Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

PHƯƠNG PHÁP CHUNG VƯỢT TƯỜNG LỬA CỦA CỘNG SẢN HANOI & LƯỚT WEB AN TOÀN - Lê Tùng Châu


PHƯƠNG PHÁP CHUNG VƯỢT TƯỜNG LỬA CỦA CỘNG SẢN HANOI & LƯỚT WEB AN TOÀN
Lê Tùng Châu


Bypass Fire Wall

Trước hết, để đạt được cách vượt tường lửa (bypass firewall) của tà quyền hanoi ngăn công dân trong nước không vào được các trang mạng đối lập ở hải ngoại, hay ngay trong nước như bauxite Việt Nam, các Blog bất đồng chính kiến (Dissident) khác, chúng ta phải tuyệt đối không lướt web (surf web) –với các duyệt trình web thông dụng như IE hay Firefox- trong trạng thái mặc định, nghĩa là đi trực tiếp qua cổng proxy của hanoi.
Như thế chúng ta sẽ có nguy cơ lọt vào tầm kiểm soát của bọn chúng (trên nguyên tắc, chúng có thể “mò” ra ta với các chi tiết nhân thân của thuê bao Internet ta đang dùng nếu chúng muốn).

Mà ta phải surf web qua một số trang Proxy trung gian, hay sửa đổi trình duyệt web theo cách truy cập thông qua các proxy miễn phí (luôn có dầy dẫy trên Net).

Thủ Tục quan trọng : Trước khi vào phần chính, tôi xin các bạn đổi hẳn (permanently) DNS (Domain Name Service) như sau :

Có nhiều cách khác nhau, một cách là:
Bạn vào “Control panel” (“Pa-nen Điều khiển”)

Chọn "Network status” (“Xem tác vụ và trạng thái mạng”)


Bấm vào “Current network” hoặc “Network status” (“Xem trạng thái”)

Sau khi bấm vào đó, sẽ có cửa sổ hiện ra, chọn "Properties” (“Thuộc tính”)
Tìm "Internet protocol version 4” và bấm vào đó

Bấm vào "Properties"("Thuộc tính"), tới đây bạn sẽ thấy một cửa sổ khác hiện ra

Chọn "Use the following DNS server addresses"

Sau đó gõ vào DNS server mà mình muốn. Trong trường hợp này bạn sử dụng của Google (8 8 8 8), hàng dưới “Alternate DNS Server” là 8 8 4 4.

Sau khi chọn DNS server rồi, Internet browser của bạn sẽ sử dụng DNS server mới này. Với cách giản dị này, bạn sẽ dùng được Facebook và những trang mạng khác bị chặn.



Tiếp theo, chúng ta còn cẩn thận thao tác một số bước sau để dùng Proxy khi surf web :

Hoặc Qua trang Proxy Server trung gian của các quốc gia tự do phương Tây

Theo kinh nghiệm của tôi, bạn có thể dùng 1 trong các trang sau :

1 / http://anonymouse.org/anonwww.html
2 / http://freeproxyserver.net/
3 / http://www.zend2.com
4 / http://www.anonymous-browsing.info/
5 / http://www.9mah.info/
6 / http://www.browser9.com/

Cách thức : Ở mỗi trang dạng này, bạn sẽ tìm thấy 1 “surf box” (kế bên có chữ GO hoặc SURF), ta copy link của trang ta cần đến rồi paste vào box (1/), sau đó click GO (2/) để load trang ta cần, ví dụ như sau :


Từ đây, bạn đã lướt web thông qua trang chủ http://freeproxyserver.net/ và mọi theo dõi của bọn an ninh mạng với bạn là vô hiệu. Có một số Proxy Server online như vầy cho phép ta “mượn “ đường để vào Blog hay mở email, có cái không cho, chỉ cho duyệt web thôi, ta hãy dùng thử sẽ có kinh nghiệm. Nhưng nếu dùng được cách này thì bọn cháu ngoan cộng sản bó tay để hack mail box hay Blog của bạn.

Hoặc Set lại duyệt trình web theo cách truy cập thông qua các proxy miễn phí :

A / Nơi lấy free proxy number : một trong các trang sau :

http://www.samair.ru/proxy/type-01.htm

hoặc : http://www.proxylist.net/list/us/0/1


Kinh nghiệm của tôi : các proxy number của Nam Hàn (South Korea), Ấn Độ, Mexico, Brazil, Colombia, Mỹ, Canada là nhanh.

B / Set proxy cho duyệt trình web :

Bạn để ý thấy 1 số proxy luôn có kèm theo số Port, ta sẽ dùng 2 số đó để set nơi IE hay Firefox như sau :

Với IE (Internet Explorer)
Chọn “Tools”, sau đó “Internet options”

Tới đây có cửa sổ hiện ra. Chọn “Connections”, và sau đó “LAN settings”

Chọn "Use a proxy server for your LAN"


Copy và Paste Proxy number vào box "Address" và Copy và Paste số Port (4 số) tương ứng vào box "Port"
JPEG - 50.4  kb
Click OK để chấp nhận thay đổi.

Với Firefox :

Tools --> Options --> Advanced --> Settings --> chọn “Manual Proxy confirguration” rồi copy và paste số proxy chọn được vào box “HTTP Proxy” và copy và paste số Port tương ứng vào box “Port”. Click OK để chấp nhận thay đổi.


Để biết có thành công không (tức là số proxy ta vừa chọn có hiệu lực không), bạn thử mở Google, nếu số proxy ta vừa chọn của nước nào thì sẽ hiển thị Google của nước đó. Đó là thành công. Nếu không được (không hiển thị, hoặc lâu quá, châm quá), bạn hãy chọn 1 số proxy khác. Dùng nhều sẽ có kinh nghiệm và thao tác thay đổi proxy diễn ra chừng vài chục giây là cùng.

Từ đây bạn cứ sử dụng Internet Explorer hoặc Firefox bình thường, nhưng lần này bạn sẽ đi qua Proxy mà mình đã lựa chọn thay vì Internet server của Việt Nam.
Khi dùng Proxy, bạn có thể sẽ thấy tốc độ Internet chậm hơn, tùy số Proxy nơi quốc gia nào, và tùy vào thời điểm ta online nữa.! Hơn nữa, đôi khi có Proxy không hoạt động. Có thể nó đã “chết”. Trong trường hợp đó bạn phải thay một Proxy khác (cũng từ các trang đã cho ở trên)

Như trên đã trình bày thì việc Bypass Firewall coi như xong


LƯỚT WEB AN TOÀN (hay Tàng Hình trên Mạng)

Sau đây chúng ta hãy gắng tí nữa để có thể “tàng hình” khi online : (tài liệu dưới đây rất quan trọng và hữu hiệu, trích từ PC World, 5/2006 (http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/ung-dung/2006/05/1189014/bao-mat-cong-445-trong-windows-2000-xp-2003/). Tôi có hiệu chỉnh một ít và thêm hình minh họa.

Bảo mật cổng 445 trong Windows

Trên các hệ thống Windows 2000, XP và Windows Server 2003 có một số cổng mới được sử dụng, trong số đó, cổng (port) 445 TCP dùng cho dịch vụ SMB truyền qua TCP.

SMB (Server Message Block) được sử dụng cho mục đích chia sẻ file. Trên các hệ thống Windows NT cũ nó vận hành với NetBT (NetBIOS over TCP/IP), sử dụng các port thông dụng như 137, 138 (UDP) và 139 (TCP). Trên các hệ thống Windows 2000/XP/2003, Microsoft hỗ trợ khả năng vận hành trực tiếp SMB qua TCP/IP (port 445), không cần qua NetBT.

NetBIOS cho phép thực hiện đơn giản việc chia sẻ file qua mạng nội bộ (LAN), tuy nhiên đó lại là mối nguy hiểm tiềm tàng khi hệ thống kết nối WAN hay Internet. Tất cả thông tin về mạng (như tên miền) và tài khoản truy cập mạng nội bộ của bạn đều có thể bị thu thập.

Cấm NetBT

Trên Windows 2000/XP/2003 tiến hành cấm NetBT như sau: (Nhấn phải chuột vào) Local Area Connection tại Task Bar bên dưới màn hình, chọn Status, chọn thẻ General, sau đó chọn Properties. Trước hết hủy chọn nơi “File and Printer Sharing for Mocrosoft Networks”

tiếp tục click vào Internet Protocol (TCP/IP) kế đó click Properties; rồi click vào Advanced và chọn tab WINS. Tại đây bạn chọn Disable NetBIOS over TCP/IP, click OK để chấp nhận thay đổi, thay đổi có hiệu lực ngay, không cần phải khởi động lại hệ thống.

