề non hẹn biển, mà chỉ có "ta gặp tình cờ như là cơn gió" và những lời hẹn thề "chỉ là những cơn mưa". Cũng không có những lời thở than sướt mướt "duyên kiếp lỡ làng", mà chỉ có những lời cố làm ra vẻ hửng hờ, dửng dưng như "ừ, thôi em về..." hoặc là "em về hãy về đi, ta phiêu du 1 đời...". Chuyện gì cũng cho là tình cờ, như cơn mưa bất chợt, vội vàng đến, vội vàng đi. Ngay đến cả tuổi thọ của những chuyện tình, xem ra cũng chẳng dài lâu, chỉ "mong manh như nắng" và "thoảng như gió vội". "Ta gặp tình cờ như là cơn gió..." (Hoa vàng mấy độ), "Em ra đi như thoáng gió thầm..." (Tạ ơn). Tình đến lặng lẽ, "tình đi âm thầm, lạnh lùng như dấu chim", trong khi ông còn ngồi lại đó, "bên đời hiu quạnh", khi mà hạnh phúc đã khô queo như 1 dòng suối cạn, nhưng vẫn cứ mong đợi hoài những giấc mơ sẽ không bao giớ đến. "Ta vẫn mong, ta chờ mải trên từng ngày quạnh hiu. Ta vẫn mong em về đây cho đời bày cuộc vui..." (Rừng xưa đã khép).

Ông cũng hay nói về những giấc mơ. Một bài hát có những lời và hình ảnh thật là đẹp nhưng lại ít được người nghe ờ đây đón nhận (ở đây tức là ở hải ngoại - chú thích của người post bài), chỉ vì có những câu mà người ta không muốn nghe chút nào, chẳng hạn "em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh trên con đường nhỏ, vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru, có tiếng em thơ, có chút nắng trong tiếng gà trưa..., hay "thành phố vẫn có những giấc mơ..." (Em còn nhớ hay em đã quên).

Nghĩ cho cùng, chẳng ai ngăn cấm được những giấc mơ. Ngay cả khi thân ta bị giam hãm tù đày, những giấc mơ vẫn còn được tự do. Người ta đã mơ và cuộc sống không thể nào thiếu được những giấc mơ. TCS có 1 cái tội mà ngay chính ông cũng khó lòng tha thứ cho ông được (vì có tha thứ rồi cũng sẽ tái phạm): đó là ông đã có những giấc mơ (chẳng hạn giấc mơ về thành phố mà ông đang sống và giấc mơ nối được 1 vòng tay lớn). Ông đã sống cùng những giấc mơ đó và chết cùng những giấc mơ đó. Chính những giấc mơ đó chứ không phải ai khác, không phải điều gì khác, đã khiến ông bị oán ghét. Nhưng ông không thể nào đổ lỗi cho những giấc mơ, mặc dù ông phải trả giá cho những giấc mơ ấy. Đã có người nào đó nói rằng, ca khúc TCS là "những bản tình ca không có hạnh phúc", tôi nghĩ, đấy còn là những bản tình ca về những giấc mơ rạn vỡ. "Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề...Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn", ông nói vậy, và ta cũng nhận là đúng thôi. Khi còn sống, trong những năm cuối đời, ông có được lắm kẻ yêu và cũng nhiều người ghét. Ông nhận được cả những lời ngợi ca và những câu nguyền rủa để cho ông thấy "những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh câm..." (Những con mắt trần gian).

Yêu và ghét cũng như tốt và xấu, 2 mặt của cuộc sống, có khi chỉ là một. Những người ghét ông, là bởi vì trước đó, họ đã trót yêu ông quá đấy thôi. Nếu không yêu ông lắm, người ta đã không ghét ông nhiều đến vậy. Tình yêu biến thành tình hận. Ông giống như 1 người tình phụ bạc vậy. Đúng là do lỗi ông thôi, ông không thở than vào đâu được. "Đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây..." (Chiếc lá thu phai), ông cũng chẳng từng đấm ngực tự thú đó sao. Nhưng cũng đâu có phải vì mối hận tình đó mà tấm nhan sắc kia bỗng trở thành xấu xí, những bản tình ca kia chẳng còn ai muốn nghe. Còn những người yêu ông thì lại càng yêu ông hơn sau ngày ông lặng lẽ rời bỏ "một cõi đi về" này.

Thế còn về phần ông, vì ông đã nói được những lời trên, tôi chắc ông cũng chẳng cay đắng, hờn trách chi cuộc đời. Một người từng có những lúc "chuyện trò với lá cây" thì khó mà có thể giận hờn ai được. "Đời cho ta thế", ông đã nói trong 1 ca khúc. Có nghĩa là, dẫu có hay dở, tốt xấu thế nào, ông cũng sẵn sàng và vui vẻ mở gói quà tặng của cuộc đời. TCS, ông là ai vậy? "Tôi biết rõ rằng, tôi chỉ là 1 loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau", ông nói. Nếu không muốn nghe những lời chim hót, tôi chắc cũng chẳng ai đành lòng ném đá xua đuổi để con chim nhỏ ấy phải bay đi nơi khác.

Tôi có người bạn, nghe tin TCS mất và thấy nhiều người tỏ lòng thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa ấy thì anh ta nhún vai nói: "Chẳng nên bi lụy thái quá. Có những kẻ chết nhiều lần trước khi chết thật. Cái tin này chẳng qua chỉ là xác nhận lại 1 cái chết từ năm 75 mà thôi". Thế nhưng sau đấy, có 1 lúc nào đó, tôi nghe được từ miệng anh ta câu hát vu vơ: "Tình mong manh như nắng, tình còn đầy không em?..." Như vậy là anh ta bỏ TCS, chứ TCS đâu có bỏ anh ta. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ dễ dàng quên TCS thôi, nếu 1 ngày nào đó không còn ai hát nữa những câu nhạc tình vu vơ như vậy. Chắc là phải đợi cho đến lúc ở quanh ta không còn có những cặp tình nhân, không còn có những kẻ yêu nhau và phụ nhau, cũng không còn ai muốn nói với ai những lời tình tự ngọt ngào. Và nếu như thế, cuộc sống sẽ buồn tẻ biết là chừng nào.

Nghe nhạc TCS, có được chút hạnh phúc là có ông chia sớt, san sẻ cùng ta những nỗi vui, niềm đau. Ông nói hộ ta những điều ta muốn nói. Ông cũng bày tỏ, thổ lộ dùm ta những tình cảm sâu kín nhất trong ta. Khi nghe những lời ông tự vỗ về, an ủi, ta như cũng được vuốt ve xoa dịu. Trong những ca khúc TCS, ông đã vừa nói với ông lại vừa nói với ta nữa. Nhạc TCS, như vậy, cũng có thể được gọi là những "tự tình khúc", như là tựa 1 bài hát của ông vậy.. Có ai trong mỗi chúng ta lại không có 1 chút TCS theo cái nghĩa đó.

Chỉ cần 1 chút thôi (nói theo chữ ông hay dùng), cũng đủ giúp ta có lúc tạm quên đi cái gánh nặng "đời cơm áo". Vậy thì cũng nên cám ơn ông lắm chứ, vì ông đã gánh nhẹ dùm ta những nỗi phiền muộn của đời sống.

Và cũng vì chút lẽ công bằng, biết đâu lại chẳng khiến ông phải ân hận mà rút lại lời trách móc nhẹ nhàng "đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng". Và cuộc đời như thế, cũng sẽ đẹp thêm lên 1 chút.
__________________
www.dactai.com