Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

hen an trua


.Ngày xưa ấy, đã có lúc tôi rất ghét mưa, vì mưa làm tôi thấy lạnh lẽo, mưa làm tôi ướt mem, và mưa làm tôi thấy cô đơn...nhưng rồi lại yêu hơn những cơn mưa ấy bởi mưa đã giúp tôi quên đi mọi ưu sầu, thổi bay đi những suy nghĩ còn bộn bề dang dở trong tôi, mưa luôn ở cạnh tôi, chỉ mưa thôi, để hoà cùng những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má tôi khi anh vội bỏ đi mà không nói một lời, khi anh cứ trêu tôi hoài "cô bé mít ướt" à!
........Vậy mà anh đã xa tôi mãi.
... Xa rồi những kỉ niệm thân thương cùng những cơn mưa phùn nhè nhẹ.
...Xa rồi những ngày tan trường, anh đợi tôi dưới cơn mưa cùng với chiếc ô màu xanh lá y như màu áo của anh^^
....Xa lắm rồi những câu chuyện giữa chiều mưa anh kể cho tôi nghe về những ước mơ được bay xa của anh....
....Và rồi khi cơn mưa dứt anh đã bay xa cùng những ước mơ đó....
...Và hôm nay mưa chợt đến....những kỉ niệm của ngày hôm qua......
Đã ngủ quên...sống lại....Và rồi sẽ bay đi mãi mãi theo những hạt mưa đến 1 chân trời nào đó....
"Bởi vì... đôi khi cuộc sống vẫn cứ phải tiếp tục...
Bởi vì... đôi khi phải để ai đó tiếp tục nối bước những ngày tháng và để mọi chuyện qua đi...
Bởi vì... đôi khi quên đi một người là một điều không thể...
Bởi vì... cần phải để 1 người bay theo những ước mơ....

... Thôi nhé... mong cho mọi nhớ nhung sẽ qua đi.......
.....mong cho những kỉ niệm sẽ mãi vùi chôn trong tim....
.... mong tất cả sẽ bình yên trong tâm hồn.....
....và mong... rồi mai đây tôi sẽ được đi trên 1 con đường hạnh phúc...

....và mong tôi sẽ không còn là cô pé cô đơn lang thang trong những ngày mưa trên phố bay xa.................................." Trich tu LHU.BZ .

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Vì sao cán bộ... mặt dày?

Vì sao cán bộ... mặt dày?



Hà Sĩ Phu

image


Sáng nay đọc trang Boxitvn tôi được gợi cảm sâu sắc, bởi thấy hai bài Hội chứng "ghét cán bộ"...Văn hóa “Mặt dày”liên quan với nhau mật thiết, bài nọ cắt nghĩa cho bài kia.

- Tại sao ghét cán bộ?

- Vì đến nay số đông cán bộ đã bị chứng...mặt dày! (không dám vơ đũa cả nắm, nhưng có là số đông mới hình thành nên một thứ “văn hóa mặt dày” chứ?). Tự nhiên một câu hỏi cứ bật ra: Tại sao “cán bộ” của ta lại gắn với “mặt dày” đến nỗi dân cứ thấy cán bộ là ghét? Sao lại có điều vô lý thế, sao lại có thể ăn nói với nhau khó nghe thế?

Xin hãy bình tâm, không vô lý chút nào. Vì đằng sau những cán bộ ấy là một chữ QUYỀN to tướng để dựa lưng. Tôi dám chắc khi chưa dính đến chữ Quyền thì những người này cũng có bộ mặt nếu không mảnh mai dễ thương , thì ít ra cũng biết xấu hổ như mọi người.

Có quyền thì sướng lắm, trong bầu không khí độc quyền thì “có quyền mua tiên cũng được” chứ mua dâm đã ăn nhằm gì? Vì thế muốn mua được cả “tiên” thì trước hết phải mua được chức quyền đã! (bây giờ nhiều chức phải mua tiền tỷ, nhiều tỷ nữa). Mua Quyền còn lãi hơn mua đất, một vốn bốn... mươi lời. Kinh doanh Quyền mới là bọn lái buôn thượng thặng. Vì đất không biết tự đẻ chứ Quyền thì “tự đẻ” mãnh liệt: xu hướng tự nhiên của quyền lực là lạm quyền, nó cứ bành trướng đến khi nào gặp một trở ngại không thể vượt qua. Montesquieu đã có phát hiện rất quý báu này.