Lưu ý, các máy tính chạy HĐH trước Windows 2000 sẽ không thể định vị, tìm kiếm hoặc thiết lập kết nối chia sẻ file và in ấn đến các máy tính Windows 2000/XP/2003 khi NetBT bị cấm.

Cấm cổng 445 (để tham khảo thêm)

Theo báo cáo của SANS.Org, port này có tần suất bị tấn công cao nhất (thông tin chi tiết tại http://isc.sans.org/port_details.php?port=445). Port 445 có thể cấm theo các bước sau:

1. Mở trình Registry Editor: vào Run, gõ regedit.

2. Tìm đến khóa HKLM\System\CurrentControlSet\Services\NetBT\Parameters

3. Trong cửa sổ bên phải, chọn TransportBindName.

4. Nhấn đúp chuột (hay gõ Enter) và xóa giá trị của biến này (khung Value data được để trống).

5. Đóng Registry editor

6. Khởi động lại máy tính

Sau khi khởi động và đăng nhập vào máy tính, tại Run, gõ lệnh cmd và nhập lệnh sau:

netstat -an

Bạn sẽ thấy máy tính không còn "lắng nghe" ở port 445.

Khi nào Windows 2000/XP/2003 dùng port 445 và khi nào dùng 139?

Để đơn giản, tôi dùng thuật ngữ "client" để chỉ máy tính truy xuất các nguồn tài nguyên mạng như ổ đĩa và các file được chia sẻ tại "server" - máy tính có nguồn tài nguyên.

Nếu server có NetBT được bật, nó sẽ lắng nghe trên port 137, 138 (UDP) và trên port 139, 445 (TCP). Nếu NetBT bị cấm, server chỉ lắng nghe trên port 445 (TCP).

Nếu client có NetBT được bật, nó sẽ luôn thử kết nối đến server đồng thời tại port 139 và 445. Nếu nhận được phản hồi từ port 445, nó sẽ gửi phản hồi đến port 139 và tiếp tục phiên giao tiếp SMB chỉ với port 445. Nếu không nhận được phản hồi từ port 445, nó sẽ tiếp tục giao tiếp SMB chỉ với port 139, khi nhận được thông tin phản hồi từ port này. Nếu không nhận được bất cứ phản hồi nào từ 2 port trên, kết nối sẽ kết thúc.

Khi client có NetBT bị cấm, nó sẽ luôn kết nối đến server tại port 445. Nếu server trả lời trên port 445, kết nối sẽ được thiết lập. Nếu không nhận được trả lời, kết nối kết thúc.
(Ho Viet Ha, Network Information Security Vietnam)

* * * * * *

Cũng trong số PC World này còn bổ sung thêm cho biện pháp Disable Netbios Over TCP IP trong bài Cài đặt, cấu hình, quản trị ISA Server 2004 Firewall (http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/ung-dung/2006/05/1189012/cai-dat-cau-hinh-quan-tri-isa-server-2004-firewall/) như sau (trích) :

["……..Nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống và firewall, trên giao tiếp mạng Outside chọn Disable Netbios Over TCP IP, hủy chọn “Register this connections address in DNS” và “Enable LMHOST lookup” như các hình sau:
Và :

Lưu ý: Chức năng Disable NetBIOS over TCP/IP làm cho máy tính trở nên "vô hình" trên mạng, các phần mềm quét lỗi hệ thống như Retina, Nmap sẽ không tìm thấy tên của máy tính, hạn chế trường hợp dò tìm password của những tài khoản theo cơ chế brute force. Các máy chủ giao tiếp với Internet như firewall thường chọn chức năng này, tuy nhiên đối với các máy tính trên mạng nội bộ chúng ta không nên sử dụng vì sẽ ngăn các máy tính khác truy cập vào tài nguyên chia sẻ trên máy như Printer, Folder Share. [Một số ứng dụng bảo mật (như PC Security) khi cài đặt sẽ mặc định chọn Disable NetBIOS over TCP/IP] -hết trích-

* * *

Một "lỗ hổng" thông thường dễ mắc phải là chúng ta hay tạo nick cho một Mail Account theo các chi tiết về nhân thân của mình, như tên họ ngày tháng năm sinh v.v... Tôi xin góp ý các bạn, tuyệt đối không nên! (Và càng không nên dùng Yahoo Mail cho những việc cần độ bảo mật, an ninh cao. Hãy tạo Mail Account nơi aol.com, gmail.com hay hotmail cũng được, những nơi này bạn được bảo mật gần như tuyệt đối) Ta hãy dùng một tên riêng nào (ví dụ như tên các cầu thủ soccer, tên nhạc sĩ hay vĩ nhân nào ta thích...) không hề liên quan đến bản thân mình, đa số bọn an ninh VC thường mò ra "nạn nhân"của chúng từ Yahoo Mail nào đã "thực thà" tạo nick name theo đúng tên mình (thậm chí có cả ngày tháng năm sinh kèm theo nữa!!! Các bạn chú ý điều này, tuy nhỏ nhưng quan trọng. Với những email quan trọng cần bảo mật, ta nên xóa (thường mặc định được save vào Sent Folder) ngay sau khi đã gởi thành công. Và thao tác những việc gì cần thiết trên Mail Box thật nhanh xong sign out ngay, không nên mở "tô hô" lâu quá không cần thiết. Dĩ nhiên đừng quên thay đổi Password mỗi 1tuần/ hoặc 2 tuần

Tổng quát như trên là những biện pháp không thể thiếu khi một cá nhân online tại nhà hay café Net hay một nơi lạ nào khác. Ta phải chịu khó thực hiện các thao tác này thật nhanh gọn để có thể yên tâm làm việc riêng tư trên Mạng mà không sợ bị rình rập hay trộm cắp những riêng tư nữa.

Sau chót, nếu bất cứ lúc nào, nơi nào, bạn muốn xóa hết dấu vết mình đã làm gì, truy cập gì trên PC, bạn nhất thiết phải delete history (IE hay Firefox) trước khi rời máy.



Mong các bạn thực nghiệm và có bất cứ thắc mắc phản hồi xin cứ comment cho tôi biết, sẽ kịp thời support các bạn trong khả năng nhanh nhất có thể.

Chào thân ái!

LTC
(viết theo kinh nghiệm cá nhân, và có tham khảo các nơi như http://viettan.org/spip.php?rubrique427, PC World tháng 5/2006)

Bạn có thể download nội dung bài này ở đây

"Thư để lại” của một kẻ bị tử hình ở Trung Quốc

"Thư để lại” của một kẻ bị tử hình ở Trung Quốc
Tác giả: Dương Danh Dy (Giới thiệu)
Chủ nhật, 12 Tháng 9 2010 16:04


Văn Cường nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, nguyên Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh do phạm tội tham ô (nhận hối lộ hơn 12 triệu NDT, không thuyết minh được số tài sản trị giá hơn 10 triệu NDT..) hủ hóa, bao che cho bọn mafia.. đã bị toà án thành phố này tuyên án tử hình ngày 7/7/2010. Trước khi chết hắn đã để lại bức thư, xin lược dịch giới thiệu.

"Văn Cường khi đương chức“

Ta sống không nổi mấy ngày nữa đâu. Ta không ngờ lại bị phán tử hình, nhưng đã đến bước đó thì kháng cáo lên trên cũng chẳng có kết quả gì. Ta đây, cả cuộc đời làm công an, đã xử rất nhiều vụ án lớn, đã giết rất nhiều người, trước đây đã từng lo rằng sẽ có một ngày sẽ chết trong tay người nhà một số kẻ bị mình xử tử hình, không ngờ cuối cùng lại bị chết trong tay người của mình… Thế nhưng, ta đã nghĩ ra, những sự việc mà ta tham dự và biết được quá nhiều, nếu ta không chết sẽ có rất nhiều kẻ ăn không ngon ngủ không yên. Không giết ta, hậu hoạn lớn vô cùng, ta chết sẽ có lợi cho bọn chúng Vì vậy có mấy câu muốn nói rõ trước khi đi xa.

Nói ta tham ô bao nhiêu tiền, chơi bao nhiêu con gái. Ta không phủ nhận điều đó.Nhưng điều ta muốn nói là, điều đó đáng trách ta nhưng cũng không đáng trách ta, tất nhiên trách nhiệm của ta là lớn hơn. Bất kể là ai nếu đặt vào vị trí của ta đều sẽ tham ô nhiều như vậy, chơi gái nhiều như vậy, thậm chí còn nhiều hơn. Có một số nữ học sinh, ta không chơi thì người khác cũng sẽ chơi. Nói Văn Cường ta đây cưỡng hiếp, ta mà lại phải cưỡng hiếp à?...Ai chẳng biết cán bộ hiện nay nếu không tham ô, không háo sắc thì ai dám tin, dám trọng dụng anh? Dù anh làm việc có tốt đi nữa cũng chẳng có ích gì! Loại cán bộ giống như ta, trong cả nước nếu không nói là mấy triệu thì chí ít cũng phải tới mấy chục vạn người. Chỉ bêu xấu rồi giết một mình Văn Cường, thì giải quyết được cái gì?