Vì thế một xã hội văn minh khi tạo lập quyền lực bao giờ cũng phải có ngay một “cơ chế hãm quyền lực” đi kèm theo. Cách tự hãm của hệ quyền lực là tạo ra nhiều trung tâm quyền lực độc lập với nhau, đến mức đủ để kiềm chế nhau (chứ không vào hùa với nhau) và người trọng tài phán quyết cuối cùng là Nhân dân, trọng tài thật chứ không phải trọng tài danh nghĩa.

Sàng lọc mãi, xã hội đã thấy cần ba trung tâm quyền lực là đủ: phải tam quyền phân lập. Công thức tổng quát đó có thể cải biến ít nhiều tùy từng nước, nhưng điều cấm kỵ là ba quyền đó không được nhập vào một nơi, không được sinh từ cùng một chỗ. Ta thay chữ “phân lập” bằng “phân công” là cách đánh tráo ngôn từ nguy hiểm. Phân công thì phải có một chủ thể phân công, như ba đứa con cùng một MẸ sinh ra lại được Mẹ phân công để thâu tóm toàn bộ quyền lực thì đấy chẳng phải một kiểu “gia đình trị” là gì? Tấm gương gia đình trị họ Ngô ngày trước còn đó.

Tính chất tự sinh của quyền lực, ngoài bản tính lạm quyền, còn nằm ở quan hệ tương sinh giữa Quyền và Tiền, còn nằm ở nạn ô dù, cái dù che cho cái cán, dù mẹ đẻ dù con, công ty mẹ đẻ công ty con..., còn nằm ở tính chất mafia : đã sa vào đường dây này thì không dễ tỉnh ngộ mà rút ra được nữa, cuối cùng tội phạm nào cũng đồng thời là nạn nhân.

Vì thế, một hệ quyền lực đã có gốc độc quyền thì quyền lực cứ tự sinh sôi, tự kích thích, tự gia tăng... Sự thoái hóa, là đặc điểm đính kèm của quyền lực, cũng theo đó mà gia tăng không thể kìm hãm.

Làm bậy thì sướng, sướng bậy mà không ai làm gì được thì tội gì mà không làm tới? Điều này giải thích tại sao cũng con người ấy, cũng bộ máy ấy, lúc đầu có thể tốt mà càng về sau càng xấu đi, uy tín hao mòn đến mức chỉ còn cách “ăn mày quá khứ”, suốt ngày phải nhấm nháp từng mẩu quá khứ , có khi đã mốc, để sinh tồn. Muốn nêu cao những gương tốt của quá khứ để học tập nhưng số gương tốt mới xuất hiện không kịp với số gương xấu thoái hóa cứ mọc ra như nấm sau mưa, không thể “chặt chém” cách nào cho xuể! (Cảm ơn PTT Nguyễn Sinh Hùng đã diễn đạt sự bất cập này rất tuyệt). Nếu đã biết và có trách nhiệm với cái nền xã hội như thế thì phải thương, rất thương các cháu gái nhỏ đang thành những nạn nhân khốn khổ do “lũ” người “lớn” tạo ra, và thả các cháu Hằng cháu Thúy ra ngay mới phải, thưa ông Phó Thủ tướng! Nhẹ tay với thủ phạm nhưng nặng tay với nạn nhân là nghĩa làm sao?

Kẻ cần danh để dựa vào lòng tin phải sống bằng uy tín, nhưng uy tín là loại thực phẩm rất mau hết hạn sử dụng, đòi hỏi phải được chính chủ nhân làm mới hàng năm, hàng tháng, hàng ngày.

Tóm lại Quyền lực làm phát sinh thoái hóa, quyền lực tuyệt đối thì thoái hóa tuyệt đối, vực thẳm này loài người đã trông thấy từ lâu mà việc tránh xa nó thực không phải dễ vì nó thơm ngon hơn mọi thứ trên đời.

Câu chuyện lại dẫn ta bàn về hai chữ TỰ DO.

Khi nói trong chế độ Hiter hay chế độ Stalinist xã hội không có tự do thì chưa chính xác. Bởi chính Hitler, chính Stalin và bộ máy khổng lồ của họ được tự do hết cỡ, chỉ phần còn lại của xã hội là không có tự do. Tổng số Tự do như một hằng số, chia hết cho cực Thống trị thì cực Bị trị còn số không, nên phải có tỷ lệ thích hợp. chế độ Tam quyền phân lập giúp xác định và vận hành tỷ lệ thích hợp ấy, khi ấy ta bảo trạng thái của xã hội là có dân chủ.

Khi tỷ lệ Tự do được phân phối thích hợp, xã hội sẽ vận hành trơn tru, linh hoạt và bền vững. Trong sinh giới (trong đó có loài người) sự bền vững không bao giờ là sự ổn định chết cứng, trái lại là sự sống thường xuyên biến động, linh hoạt để đạt đến một giá trị cân bằng, mà chính giá trị cân bằng này cũng giao động linh hoạt nên gọi là “cân bằng động”. Chỉ có sự cân bằng chính trị (tức là có dân chủ) mới đem lại sự cân bằng tâm lý, cân bằng đạo đức và văn hóa. Kẻ quá thừa Tự do sẽ sinh hư, kẻ quá thiếu Tự do cũng rất dễ sinh hư theo một nghĩa nào đó, khi ấy xã hội chẳng những không yên mà còn dần dần sa đọa.

Con người thoát thai từ “con” (qua hàng triệu năm thời cổ sơ) nên sự Tự do của con người cũng có hai loại: Tự do của NGƯỜI là yếu tố thuộc về Nhân tính (gắn liền với dân chủ) , và Tự do của CON là yếu tố thuộc về thú tính (gắn liền với vô chính phủ). Hai yếu tố của Tự do này chi phối lẫn nhau. Khi quyền Tự do nhân tính bị co lại thì Tự do thú tính sẽ phình ra. Những hiện tượng Nguyễn Trường Tô, Hoàng Thùy Linh, hiện tượng nữ sinh lõa lồ đánh nhau đưa clip lên mạng... mà các tác giả trên đề cập chì là những ví dụ nhỏ trong hệ thống mất cân bằng dân chủ-tự do, dẫn đến phát triển Tự do thú tính hoang dã.

Họ phạm tội lỗi nhưng cũng là nạn nhân, bởi trong thực tiễn xã hội và trong hệ nghe-nhìn (của lề phải đấy!) hàng ngày đầy dẫy những yếu tố khuyếch trương và nuôi dưỡng cái gọi là sự “tự khẳng định mình” một cách hình thức, của thứ Tự do sống sượng, của kẻ có QUYỀN có TIỀN, của thứ văn hóa hiện đại phù phiếm lai căng, đang chiếm lĩnh quyền làm chủ đất nước. Thứ “Văn hóa mặt dày” sở dĩ vênh váo được vì có một hệ thống công khai nuôi dưỡng nó, (lúc chịu đòn cũng chỉ là đòn giơ cao đánh khẽ), trong khi “đối thủ” của nó là một nềnVăn hóa biết xấu hổ, biết đau khổ về tình trạng thua kém, về tình trạng lệ thuộc, đáng tủi nhục của nhân dân mình, của đất nước mình... lại đang ở vào thế bị bị lép vế, bị áp chế, càng yêu nước càng bị người đại diện cho nước đánh đòn.

Trong “Văn hóa mặt dày” có vô số kiểu mặt dày khác nhau, chẳng dâm thì gian, chẳng gian thì nịnh, chẳng nịnh thì lẳng lặng tòng phạm bằng cách quay lưng trước những vấn nạn của xã hội, ngậm miệng ăn tiền lại ra vẻ đạo đức ung dung... Có hội chứng “ghét cán bộ” là vì thế.

Trên đời chẳng ai dại gì tuyên bố ủng hộ cái Ác, nhưng cái Ác vốn là yếu tố thường trực, đã phục sẵn trong bản thể sâu xa thầm kín của con người, có mặc cảm bị văn minh kiềm chế nên nó nhạy lắm. Chỉ cần nghe ngóng thấy yếu tố Tự do nhân tính trong xã hội bị lép vế là cái Tự do thú tính lập tức vùng lên chiếm thế thượng phong, và coi chừng, chính nó lại nhân danh cái Thiện (khôn thế)!. Vì thế, tôi cảm ơn hai tác giả Nguyễn Thế Thịnh và Nguyễn Trung đã đánh tín hiệu lật tẩy sự nhân danh đánh tráo ấy.