Điều ta muốn nói nữa là, con đường ta đi từ một anh cảnh sát nhỏ bé tại huyện Ba rồi lên tới chức Phó Giám đốc Sở Công an một thành phố trực thuộc trung ương, không phải là chỉ bằng con đường tham ô… Đối với ta trước tiên là công việc sau mới đến tham ô. Ai cho ta cái quyền muốn làm gì thì làm ở Trùng Khánh? Nhiều người biết rõ một số việc ta đã làm nhưng lại giả bộ là không biết? Đã không muốn để ta sống thì ta sẽ nói hết mọi điều ra: ta tham không chỉ có số tiền đến thế! Vậy số còn lại đi đâu? Tất nhiên là đến nhà người ta, có việc ta nhờ người làm, có một số việc tự ta làm. Nhờ người khác làm không có tiền có được không?. Những người lấy tiền của ta cũng như những người đưa tiền cho ta hiện nay đang hướng dẫn quần chúng tham quan những trưng bầy chứng tích tham ô của ta. Ta không phủ nhận tính chân thực của các chứng tích đó, nhưng nếu các người tới nhà những kẻ đó xem xét sẽ thấy chút quà bẩn thỉu mà ta nhận thật đáng thương.

Văn Cường ta cũng là người có học… Trước đây ở Trung Quốc, đã có rất nhiều người vỗ tay khen ngợi việc chặt đầu bọn tham nhũng. Thế nhưng sau những cái vỗ tay khoái chí đó mọi việc vẫn như cũ. Mấy trăm năm qua Trung Quốc có thay đổi không? Ta thấy chẳng thay đổi gì cả. Giết ta chẳng qua là bịt được mồm một mình ta, nhưng liệu có bịt được nguồn gốc hủ bại không? Hôm qua trên đường phố Trùng Khánh có rất nhiều người đốt pháo. Ta không biết ba năm sau liệu bọn họ lại có phải đốt pháo nữa hay không? Sợ rằng đến lúc đó những người đã bán đứng ta sẽ lại ca ngợi ta và dân chúng không rõ chân tướng lúc này sẽ thấy Văn Cường cũng có chỗ tốt đấy chứ. Khi ta làm Phó Giám đốc công an Trùng Khánh tỷ lệ phạm tội có cao nhưng so với mấy thành phố lớn khác, Trùng Khánh tốt hơn nhiều…

…Biến ta thành người như thế này là do chính xã hội, chính chế độ này. Ta nói như vậy không phải là muốn đẩy hết trách nhiệm cho người khác. Nếu như năm đó ta không rời huyện Ba, yên tâm làm một anh cảnh sát bình thường ở đó thì hôm nay ta không phải như thế này.Tham công danh lợi lộc là sai lầm lớn nhất đời ta. Sau khi ta chết con cháu không lấy họ Văn nữa mà đổi thành họ khác, và con cháu các đời từ nay trở đi đừng theo nghiệp chính quyền, đừng làm quan, hãy xa lánh công danh lợi lộc. Bình thường, bình yên mới là phúc.

Nguồn: http://vanhoanghean.vn/tap-chi/cua-so-van-hoa/983-thu-de-lair-cua-mot-ke-bi-tu-hinh-o-trung-quoc.html

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Từ chỗ tối nhất nhìn ra


Từ chỗ tối nhất nhìn ra

Đăng ngày: 01:08 22-09-2010

Tống Văn Công

image Điều mới nhất trong dự thảo văn kiện Đại hội 11 của Đảng CSVN là: "Thực hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng".

Mới nhất và cũng đúng nhất. Bởi vì khi Đại hội 10 cho phép đảng viên kinh doanh tư nhân, được thuê số công nhân không hạn chế thì trong Đảng đã có khá đông chủ tư nhân, vậy thì tại sao lại không cho tiếp tục kết nạp những chủ tư nhân kinh doanh giỏi và chấp hành luật pháp nghiêm chỉnh đang ở ngoài Đảng?

Nhưng nếu việc mới nhất và đúng nhất này được thực hiện thì đây lại là điều thiếu minh bạch nhất, tối nhất, bởi vì cho đến nay vẫn chưa có lý luận mới về xây dựng Đảng soi sáng! Từ chỗ tối nhất này nhìn ra sẽ thấy nhiều chỗ tối khác rất đáng lo!

I - GIAI CẤP TƯ SẢN RA ĐỜI SAU ĐỔI MỚI KHÁC GIAI CẤP TƯ SẢN ĐÃ BỊ CẢI TẠO?

1 – Tranh cãi giữa hai ông Ủy viên Trung ương khóa 6

Cách đây hơn 20 năm, tại Hội nghị Trung ương Đảng khóa 6, tôi được chứng kiến hai ông Ủy viên Trung ương nhận định trái nhau về giai cấp tư sản sẽ ra đời sau Đổi mới.

Ông Trần Trọng Tân, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương phát biểu đại ý: Giai cấp tư sản ra đời trong chế độ xã hội chủ nghĩa có những điểm tích cực mà giai cấp tư sản trước kia không có, đó là: họ chấp hành đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam – chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, họ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, họ đóng thuế xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt các chính sách nhà nước chăm lo cho người lao động...

Ngay lập tức, ông Nguyễn Đức Bình – Giám đốc Học viện Chính trị Hồ Chí Minh –lên tiếng. Ông nói, không thể vì sách lược cho phép kinh doanh tư bản mà mơ hồ về bản chất không bao giờ thay đổi của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư. Ông dẫn ra nhiều ý kiến của Marx, của Lenin để khẳng định phải luôn luôn nhớ rằng giai cấp tư sản là đối tượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể đi cùng đường lâu dài với giai cấp công nhân.

Ông Trần Trọng Tân không tranh luận.

Các ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương đều im lặng.

Cuối phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh kết luận nghiêng về ý kiến ông Nguyễn Đức Bình.

Năm 1991, tại Đại hội Đảng lần thứ 7, ông Nguyễn Đức Bình được bầu vào Bộ Chính trị, phụ trách cả khối Tuyên – Văn – Giáo. Ông Trần Trọng Tân được bầu lại Ủy viên Trung ương và xin thôi chức Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, về thành phố Hồ Chí Minh, và được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.

Khoảng 15 năm sau, trước thềm Đại hội Đảng 10, ông Nguyễn Đức Bình có bài viết trên báo Nhân dân với danh nghĩa nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, học hàm Giáo sư, nhắc nhở không được xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Marx – Lenin. Ông cảnh báo những hiện tượng chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Bài này được nhiều báo của các Đảng bộ địa phương đăng lại.

Ngay sau đó, Tiến sĩ Nguyễn Quang A có bài phản biện, đại ý: Lý thuyết Marx đã giúp cho kẻ thù của ông – chủ nghĩa tư bản – tự điều chỉnh và phát triển nhanh hơn, theo hướng nhân đạo hơn; trong khi đó, các môn đồ trung thành của Marx thì càng ngày càng nghèo khổ, cơ cực.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A đề nghị báo Nhân dân và Giáo sư Nguyễn Đức Bình tổ chức tranh luận công khai trên báo Đảng. Rất tiếc, Giáo sư Nguyễn Đức Bình và Ban Biên tập báo Nhân dân không hưởng ứng lời đề nghị hứa hẹn sẽ làm sáng tỏ lý luận về vấn đề cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự phát triển của đất nước theo hướng tự do dân chủ.

2 – Hai khuôn mặt tư sản và hữu sản

Tôi nghĩ, sở dĩ sự nghiệp đổi mới của chúng ta nhiều phen ngập ngừng, có lúc toan quay ngược là do trong Đảng có quá nhiều Nguyễn Đức Bình (xin lỗi anh Nguyễn Đức Bình, từ khi có dịp quen biết anh, tôi vẫn luôn quý trọng nhân cách của anh!).

Một tầng lớp tư sản mới đã xuất hiện, nhưng phải gọi tránh là những "hữu sản mới", "doanh nhân", các "nhà kinh doanh tư nhân", hoặc nói như Giáo sư Đặng Phong: “Chúng ta đánh đổ giai cấp tư sản cũ, nhưng phải xây dựng được tầng lớp hữu sản mới".

Giai cấp hữu sản mới ra đời từ những nguồn nào?