Những tiếng nói Văn hóa bao giờ cũng đáng trân trọng, nhưng Văn hóa và Chính trị là cặp bài trùng. Tạo hóa hóm hỉnh bày ra cuộc chơi Game rất trí tuệ giữa Văn hóa và Chính trị: trong trường kỳ thì Văn hóa quyết định Chính trị, trong đoản kỳ thì Chính trị lại quyết định Văn hóa. Hai thứ ấy có lúc tôn nhau lên, có lúc lại dìm nhau xuống, có anh thắng keo đầu nhưng keo cuối lại thua... Bực mình quá, “Con người” bèn gọi Trời là “Con Tạo”, một thứ “Con” đa đoan như mình cũng phải.

HSP
(Trưa 27-7-2010)

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Giữa cơn mưa kéo đến
Nhanh chân băng qua con đường
Dường như trong tia chớp mùa hè
Ngôi mộ của tình yêu đã mất của hai người

A ……

Điều đó cháy một cách mãnh liệt
Tâm hồn giờ đây được hồi sinh

A ……..

Chỉ là sự trở lại của nỗi nhớ
Chuyện quá khứ tràn về
Nếu là người đã đi qua
Hãy để nó trôi vào quên lãng
Đó là lần cuối cùng òa khóc
Em đã nhận ra sự sâu nặng của tình yêu

A ……….

Bằng cách đó thật dịu dàng
Hình ảnh xanh xao đó sống lại

A …….

Chỉ là sự trở lại của nỗi nhớ
Từ chuyện quá khứ có thể biết được ngày mai

A ……

Điều đó cháy một cách mãnh liệt
Tâm hồn giờ đây được hồi sinh

A …….

Chỉ là sự trở lại của nỗi nhớ
Từ chuyện quá khứ có thể biết được ngày mai

A ……

Đi

リバイバル / Revial - Mayumi Itsuwa

Download リバイバル / Revial

 Kanji
リバイバル(REVIVAL)

降りしきる雨の中を
足早に通り過ぎた
夏の日の稲妻のように
はかなく消えたニ人の恋
アー
あれほど激しく燃えた
心が今は灰色のリバイバル(revival)
アー
くり返すだけの思い出は
よみがえらぬ過去の物語
行きずりの人ならば
忘られもするけれど
涙ぐむラストシーン(last scene)では
愛の深さに気づいていた
アー
あれほどやさしかった貴方の
面影が今は蒼ざめたリバイバル(revival)
アー
くり返すだけの思い出は
明日を知らぬ過去の物語
アー
あれほど激しく燃えた
心が今は灰色のリバイバル(revival)
アー
くり返すだけの思い出は
明日を知らぬ過去の物語
アー
あれほど激しく燃えた
心が今は灰色のリバイバル(revival)
アー
くり返すだけの思い出は
明日を知らぬ過去の物語

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Những nguyên nhân làm tàn lụi sức mạnh dân tộc Việt & Vận hội mới

Những nguyên nhân làm tàn lụi sức mạnh dân tộc Việt & Vận hội mới

Bookmark  and Share

Hà Trí Anh
image Kính gửi: GS Nguyễn Huệ Chi và các cộng sự,

Ông cha chúng ta đã đúc kết về tầm quan trọng của sức mạnh tinh thần, sức mạnh tư tưởng trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta nói riêng, và của cả dân tộc Việt chúng ta nói chung: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn”, “Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng”,…

Những ai quan tâm đến sức mạnh tinh thần, sức mạnh tư tưởng của con người nói riêng và của một dân tộc nói chung đã biết vượt qua thất bại, sai lầm, đớn đau, mất mát, bi kịch… để vươn lên phía trước, để thành công, và dành được vị trí xứng đáng trong xã hội, hay trong cộng đồng thế giới, đều không thể không biết đến, không thể không khâm phục sức mạnh tinh thần dân tộc của người Đức, người Mỹ, người Nhật, người Hàn Quốc, người Đài Loan, người Singapore,…

Những yếu tố nào tạo nên sức mạnh tinh thần dân tộc của người Đức, người Mỹ, người Nhật, người Hàn Quốc, người Đài Loan, người Singapore,…? Chúng ta hầu như ai cũng biết, cũng dễ dàng nêu ra được tương đối chính xác và đầy đủ.

Hiện tại, chúng ta có sức mạnh tinh thần dân tộc không?

Không có!

(Trong quá khứ, cha ông chúng ta đã nhiều lần có được, tạo ra được một sức mạnh tinh thần dân tộc lớn lao. Đó là vào những lúc chúng ta chiến thắng quân xâm lược phương Bắc, giành độc lập dân tộc năm 1945, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thống nhất đất nước năm 1975).
Chúng ta đã nhiều lần từng hội tụ được một sức mạnh tinh thần dân tộc khiến đại bộ phận dân chúng vững tin vào bản lĩnh và lẽ sống “vì dân” của người cầm quyền. Vậy, tại sao bây giờ chúng ta lại không có nó nữa? Sức mạnh tinh thần của dân tộc vì sao lại biến mất, vì sao lại tiêu tán, lụi tàn?

Tôi xin nêu ra một số nguyên nhân chính làm tiêu tán sức mạnh tinh thần dân tộc:

1- Các nhà lãnh đạo đất nước đã phạm sai lầm lớn khi tước mất quyền làm chủ đất nước của nhân dân qua việc tước bỏ quyền lập hiến và quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân trong lần sửa đổi Hiến pháp năm1992;

Nhân dân đang từ vị thế người làm chủ đất nước bỗng trở thành người mất “quyền làm chủ” và dẫn đến mất các quyền khác;

2- Các nhà lãnh đạo đất nước đã phạm sai lầm lớn khi áp đặt cho toàn dân tộc một ý thức hệ lỗi thời, xơ cứng, giáo điều, duy ý chí: ý thức hệ “cộng sản mác-xít”, ý thức hệ “xã hội chủ nghĩa” mà không hề hỏi nhân dân xem họ có muốn như vậy hay không. Nhân dân thấy mình bị áp đặt, bị xem thường, bị rẻ rúng;

3- Một bộ phận không nhỏ các quan chức Nhà nước đã và đang lạm dụng quyền lực, chức vụ của mình để mưu lợi riêng, mưu lợi cho phe nhóm của mình; có thái độ cửa quyền, gây khó dễ, nhũng nhiễu nhân dân. Bộ phận này đã trở nên giàu có một cách nhanh chóng và bất chính, trong khi đại bộ phân nhân dân đang phải sống thiếu thốn, nghèo khổ. Các nhà lãnh đạo quốc gia không còn là tấm gương cho nhân dân noi theo nữa, các quan chức nhà nước không còn là “rường cột quốc gia” trong con mắt nhân dân nữa. Khoảng cách giữa giới quan chức Nhà nước và nhân dân ngày càng lớn rộng ra; và mâu thuẫn giữa “quan giới” và nhân dân nảy sinh là một tất yếu;

4- Nhà nước duy trì một chính sách thiên vị, ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước tuy lớn về quy mô mà lại rất kém cỏi về hiệu quả kinh doanh; trong khi lại bỏ bê, coi nhẹ, xem thường vai trò của sự nghiệp dân doanh, khu vực kinh tế dân doanh. Nhân dân thấy mình bị phân biệt đối xử, bị hắt hủi;

5- Đảng, Nhà nước vừa đá bóng vừa thổi còi; không có một cơ chế giám sát hữu hiệu trong các hoạt động của mình, nên không thể, hoặc không kịp thời phát hiện ra các bất cập, sai lầm của hệ thống Nhà nước (Chúng ta chưa nói đến việc một hệ thống tự giám sát chính mình là rất khó, có thể nói là không thể);

6- Khi quan chức Nhà nước sai phạm, vi phạm luật pháp, Nhà nước đã dùng biện pháp “phê bình nội bộ”, “rút kinh nghiệm sâu sắc”… nên vô hình trung Nhà nước đã không tôn trọng luật pháp do chính mình đặt ra. Nhân dân thấy Nhà nước không nghiêm, pháp luật nhờn. Nhân dân hoang mang, mất lòng tin vào Nhà nước, vào pháp luật, và không biết đặt lòng tin vào ai, vào cái gì nữa;

7- Chúng ta đã và đang thể hiện một thái độ kỳ thị, nghi kỵ các bà con Việt kiều của chúng ta đang sinh sống ở nước ngoài. Một bộ phận dân tộc đã và đang bị dứt bỏ ra khỏi "cơ thể" của dân tộc ta;

8- Rồi, hầu như tất cả chúng ta (quan, dân, tôi, anh, chị…) tự khi nào đã biến thành và đang là những hòn đá khô cứng, vô cảm, lạnh lùng, ích kỷ, tham lam, bảo thủ, nghi kỵ, riêng rẽ phe nhóm, hèn nhát và a dua;

9- V.v… và v.v...