Đó là những người trước đổi mới có điều kiện giữ được ít vốn liếng, tư trang nay có cơ hội bán đi gây vốn; những cán bộ thường đi công tác ở nước ngoài có tích lũy ít vốn; những người có thân nhân là Việt kiều gửi tiền về; số đông nhất là những công chức nắm được thông tin đất dự án quy hoạch để đầu cơ... Giáo sư Đặng Phong cho rằng "tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản, cho nên đạo lý kém hơn, chụp giựt hơn, lưu manh hơn".

Giáo sư Đặng Phong so sánh những người tư sản cũ và tư sản mới hiện nay như sau:

“Trước đây những nhà kinh doanh tư nhân phần lớn là những người có truyền thống từ nhiều đời để lại. Họ có kinh nghiệm, có văn hóa, có bạn hàng, có thị trường, có những quy tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh. Kinh doanh tư nhân hiện nay là một tầng lớp mới lên, đa số chưa có nhiều kinh nghiệm, không có truyền thống, mang nặng tính chất chụp giật, tạm bợ, số phận của họ cũng không ổn định”.

Ngay sau khi nhà nước cho phép kinh doanh tư nhân đã có những Đảng viên Cộng sản như Lê Kiên Thành (con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn) xin ra Đảng để được làm "nhà hữu sản mới". Đó là những người thức thời và sòng phẳng. Nhưng chỉ vài ba năm sau, xã hội phát hiện có không ít người vẫn đang sinh hoạt Đảng, thậm chí còn đương chức mà đã là nhà hữu sản lớn bằng thủ đoạn đứng phía sau vợ con.

Vậy mà phải mất đến hơn 20 năm, Đại hội 10 của Đảng mới chính thức cho phép Đảng viên kinh doanh tư nhân và được thuê công nhân không hạn chế số lượng. Thực ra quyết định ấy chỉ là hợp thức hóa cho sự đã rồi, chứ không có ý nghĩa lãnh đạo.

Nhìn chung, những nhà hữu sản mới này cũng có không ít những người chịu khó học tập từ thực tế hoạt động kinh doanh, xây dựng được thương hiệu quốc gia như Gạch Đồng Tâm, Cà phê Trung Nguyên, Gốm sứ Minh Long, Công ty Hoàng Hạc... Tuy nhiên còn quá đông những vị sinh ra từ tham nhũng, chụp giật câu kết với những người thoái hóa trong hệ thống chính trị hình thành những "nhóm lợi ích", "chủ nghĩa tư bản thân hữu” tác động tiêu cực lên nền kinh tế rất đáng lo ngại.

3 – Đảng Cộng sản Việt Nam đã là Đảng của dân tộc?

Việc cho phép Đảng viên kinh doanh tư nhân là một sự kiện vô cùng quan trọng, có tính bước ngoặt trong đường lối xây dựng Đảng.

Tuy nhiên, về lý luận chưa có sáng tạo gì mới đủ sức soi sáng cho việc quay ngoắt 180 độ ấy! Việc cho phép Đảng viên kinh doanh tư nhân, việc kết nạp những chủ tư nhân vào Đảng hoàn toàn trái với nguyên lý chủ nghĩa Lenin, trái với lời răn của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Giáo sư Nguyễn Đức Bình, mà cho đến nay các văn kiện của Đảng vẫn chưa bao giờ nói khác, nhưng lại được chính thức cho phép làm khác!

Hay có thể giải thích rằng, ngày nay tính chất của Đảng đã thay đổi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc“ (Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung, phát triển năm 2011)? Như vậy, Đảng đã là của toàn dân rồi?

Không đúng! Bởi những lẽ sau đây:

(1) Sự liệt kê như vậy thể hiện có sự khinh, trọng, cũng giống như ngày xưa thứ bậc được xếp đặt là: sĩ, nông, công, thương, thì ai lại chẳng hiểu “sĩ“ đứng đầu xã hội, cho nên nông dân mới có câu phản ứng: "nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ".

(2) “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội" (Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung, phát triển năm 2011). Như vậy là tính giai cấp công nhân của Đảng vẫn không hề thay đổi!

Đúng ra ở Hội nghị Trung ương khóa 6 nói trên, vấn đề cần đặt ra không phải là tìm hiểu xem “giai cấp tư sản mới khác với giai cấp tư sản cũ như thế nào”, mà là xét xem một Đảng Cộng sản làm cái việc đại kiêng kỵ đối với chủ nghĩa Marx - Lenin là nuôi dưỡng giai cấp tư sản, thì Đảng ấy thực chất có còn là cộng sản hay không?

Giở lại Nghị quyết Đại hội 4 của Đảng và Hiến pháp 1980 có những câu khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản", “sứ mệnh lịch sử của nhà nước đó là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, [...] thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể”. Nội dung đó chưa hề bị kết luận là không đúng, thì làm sao chỉ với hai từ "đổi mới” đã có thể làm trái lại nguyên lý xây dựng Đảng, đưa kẻ thù "kinh điển“ vào đội tiên phong của giai cấp công nhân?

Chính vì không có một lý thuyết soi sáng dẫn dắt, cho nên việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân là chủ trương không sáng. Cũng chính vì không có lý thuyết soi sáng mà chúng ta cho ra đời một giai cấp tư sản có nhiều yếu tố hoang dã, cấu kết thành "những nhóm lợi ích", làm suy yếu nhà nước và tác động tiêu cực rất nguy hiểm cho Đảng!

II - NHÂN LOẠI ĐANG Ở ĐÂU?

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ngày 10-10-2009, đã phát biểu ở Hội nghị Trung ương 11: “Công tác xây dựng Đảng là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định với toàn bộ sự nghiệp cách mạng và có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta".

Ý kiến ấy rất đúng, nhưng xây dựng Đảng theo triết lý nào, phương pháp luận nào? Làm thế nào để không giáo điều? Làm thế nào để đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với thực tế đất nước qua 25 năm đổi mới và phù hợp với xu thế của thời đại?

Xin thử gợi ra một số vấn đề:

1 – Từ chủ nghĩa tư bản hoang dã đến chủ nghĩa tư bản nhân dân

Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, giai cấp tư sản đã trải qua ít ra là ba cuộc cách mạng công nghiệp:

– Năm 1840, ở nước Anh, James Watt phát minh ra máy hơi nước, năm 1876 động cơ hơi nước được áp dụng trước hết cho máy dệt, đầu máy xe lửa, tạo ra năng suất, hiệu quả cao vượt bậc.

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ phát minh của Edison về điện ở Hoa Kỳ. Năm 1881, nhà máy điện đầu tiên khánh thành mở ra điều kiện vận hành những thiết bị công nghiệp lớn và tổ chức lao động theo dây chuyền.

– Từ nửa sau thế kỷ 20, bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trong lĩnh vực điện tử, đưa tới công nghệ tin học, mạng lưới internet và robot.

Mỗi lần xuất hiện một cuộc cách mạng công nghiệp đều đưa đến những thay đổi rất lớn, làm đảo lộn tổ chức sản xuất, giao thương tiêu thụ hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng; thay đổi cơ cấu, trình độ kiến thức của người làm thuê; có thể nói có tác động mạnh mẽ tới đời sống vật chất và văn hóa của toàn nhân loại.

Chủ nghĩa tư bản khởi đầu từ các nước Tây Âu lan ra toàn Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Từ xí nghiệp của một nhà tư bản biến thành công ty của nhiều nhà tư bản. Từ những doanh nghiệp hoạt động trong nước chuyển thành những tập đoàn siêu quốc gia. Từ xâm chiếm thuộc địa đến từ bỏ chủ nghĩa thực dân cũ, chuyển sang chủ nghĩa thực dân mới, đưa kinh doanh sản xuất ra nước ngoài. Từ công ty cổ phần của nhiều nhà tư bản đến công ty cổ phần gồm cả công nhân trong công ty, biến chủ nghĩa tư bản tiền công thành chủ nghĩa tư bản tài sản, còn gọi là chủ nghĩa tư bản nhân dân.

Chống lại sức ép của tuyên ngôn xóa bóc lột, thực hiện xã hội bình đẳng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản biến đổi thành "chủ nghĩa tư bản xã hội", xây dựng "nhà nước phúc lợi".

Thụy Điển dưới sự lãnh đạo của Đảng Xã hội Dân chủ đã xây dựng thành công mô hình nền kinh tế thị trường năng động và một nhà nước phúc lợi phát triển. Nhiều nhà nghiên cứu xô viết cho rằng Thụy Điển “có nhiều chủ nghĩa xã hội hơn các nước Liên Xô, Đông Âu".

Tuy nhiên, từ năm 1970, bắt đầu có dấu hiệu những quốc gia đặt sự bình đẳng và phúc lợi xã hội quá cao thì kinh tế phát triển chậm lại. Thụy Điển sụt hạng từ giàu có nhất xuống thứ 3, thứ 15, rồi thứ 17. Mô hình Thụy Điển cáo chung là một thất bại của cánh tả.