Trong trạng huống, thực tại nêu trên này, chắc chắn chúng ta không thể nào có được một sức mạnh tinh thần dân tộc như chúng ta đã từng có!

Chúng ta có khao khát, có mong muốn dân tộc Việt chúng ta lại có được một sức mạnh tinh thần dân tộc như các dân tộc nêu trên không? Chắc chắn là chúng ta rất khao khát, rất mong muốn.

Việc sửa đổi Hiến pháp trên nền tảng “dân là gốc của nước”, và Đại hội Đảng CSVN vào tháng Giêng sắp tới là cơ hội lịch sử để dân tộc Việt chúng ta xóa bỏ những nguyên nhân làm tàn lụi sức mạnh tinh thần dân tộc, tạo một hào khí mới, một sức mạnh tinh thần mới, một vận hội mới cho toàn dân tộc... nếu như. Vâng, phải thêm hai chữ “nếu như” bởi rất có thể cơ hội sẽ trôi qua một cách cay đắng vì tầm vóc nhiều mặt của người cầm chịch hôm nay rốt cuộc vẫn không thể vượt lên khỏi cái bóng của chính mình, và lúc bấy giờ thì lịch sử chắc chắn là một sa mạc khô cằn mà có lẽ vào lúc này chưa ai tưởng tượng nổi.

Kính chào Giáo sư và các cộng sự.

Hà Nội, ngày 12/7/2010

HTA

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
http://boxitvn.blogspot.com/2010/07/nhung-nguyen-nhan-lam-tan-lui-suc-manh.html

Đảng đang tự tách mình ra khỏi Nhân Dân,

Đảng đang tự tách mình ra khỏi Nhân Dân, điều đó nguy hại hơn gấp ngàn lần "thế lực thù địch"

Bình luận của blogger Dong
BBT Dân Luận: Thực ra Đảng bây giờ đâu còn là một đội ngũ thống nhất dưới một lý tưởng như ngày xưa nữa? Trách nhiệm dành độc lập dân tộc đã xong, còn niềm tin vào lý tưởng Mác - Lênin thì đã sớm đi về nơi xa. Như vậy cái khối gắn kết Đảng bây giờ chỉ còn là tiền và quyền, những thứ vật chất đó cổ vũ và bao che cho tham nhũng. Cuối cùng chỉ những người dân còn tin vào cái mác hào nhoáng "Đảng CS" bên ngoài là khổ.
batngo1.jpg
Kỷ niệm anh Tô: Bức thứ nhất gọi là “Tấn công bất ngờ” (hình: Blogger Quê Choa)

Đảng đang tự tách mình khỏi dân tộc, chứ đừng bao giờ hỏi tại sao quần chúng xa rời Đảng, thậm chí coi Đảng chẳng là gram nào. Hãy xem, dân đen có rượu thiếu mồi sang hàng xóm quơ đại con vịt, mấy thằng rủ nhau vào tù, còn bị chường tên tuổi lên báo, xử lưu động để miệng đời chê cười mấy kiếp. Quan chức PMU 18 nhất loạt được đổi tội danh từ Tham ô sang Lợi dụng chức vụ gây hậu quả… Thế là thế nào? Tham ô, tức là lấy của người làm của mình, trở nên giàu có thì người ta mới phải tham ô. Chứ nếu không vì mục đích làm giàu bất chính thì người ta lợi dụng chức vụ để làm gì?

Thực thi công lý mà không công bằng thì nhà cầm quyền mất hết uy tín. Phân biệt Đảng viên với dân thường trong cùng một hành vi tức là Đảng đã tự tách mình ra khỏi Nhân dân.

Cho đến một ngày, Đảng nhìn quanh sẽ không còn một người ủng hộ, nhìn vào đội ngũ toàn những kẻ biến chất, thoái hóa, xa rời lý tưởng ban đầu. Khi ấy còn cứu vãn được chăng.

Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã rất lo lắng về sự Đoàn kết trong Đảng, nay có người chỉ ra tình trạng bè cánh, phe phái, “tham nhũng quan hệ”… tức là nguy cơ ấy đã thành hiện thực. Chúng ta từng gặp những bè lũ tham nhũng mà chỉ khi chúng tự vạch mặt nhau (do ăn chia không đều) thì công luận mới được biết đến, còn thì năm nào cũng Đạt chuẩn Trong sạch vững mạnh. Sự “Đoàn kết” ấy tàn phá uy tín Đảng trong lòng nhân dân và các đảng viên chân chính gấp nhiều lần “bọn phản động thù địch chống phá”.

chiu.jpg
Kỷ niệm anh Tô: Và bức thứ hai, theo ngôn ngữ “chắn học”, gọi là “chíu”!!!

Nhân dân nhìn vào ông Tô thì ít (chuyện mua bán dâm có từ thượng cổ, lạ gì). Người ta nhìn cách xử sự của Đảng với ông Tô thì nhiều. Và, lại một lần nữa, chỉ bằng một “chỉ đạo” miệng của một ông kia mà toàn bộ báo chí, từ chính thống, nghiêm túc đến lá cải, nhố nhăng…đều phải “tắt tiếng”. Một vài blogger cũng vì Ca – mơ – run mà cất bài, xóa còm...

Dân nhìn vào đó, thất vọng về bề trên của ông Tô một, thất vọng về các nhà báo “cách mạng” hai ba phần, xem ra qua vụ PMU 18 với tướng Quắc, anh Chiến... lãnh cú “hồi mã thương” đã khiến cho các nhà báo, các tòa báo chợt trở nên yếu đuối đến tội nghiệp. Các nhà báo Việt Nam có định giành một vài cái Pulitzer không nhỉ? Nếu có thì hãy trở dũng cảm lên một chút, chứ cứ run rẩy thu mình trong vỏ ốc thì tốt hơn là trả lại danh xưng “nhà báo” lại cho dân về đuổi gà cho vợ.

Viết mãi không hết chuyện, thôi ngưng lại xem hồi hai.

Bình luận của MC:

Qui trình bổ nhiệm của chúng ta cực kỳ vớ vẩn có quá nhiều lỗ kim cho con voi trách nhiệm chui lọt.

Dẫn câu của Bác mucdong “Bên tỉnh uỷ giới thiệu nhân sự cho HĐND tỉnh để đại biểu HĐND tỉnh bầu ra Chủ tịch trong kỳ họp của HĐND tỉnh, có thể là kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường (Chủ tịch là Phó BT tỉnh Uỷ), HĐND bầu xong phải làm Tờ trình đề nghị Thủ tướng CP phê chuẩn kết quả bầu CT UBND tỉnh, Thủ tướng chưa phê chuẩn kết quả bầu cử thì chưa chính thức làm CT UBND tỉnh được”.

Tôi đặt trường hợp TT không đồng ý với cá nhân mà HĐND bầu ra thì có quyền từ chối không? Nếu không thì TT không có thực quyền mà chỉ có quyền được ký vào cái quyết định mà người ta soạn sẵn đúng không?
Thực ra thì người mà TT không ưng thì khó mà được HĐND bầu lắm, như vậy thực quyền bổ nhiệm vẫn là ở TT. Đến đây thì lại phải nói lại, tạo sao TT lại yêu cầu HĐND bãi nhiệm chức chủ tịch Tỉnh mà không ký quyết định ngay?

Cái “gian ngoan”, xí quên “khôn ngoan” của con người ta ở đây. TT đá quả bóng trách nhiệm chọn người cho HĐND, người này là do các ông chọn nhé, không phải tôi đâu, đạo đức, năng lực kém là do các ông chọn bắt tôi ký bây giờ các ông phải dọn nhé. He he tôi không có trách nhiệm trong sai lầm này nhé. Khỏe re.

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Các anh ơi ! anh ở nơi đâu

Chiến tranh đã qua đi, đất nước hoà bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được. Hãy sống cho thật với lòng để không phải hổ thẹn với người đã khuất

Chiến tranh Chiến tranh qua rồi những mất mát đau thương

Đất nước bình yên !Mà sao còn nhiều đau khổ


Đồng đội đã về mà anh vẫn nằm đó

Như những vì sao không tắt trong đêm

Các anh ơi ! anh ở nơi đâu ?