Trong nền kinh tế tư bản, sự đấu tranh giữa phát triển và bình đẳng, giữa quản lý và tự do đã không ngừng đưa tới những điều chỉnh hợp lý hơn.

Chủ nghĩa tư bản trải qua nhiều lần khủng hoảng, nhưng sau đó là cuộc điều chỉnh lớn, đưa tới sức phát triển mạnh mẽ gấp bội. Cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây được coi là sự thất bại của chủ nghĩa tân tự do. Nhiều học giả cho rằng kinh tế học hiện đại phải được viết lại, nền kinh tế thế giới sẽ phải thay đổi cấu trúc, cách vận hành, hệ thống tài chính phải được cải tổ... Tuy nhiên đó không phải là dịp sống lại các nguyên lý kinh tế xã hội chủ nghĩa như một số nhà lý luận mác–xít đã nghĩ.

Dù vậy, chủ nghĩa tư bản vẫn đang mang những mâu thuẫn chưa giải quyết được: khủng hoảng; sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia và trong từng quốc gia; sự phá hoại môi sinh. Cho nên về lâu về dài, nhân loại chưa coi nó là đích đến cuối cùng.

2 – Giai cấp vô sản trở thành hữu sản

Năm 1848, khi viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Marx và Engels chưa được nhìn thấy những xưởng máy dùng động cơ máy hơi nước, những dây chuyền sản xuất vận hành bằng động cơ điện. Hai ông nhận định hai giai cấp đối địch nhau là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản là người nắm tư liệu sản xuất thuê người vô sản lao động sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư của họ. Từ đó các ông đặt ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

Sau hai cuộc cách mạng công nghệ, giai cấp vô sản từ người làm thuê trở thành người tiêu dùng, từ người bán sức lao động cơ bắp lãnh tiền công trở thành những người hữu sản nhỏ, góp cổ phần vào công ty, được hưởng tiền lời nhiều hơn tiền công. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đưa các nước tư bản phát triển tới nền kinh tế tri thức, người lao động làm thuê trong nền kinh tế tri thức có đặc điểm mới là:

(1) Các ông chủ tư bản dần dần bị lệ thuộc vào tri thức của nhà quản lý và nhà quản lý dần dần bị lệ thuộc tri thức của người trực tiếp lao động sản xuất. Vì khoa học kỹ thuật càng ngày càng phức tạp, người trực tiếp lao động sản xuất phải học tập nhiều thời gian mới có thể vận hành thiết bị. Nếu cho rằng những người làm công bây giờ phải có tri thức bác học kể cũng không ngoa. Cách đây hằng chục năm, ông chủ của hãng General Motors đã ngạo nghễ tuyên bố rằng: ”Người trực tiếp sản xuất của công ty chúng tôi có thể tự mình chọn thiết bị trên màn ảnh, biết rõ tình hình kinh doanh của công ty, giá cả của mỗi thứ vật dụng và họ còn biết rõ phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình làm ra để góp ý cải tiến”.

(2) Toàn cầu hóa các ngành công nghiệp đưa toàn cầu hóa đến tận mỗi cá nhân người lao động. Trong thế giới phẳng, những người lao động đang ở các nước châu Á vẫn có thể giành việc làm của người lao động ở tận Hoa Kỳ. “Bởi trong thế giới phẳng không có khái niệm công việc của người Mỹ. Chỉ có khái niệm công việc mà thôi, thường thì những công việc này sẽ thuộc về người nào giỏi giang nhất, thông minh nhất, có năng suất cao nhất và chấp nhận đồng lương thấp nhất cho dù họ ở bất cứ nơi đâu” (Thế giới phẳng, T. L. Friedman; trang 409). Có rất nhiều người lao động đang ở Ấn Độ được ký hợp đồng làm công cho các công ty hoạt động ở bên Mỹ.

Ngày nay các nước tư bản phát triển đưa những công việc tốn nhiều lao động cơ bắp (dệt, may, giày dép, lắp ráp máy...) sang đầu tư sản xuất ở các nước đang phát triển để tận dụng giá nhân công rẻ. Hai mươi năm qua chúng ta đã hứng phần lớn công nghệ lạc hậu này của họ. Ở các nước tư bản tiên tiến, số công nhân cổ xanh lao động chân tay mà Marx, Engels quan sát cách đây hơn 100 năm, hiện nay còn rất ít, có tài liệu cho biết chỉ khoảng 5 đến 10 %.

3 – Liên Xô, Đông Âu sụp đổ!

Một sự kiện long trời lở đất đã xảy ra trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20: Liên Xô, thành trì xã hội chủ nghĩa thế giới và tất cả các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ!

Ban đầu các nhà lý luận mác-xít ở nước ta cho rằng nguyên nhân là do có sự phá hoại của các thế lực thù địch phương Tây. Nhưng bình tĩnh lại thì thấy rằng lập luận đó không thể đứng vững, bởi vì một chế độ nếu được nhân dân yêu quý bảo vệ thì không có thế lực bên ngoài nào lật đổ được. Và từ đó đến nay mặc dù Đảng Cộng sản Liên bang Nga vẫn được tự do hoạt động, nhưng cứ sa sút dần về sự ủng hộ của cử tri ở mỗi kỳ bầu cử và teo tóp dần về số người vào Đảng. Mới đây, trả lời Tuanvietnam.net, ông Nguyễn Đình Lộc – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Tư pháp – đã nhận định rất đúng rằng, nguyên nhân sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa là do “nhân dân vùng dậy để lật đổ".

Hằng chục năm trước khi Liên Xô và Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ, đã có hai nước rời bỏ các nguyên lý kinh tế xã hội chủ nghĩa: đó là Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa và Việt Nam thực hiện Đổi mới, hội nhập quốc tế. Thực chất cải cách và đổi mới là thực hiện quyền dân chủ về kinh tế cho người dân và chấp nhận các định chế thị trường của chủ nghĩa tư bản thế giới. Nhờ đó mà cả hai nước đã có bước phát triển kinh tế ngoạn mục, gia nhập WTO.

Từ 1991 trở đi, các Đảng Cộng sản trên thế giới không còn nói tới đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản, vô sản chuyên chính nữa.

Đảng Cộng sản Pháp thay khái niệm “tiến lên chủ nghĩa xã hội” bằng "vượt qua chủ nghĩa tư bản".

Hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Cuba kiên trì giữ nguyên mô hình xã hội chủ nghĩa xô viết, càng ngày càng lâm vào nghèo đói và bế tắc. Năm 2010 này, Cuba bắt đầu giao đất cho nông dân và các nhà đầu tư. Đầu tháng 9-2010, trả lời nhà báo Mỹ, ông Fidel Castro đã cho rằng đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Cuba trước đây không còn phù hợp.

Như vậy, thực tế cuộc sống của nhân loại đã không chọn mô hình chủ nghĩa xã hội với chuyên chính vô sản; với Đảng đứng trên Nhà nước; với quyền dân chủ chính trị của nhân dân bị triệt tiêu; với nền kinh tế chỉ có hai thành phần quốc doanh và tập thể, trong đó quốc doanh là chủ đạo, quyền tự do làm ăn của nhân dân bị tước mất; với nền văn hóa đề cao tính giai cấp, không chấp nhận tính nhân văn; với nền văn học nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa minh họa chính trị, phục vụ chính sách, khuyến khích thù hằn, đấu tranh giai cấp.

Nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng: chủ nghĩa xã hội khoa học thất bại vì thật ra nó còn không tưởng hơn cả những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng tiền bối. Nó từ bỏ những giá trị văn minh mà nhân loại trải nghìn năm mới tìm thấy, rồi chọn cho mình những giá trị chưa hề được thử thách. Nó có ý định vô cùng tốt đẹp là giải phóng triệt để loài người khỏi nạn bóc lột nghìn đời, nhưng lại đưa con người vào một tình trạng ngột ngạt mất tự do, dân chủ, phải đứng lên đòi giải phóng một lần nữa. Nó không có một cơ chế kiềm hãm quyền lực, khiến Đảng lãnh đạo cách mạng từ chỗ trong sáng đã nhanh chóng biến chất, trở thành độc tài, đặc quyền đặc lợi, tham nhũng khi ở vị trí cầm quyền! Trả lời phỏng vấn Tuanvietnam.net, ông Nguyễn Đình Lộc băn khoăn, không biết vì sao mà chế độ ta sợ dân chủ đến như vậy!

4– Chế độ tương lai của nhân loại?

Vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 19, sau khi quan sát công ty cổ phần tư bản, Marx và Engels đã thay đổi quan điểm về đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản, hai ông chủ trương đấu tranh hòa bình bằng tổ chức công đoàn và nghị trường, giành quyền lợi cho giai cấp vô sản.

Engels viết lời nói đầu cho quyển Đấu tranh giai cấp ở Pháp của Marx khi tái bản năm 1895 rằng chủ trương cách mạng vô sản hồi 1848 cùa hai ông là ảo tưởng.

Năm 1889, tại Paris, nước Pháp, Engels thành lập Liên minh quốc tế của các Đảng Công nhân, gọi là Quốc tế 2, chủ trương đấu tranh trên hai mặt kinh tế và chính trị, đòi thực hiện công bằng xã hội và các quyền tự do, dân chủ.

Sau Cách mạng Tháng 10, Lenin đổi tên Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, phái Bonsevich thành Đảng Cộng sản Nga và ly khai Quốc tế 2. Năm 1919, Lenin thành lập Quốc tế Cộng sản 3, nhận định chủ nghĩa tư bản đã giãy chết, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, là đêm trước của cách mạng vô sản toàn thế giới. Tuy nhiên đến năm 1921, trước tình hình kinh tế khó khăn sau nội chiến, Lenin chủ trương trở lại hình thức tư bản có giới hạn: chính sách kinh tế mới (NEP), có những nội dung tương tự chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tiếc thay, Lenin sớm qua đời.

Năm 1951, các Đảng Xã hội - Dân chủ các nước tư bản họp tại Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức thành lập Liên minh Quốc tế và ra Cương lĩnh có nội dung: "Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội không qua đấu tranh giai cấp, không dùng bạo lực cách mạng, không thiết lập chuyên chính vô sản, ủng hộ nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam và Đông Dương, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của các dân tộc Á, Phi, Mỹ La tinh”.

Những năm 50 – 60 của thế kỷ 20, mô hình Thụy Điển là thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Sau khi mô hình Thụy Điển mất khả năng phát triển, những học giả khuynh tả đưa ra học thuyết “Con đường thứ 3", nhằm tìm con đường mới cho chủ nghĩa xã hội dân chủ, chống lại chủ nghĩa tân tự do và tìm những mô hình mới thích hợp cho mỗi quốc gia.

Ngày nay nhiều nhà tư tưởng cho rằng tương lai loài người không phải là chủ nghĩa tư bản, nhưng cũng không phải là chủ nghĩa xã hội mà nhân loại đã cay đắng trải qua. Con đường tìm đến xã hội lý tưởng không phải là con đường bạo lực, đấu tranh giai cấp, mà là con đường diễn biến hòa bình, từng ngày tranh biện, từng ngày nhận thức, đi tới đồng thuận của số đông, loại dần bất công, từng bước hình thành chủ nghĩa nhân văn mới tự do hơn, bình đẳng hơn.

Trong lịch sử loài người, sau khi chế độ mới hình thành thì mới được đặt tên, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là được đặt tên trước, nhưng cuối cùng đã không thành!

Nhiều học giả cho rằng trong thời đại kinh tế tri thức, thế giới phẳng, các giá trị của cá nhân (tri thức, ý chí, đạo đức, sức sáng tạo) được đề cao hơn bao giờ hết, đúng như K. Marx và F. Engels đã sớm tiên đoán: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện để phát triển tự do của mọi người” (Marx, Engels - Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, 1848). Cụm từ xã hội chủ nghĩa đặt cái “xã hội” lên trên cái "mỗi người” như vậy là không phù hợp với bản chất con người, tức là không hợp thời đại. Do vậy, việc đặt tên cho xã hội tương lai nên dành cho thế hệ tương lai.

III - NHIỀU CHỖ TỐI TRONG CƯƠNG LĨNH

1 – Cách nhận định về thời đại

Do không nhìn thẳng vào hiện thực thế giới đã thay đổi, cũng không dám nói trái quan điểm của Bộ Chính trị đương quyền, nên những người viết dự thảo các văn kiện lúng túng, lập luận mâu thuẫn, nhiều chỗ không rõ ràng và có chỗ không đúng.

Tuy không nói như xưa là "thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội", nhưng vẫn nói “các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển".

Câu này gợi nhớ đến nhận định của Hội nghị các Đảng Cộng sản về “bốn mâu thuẫn”: (1) - Mâu thuẩn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa; (2) - Mâu thuẩn giữa các nước tư bản với nhau; (3) - Giữa vô sản và tư bản; (4) - Giữa đế quốc với các dân tộc thuộc địa.

Các Đảng Cộng sản ngày ấy cho rằng bốn mâu thuẫn này sẽ đưa tới sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản, toàn nhân loại sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội. Chẳng lẽ bốn mâu thuẫn ấy vẫn tồn tại? Tuy dự thảo Cương lĩnh không nói rõ như vậy, nhưng ngay ở đoạn dưới kế tiếp đã viết “nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ...”, khiến người đọc phải hiểu theo khái niệm cũ!

“Đấu tranh giai cấp“ là một thuật ngữ ra đời từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và cho đến nay vẫn còn giữ nguyên nội hàm của nó. Các từ điển Triết học, Chính trị học hiện nay đều định nghĩa na ná nhau: “Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà lợi ích không thể dung hòa với nhau hay mâu thuẫn với nhau”. Xin trích định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam, phát hành tháng 12-1995, có lẽ là cuốn sách thuộc hàng mới nhất: “Hình thức cao nhất là đấu tranh chính trị nhằm lật đổ nền thống trị của giai cấp tư bản, thiết lập nền thống trị của giai cấp vô sản... Đảng, đội tiên phong của giai cấp vô sản, đứng trên lập trường của chủ nghĩa Marx – Lenin lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản". Chẳng lẽ người viết nhầm lẫn các hình thức đình công, biểu tình hiện nay (thuộc lĩnh vực nhân quyền) là đấu tranh giai cấp?

Từ Đại hội 6, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương chủ doanh nghiệp và người lao động cùng thỏa hiệp. Mới đây ngày 9-9-2010, tại Công ty Doosan Vina, Dung Quất – Quảng Ngãi, Tiến sĩ Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tác giả Luận án cấp nhà nước về giai cấp công nhân Việt Nam đã phát biểu rất đúng rằng: “Phải tuyên truyền cho người lao động hiểu rằng quyền lợi của họ phải được gắn liền với quyền lợi của nhà đầu tư".

Ở nước Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, số đông là lao động chân tay gần giống như giai cấp vô sản thế giới cuối thế kỷ 19, nhưng Đảng Cộng sản vẫn phải chủ trương “lao - tư lưỡng lợi". Vậy trên phạm vi thế giới, nền kinh tế tri thức đang ở thế thượng phong, đội ngũ công nhân cổ xanh truyền thống còn rất ít, lao động trí óc đóng vai chủ yếu thì lấy lý do gì để chúng ta hô hào họ phải đấu tranh giai cấp?

"Từ thực tiễn phong phú của cách mạng", Đảng rút ra 5 bài học lớn, trong đó bài học thứ tư cần phải vận dụng là “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế". Sức mạnh ấy không được chỉ rõ là nó đang ở đâu và làm cách nào để có thể vận dụng và kết hợp? Điều đó cần được chỉ rõ, bởi vì khái niệm sức mạnh thời đại đã đổi khác hoàn toàn với khái niệm của những người cộng sản trước kia.

Văn kiện khẳng định: “phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục”. Luận điểm này cũng không được chứng minh, nhưng lại tiếp tục khẳng định theo lý thuyết đã có cách đây hàng thế kỷ rằng: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"!

Với tư duy đó, dự thảo Cương lĩnh cho rằng việc Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới và cho hòa bình. Câu này đặt ra ba vấn đề cần phải làm rõ:

– Thứ nhất là hiện nay thế giới đang có phong trào cách mạng gì? Tất nhiên nếu là cách mạng khoa học kỹ thuật thì không cần chỗ dựa kiểu Liên Xô, Đông Âu, vậy chỉ có thể là cách mạng vô sản?

– Thứ hai, nói như thế, liệu có sợ mất lòng nhân dân Liên bang Nga và các nước Đông Âu, khi người ta coi sự sụp đổ đó là một cuộc đổi đời? Ba Lan, Hung... từ đó đã phát triển nhanh gấp 10 lần dưới chế độ xã hội chủ nghĩa!

– Thứ ba là, văn kiện nhiều lần nhắc đến toàn cầu hóa, coi đó là nhân tố "tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước". Vậy xin nhắc rằng, sự sụp đổ Bức tường Berlin, tiếp theo là Đông Âu, Liên Xô được coi là nhân tố số một của toàn cầu hóa (theo Thế giới phẳng của Thomas L. Friedman).

Chính tư duy "2 phe 4 mâu thuẫn“ chưa được gột bỏ đã đẻ ra ý tưởng Cuba và Việt Nam thay nhau thức ngủ để canh giữ cho hòa bình cho thế giới hôm nay.

Gần đây trên báo chí của chúng ta có nhiều bài viết khơi dậy hy vọng vào chủ nghĩa xã hội Venezuela, Mỹ La tinh. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu có uy tín như Thomas L. Friedman, Michael L.Ross đã phát hiện quy luật ở các quốc gia dầu mỏ là "tự do tỉ lệ nghịch với giá dầu". Các nhà độc tài dùng tiền bán dầu được giá cao để "mua dân chủ“ của nhân dân! Ông Hugo Chavez quốc hữu hóa các công ty dầu, tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội và đề nghị nhân dân cho mình chấp chính nhiều nhiệm kỳ khi giá dầu thế giới tăng vọt!

Vậy xin hãy bình tâm đừng để ý thức hệ chi phối, chúng ta hãy tìm xem cái "sức mạnh thời đại", "sức mạnh quốc tế” đang ở đâu.

Cứ quan sát hai phần bị chia cắt của dân tộc Triều Tiên, một bên là nước CHDCND Triều Tiên kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa, càng ngày càng nghèo đói, và bên kia là nước tư bản chủ nghĩa Nam Hàn được xếp hàng giàu mạnh thứ 13 thế giới, thì dễ thấy sức mạnh thời đại từ phía nào đang truyền vào Việt Nam. Các nguyên thủ quốc gia Việt Nam thường xuyên thăm hỏi thân thiết, đề nghị nâng quan hệ lên tầm chiến lược với bên nào? Còn có thể kể như thế về Nhật Bản, Úc, Singapore, Đài Loan, Anh, Pháp, cả Mỹ nữa...

Chúng ta giữ quan hệ tốt, sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết đối với Bắc Triều Tiên, Cuba, Đảng Cộng sản Liên bang Nga... là hợp đạo lý, và nếu có điều kiện thì giúp họ “đổi mới” để nhân dân họ thoát khỏi đói nghèo, chứ làm sao lại có thể tìm thấy ở đó "nguồn sức mạnh thời đại"?!

Dư luận quốc tế hiện nay hết sức quan tâm đến tình hình Trung Quốc trở thành siêu cường, là công xưởng của thế giới, vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2, tuyên bố độc chiếm Biển Đông, tuyên bố chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và có những hành động đơn phương chèn ép, gây hấn với riêng Việt Nam.

Chúng ta chủ trương hòa bình, hữu nghị và giải quyết bất đồng qua thương lượng hòa bình là đúng đắn. Nhưng điều ấy không có nghĩa là không dám nói rạch ròi phải trái, công khai quan điểm giải quyết vấn đề, trước hết là để cho nhân dân mình nhận thức đúng và trách nhiệm đối với Tổ quốc, kế đó là bạn bè thông cảm và ủng hộ.

Với bạn bè hay với kẻ thù đều cần phải có thái độ quang minh chính đại của người có chính nghĩa. Nói về tranh chấp biển đảo hiện nay, dự thảo văn kiện dùng cách nói bóng gió thật không thích hợp!

2 – Về phát triển kinh tế

Hơn 20 năm qua, chúng ta phát triển kinh tế theo chiều rộng, thiếu bền vững, nhiều nhà nghiên cứu – như ông Nguyễn Trung – cảnh báo rằng nếu tiếp tục như thế thì sẽ đưa tới “một đất nước cho thuê và một dân tộc làm thuê". Vấn đề đó quan trọng hơn là cố tìm cách giữ cho được loại hình kinh tế nào được xem là thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội để rồi tiếp tục gây ra những thảm họa Vinashin.

Nghe các nhà lý luận bàn cách thực hiện Nghị quyết của Trung ương lý giải thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thật đáng lo lắng!

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa cho biết có hai cách tiếp cận với Nghị quyết này:

(1) - Định hướng xã hội chủ nghĩa là phải sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, khống chế và kiểm soát sở hữu tư nhân. (Trong khi dự thảo văn kiện viết “Bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế"?).

(2) - Theo định lượng. Ví dụ người nghèo phải được giúp đỡ, những đối tượng dễ bị tổn thương phải được đảm bảo an sinh, phúc lợi; phát triển phải đảm bảo bền vững; phân bố phúc lợi phải đồng đều.

Ông nói nhóm chuyên gia các ông theo hướng thứ hai! Vậy cũng là may!

Nhưng dự thảo Cương lĩnh vẫn nhiều lần viết những dòng có nội dung theo hướng thứ nhất: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Nghe không khỏi ám ảnh những Vinashin đâu đó ở phía trước!

Trong bài “Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ", tôi có góp ý việc Nghị quyết 6 Trung ương Đảng xác quyết rằng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa tuân theo các quy luật kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa” là quên mất nguyên lý Marx - Lenin đã chỉ ra rằng, quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phát huy tác dụng khi nền kinh tế đã được cải tạo chỉ còn hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.

Có lẽ góp ý đó đã được tiếp thu.

Lần này, dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội 11 viết: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội“ (Mục 1 – Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường).

Thật quá mù mờ và sai trái! Các nhà lý luận chúng ta lại quên những lời dạy cơ bản của Marx: “Vật chất có trước và quyết định ý thức”, và của Lenin: “Trên mảnh đất sản xuất cá thể, hằng ngày, hằng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản"!

Ngày nay trên đất nước ta không phải chỉ có mảnh đất sản xuất cá thể mà đang có "những nhà hữu sản mới thoát thai từ tham nhũng, đạo lý kém hơn, chụp giựt hơn, lưu manh hơn". Việc tìm cách đưa họ vào con đường phát triển tư bản văn minh, ngăn chặn họ hình thành những nhóm lợi ích đã là vô cùng nan giải rồi, huống hồ lại toan đưa họ vào định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ bằng các "nguyên tắc và bản chất” vô hình!

Vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà là làm thế nào khắc phục thứ chủ nghĩa tư bản thân hữu và tránh vết xe của chủ nghĩa tư bản hoang dã.

3 – Về xây dựng Đảng

Theo cách dẫn giải thay đổi dần từ sau Đại hội 6 tới nay, có thể thấy các nhà lãnh đạo của Đảng cũng rất trăn trở, muốn tìm cách thể hiện được Đảng là của toàn dân tộc. Nhưng do tư duy cũ trì níu nên không dám từ bỏ lý thuyết “đội tiên phong của giai cấp công nhân".

Từ những nội dung đã nói ở các phần trên, có thể nhận định rằng nếu tiếp tục giữ quan điểm “giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng“ và “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân” thì sẽ dẫn đến những sai lầm gây tác hại sau đây:

(1) – Vấp phải mâu thuẫn cơ bản: Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp, mỗi giai cấp có quan điểm bảo vệ quyền lợi của mình. Trong khi đó Đảng lãnh đạo tự cho mình là đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. Nói như vậy không thể thu phục toàn dân tộc. Đảng giương lá cờ đại đoàn kết dân tộc, lại đề ra Cương lĩnh đề cao một giai cấp. Trong lịch sử, Đảng đã từng nhân danh giai cấp ấy tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp cải tạo, tiêu diệt những giai cấp khác. Không ít người chưa thoát khỏi nổi lo, lần này lời kêu gọi đại đoàn kết phải chăng chỉ là sách lược trong một giai đoạn?

(2) – Lý thuyết "giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng", và "Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân” xung khắc sâu sắc với việc kết nạp chủ doanh nghiệp vào Đảng, xung khắc với tiến trình dân chủ hóa, đổi mới hệ thống chính trị. Trong khi sức ép dân chủ không ngừng tăng lên trong quá trình hội nhập. Ngay nước láng giềng hùng mạnh cùng thể chế với chúng ta là Trung Quốc cũng phải tìm đường thoát ra khỏi lý thuyết “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân” bằng thuyết Ba đại diện. Với thuyết Ba đại diện, họ có lý lẽ quang minh cho việc kết nạp chủ doanh nghiệp với tư cách là những đại diện của lực lượng sản xuất tiên tiến nhất Trung Quốc. Thuyết Ba đại diện cũng là một sức ép đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi vì nó sát thực tiển hơn, dân chủ hơn, làm cơ sở tiếp cận thời đại tốt hơn, tức là nó tiến bộ hơn.

(3) – Trước kia, khi nói về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân hết sức bé nhỏ trong dân số Việt Nam, các nhà lý luận mác-xít đã thuyết phục rằng, tuy nó nhỏ bé đấy, nhưng tiền đồ của nó vô cùng to lớn, là vì nó gắn liền với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân thế giới, gắn liền với xu thế thời đại. Ngày nay, xu thế thời đại đã đổi khác, với nền kinh tế tri thức, hậu công nghiệp, vai trò lịch sử đã chuyển từ công nhân sang trí thức! Dự thảo Văn kiện về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã viết rất đúng rằng “con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triễn của mỗi quốc gia". Thế thì tại sao Cương lĩnh lại không bám sát vào “nhân tố quyết định” ấy mà bẻ quẹo trở về lối cũ? Hãy khách quan nhìn lại hiện trạng giai cấp công nhân, với 3000 cuộc đình công đòi cơm áo, ông Đặng Ngọc Tùng đã thấy còn phải vất vả để giúp họ hiểu được quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của chủ doanh nghiệp. Đặt cho họ sứ mệnh lịch sử quả là khiên cưỡng và nặng quá sức họ. Gánh nặng đó cuối cùng đặt lên Đảng!

Chúng ta không nhất thiết phải học nguyên xi cách làm của Trung Quốc. Di sản Hồ Chí Minh đã để lại một tư tưởng lớn: “Tôi chỉ có một Đảng là Đảng Việt Nam".

Theo tư tưởng ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ cần tuyên bố: "Đảng đại diện trí tuệ, lợi ích của toàn dân Việt Nam” là đủ.

Cương lĩnh của Đảng sẽ thể hiện thật rõ nội dung đó. Như vậy là đáp ứng nguyện vọng nhân dân, đáp ứng yêu cầu thời đại, đáp ứng phương pháp luận mới để xây dựng Đảng. Còn việc có đổi lại tên Đảng do Hồ Chí Minh đặt là Đảng Lao động hay không, không quan trọng lắm, vấn đề là tôn chỉ, mục tiêu đạt tới có phù hợp với xu thế dân chủ tự do của thời đại hay không.

Ngày 18 tháng 9 năm 2010

http://boxitvn.blogspot.com/2010/09/tu-cho-toi-nhat-nhin-ra.html
Nguồn trích dẫn (0)

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Dance With My Father

Dance With My Father

Lời ca ý nghĩa cùng với giọng hát ấm áp, tình cảm của Luther Vandross dành cho người cha đã khuất có thể làm lay động cảm xúc trong mỗi con người khi nghĩ về cha. Những kỷ niệm tươi đẹp khi còn được sống trong vòng tay yêu thương của cha hiện lên qua từng câu hát ngọt ngào.


Chia sẻ Facebook Gửi phản hồi
Gửi tin qua E-mail In tin

Dance With My Father nằm trong album cùng tên và cũng là album cuối cùng của nhạc sĩ kiêm ca sĩ R&B nổi tiếng Luther Vandross trước khi ông qua đời vào năm 2005. Được viết bởi chính Luther Vandross và Richard Marx, Dance With My Father đã giành tới 4 giải Grammy danh giá vào năm 2004 trong đó có giải "Bài hát của năm" và được coi là một trong những bài hát hay nhất về cha.

"... If I could get another chance, another walk, another dance with him
I'd play a song that would never, ever end
How I'd love, love, love
To dance with my father again..."

"... Nếu như con có cơ hội được một lần nữa dạo bước, khiêu vũ cùng cha
Con sẽ mở một bản nhạc mà không bao giờ kết thúc
Con khát khao biết bao
Để lại được khiêu vũ với cha lần nữa..."

Lời ca ý nghĩa cùng với giọng hát ấm áp, tình cảm của Luther Vandross dành cho người cha đã khuất có thể làm lay động cảm xúc trong mỗi con người khi nghĩ về cha. Những kỷ niệm tươi đẹp khi còn được sống trong vòng tay yêu thương của cha hiện lên qua từng câu hát ngọt ngào.

Dance With My Father mang một thông điệp rằng hãy biết trân trọng những giây phút thiêng liêng và những tháng ngày quý giá được sống trong tình yêu thương của cha mẹ.

  • Nhacvietplus

Dance With My Father
Compose: Luther Vandross - Richard Max
Artist: Celine Dion


Verse 1:
Back when I was a child
Before life removed all the innocence
My father would lift me high
And dance with my mother and me and then
Spend me around till I fell asleep
Then up the stairs he would carry me
And I knew for sure I was loved

Chorus:
If I could get another chance
Another walk, another dance with him
I'd play a song that would never ever end
How I'd love love love to dance with my father again

Verse 2:
When I and my mother would disagree
To get my way I would run from her to him
He'd make me laugh just to comfort me(yeah, yeah)
Then finally make me do just what my momma said
Later that night, when I was asleep
He left a dollar under my sheet
Never dreamed that he would be gone from me

Chorus:
If I could steal
One final glance
One final step
One final dance with him
I'd play a song that would never ever end
Cause I'd love love love to dance with my father again

Verse 3:
Sometimes I'd listen outside her door
I'd hear how my mother cried for him
(2x) I'd pray for her even more than me

I know I'm praying for much too much
But could you send back the only man she loved
I know you don't do it usually
But dear Lord she' s dying to dance with my father again

Every night I fall asleep
And this is all I ever dream

Chia sẻ trên Facebook Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
Phản hồi độc giả

missalone - - missalone81@yahoo.com
Thank you, so great! Her voice very sweety and warm, the words in this song so nice. Thanks so much

bella - Hà Nội - poison_apple1511@yahoo.com
bài hát hay và ý nghĩa..."Nếu như con có cơ hội được một lần nữa dạo bước, khiêu vũ cùng cha Con sẽ mở một bản nhạc mà không bao giờ kết thúc "...1 bản nhạc không bao giờ kết thúc...và con sẽ được ở bên cha mãi mãi....Giai điệu nhẹ nhàng...bỗng dưng thấy nhớ bố....

LOST - HANOI - ngayhomqua1980@yahoo.com
nghe rat hay thay thuong cha nhieu hon

I Don't Like To Sleep Alone

I Don't Like To Sleep Alone

Anh không muốn một mình bên gối chăn giá lạnh, hãy ở lại với anh, đừng bỏ anh ra đi. Hãy nói với anh dù chỉ trong phút chốc, anh muốn đi sâu vào tâm hồn em, chạm vào con tim em và bỏ mặc mọi sự âu lo.


Chia sẻ Facebook Gửi phản hồi
Gửi tin qua E-mail In tin

Anh không muốn một mình bên gối chăn giá lạnh, hãy ở lại với anh, đừng bỏ anh ra đi. Hãy nói với anh dù chỉ trong phút chốc, anh muốn đi sâu vào tâm hồn em, chạm vào con tim em và bỏ mặc mọi sự âu lo.

I don't like to sleep alone
Stay with me
Don't go
Talk with me for just a while
So much of you to get to know
Reaching out touching you
Leaving all the worries behind
Loving you

Ôi tình yêu, môi kề môi nồng cháy, hãy để anh bên em và đừng âu lo có điều gì trở ngại vì tình yêu luôn là chân lý. Như một chàng trai đã từng hát, hãy giúp anh vượt qua đêm đen giá lạnh, nỗi cô đơn có thể làm anh gục ngã. Khi em không có ai để nghĩ đến hãy dựa vào thân anh và anh sẽ kề cận em, mọi chuyện sẽ trở nên êm đềm, tuyệt diệu.

Anh không muốn ôm gối chăn đơn lẻ
Không có ai bên cạnh, mọi thứ đều trở nên vô nghĩa..
Sao em không đến bên anh ?

  • Thái Hòa

I Don't Like To Sleep Alone
Paul Anka

I don't like to sleep alone
Stay with me
Don't go
Talk with me for just a while
So much of you to get to know
Reaching out touching you
Leaving all the worries behind
Loving you
My mouth on yours and yours on mine
Marry me
Let me live with you
Nothing's wrong and love is right
Like a man says in his song
Help me make it through the night
Loneliness can get you down
When you get to thinking no one cares
Lean on me
And I'll lean on you
Together we will see it through

No, I don't like to sleep alone
It's sad to think some folks do
No I don't like to sleep alone
No one does
Do you?

No, I don't like to sleep alone
It's sad to think some folks do
No I don't like to sleep alone
No one does
Do you?

Chia sẻ trên Facebook Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
Phản hồi độc giả

Truc mai - Long an - hoatulip_usd89@yahoo.com
Cũng chỉ là cảm xúc, nhưng cảm xúc ở mỗi con ngưòi là khác nhau, cảm xúc tại mỗi thời điểm là khác nhau....Tóm lại, nó đều là nỗi buồn man mác, một chút màu của tình yêu!

Mắt bão - - buonban2004@gmail.com
Ngủ Một mình thật là khó khăn sau bao nhiêu kỷ niệm khôi nguyên và hơi ấm nồng nàn tỏa ra từ vòng tay ngườif ấy ! Làm sao mà ngủ một mình đây.... bài hát diễn tả nỗi niềm thương nhớ có phần day dứt.... hãy cố lên để chiến thắng tất cả ! Rồi lại có vòng tay mới chào đón bạn.... hãy tin là như thế !