Nơi rừng sâu núi thẳm

Hay cánh đồng biển lúa mênh mông

Giữa lòng thị thành nơi phố xá

Hay bên bờ sông suối quê hương !

.

Anh ngã xuống mong cho quê hương thêm giàu đẹp

Sau 35 năm rồi vẫn nhìn lại quê ta

Liệu anh có yên khi đất nước quê nhà !

Núi rừng,biển khơi ngày hàng ngày chia cắt

Và ánh mắt trẻ thơ trong ngày đêm đói rét

Bất công con người ,nhiều ngang trái thương đau



Không anh không muốn ngàn lần không muốn vậy..

Anh không cần những lời lẽ vu vơ

Những câu thốt ra mà chẳng thật với lòng

Lời hứa hẹn ngọt ngào mà man trá



Bao năm tháng đã xa

Những nước mắt, giọt mồ hôi và bằng máu con người
Hảy giảm bớt để các anh ngon giấc
Hãy làm cho non sông hối hả
Tiến bước vào hạnh phúc của tương lai

Love Story - Andy Williams

Where do I begin

to tell the story Of how great a love can be
The sweet love story that is older than the sea
The simple truth about the love he brings to me

Where do I start

With his first hello
She gave a meaning to this empty world of mine
There'd never be another love another time
She came into my life and made the living fine
She fills my heart
She fills my soul with very special things
With angel songs with wild imaginings
She fill my soul with so much love
That anywhere I go I'm never lonely
With her along who could be lonely
I reach for her hand
It's always there

How long does it last
Can love be measured by the hours in a day
I have no answers now
But this much I can say
I know I'll need her till the stars all burn away
And she'll be there



Tôi biết bắt đầu từ đâu
Để kể một câu chuyện
Về một tình yêu bất diệt lớn lao
Một câu chuyện tình yêu quá đỗi ngọt ngào
Đã có trên trần gian này trước cả đại dương vô tận
Nó mãi ngân nga sự thực về tình yêu như những gì em đã mang đến cho tôi
Tôi phải mở đầu từ đâu đây

Với lời chào phút gặp gỡ ban đầu
Em đã làm cho khoảng thế gian trống vắng trong cõi lòng tôi bỗng trở lên ý nghĩa
Một cuộc đời chưa từng có giây phút biết đến tình yêu và sự sống
Khi em bước vào cuộc đời tôi, niềm vui cũng ùa về theo em
Em đã làm thoả mãn trái tim tôi
Tràn đầy tâm hồn tôi với bao điều kỳ diệu
Những giai điệu thiên thần với những hình tượng thủa sơ khai
Em lấp đầy tâm hồn anh với biết bao yêu thương
Để dù anh có đi bất cứ nơi đâu
Cũng chẳng bao giờ thấy cô đơn, giá lạnh
Chẳng thể cô đơn khi cùng em trên những bước đường dài
Khi anh nắm tay em
Em luôn ở bên anh chẳng giây phút chia lìa
Ôi tình yêu ấy đến bao giờ kết thúc?
Để anh có thể đo được bằng giờ, phút sớm hôm
Dù bây giờ anh chẳng thể trả lời đươc, nhưng anh có thể nói với em ngay
Anh biết anh sẽ luôn cần em cho dù đến khi tất cả các vì sao trên đời này cháy hết
Em sẽ mãi mãi bên anh

Feelings Những cảm xúc


"Feelings" là một bản nhạc dựa trên giai điệu được viết bởi Loulou Gaste và được gây tiếng vang bởi Morris Albert, người đã thu âm và đặt làm tiêu đề cho một ca khúc của ông năm 1975 trong album đầu tay.

Lời bài hát rất dễ nhận ra bởi điệp khúc "whoa whoa whoa" , liên quan tới sự bất lực của người nghệ sĩ khi "forget my feelings of love" .
Bản thu âm chính của bài hát đã rất thành công, đạt vị trí #6 trên bảng Pop và #2 trên Adult Contemporary charts ở Mỹ và buổi diễn được biết đến rộng khắp.



Qua những năm sau đó "Feelings" được trình diễn qua nhiều giọng ca khác gồm có Ella Fitzgerald, Nina Simone, Frank Sinatra, Engelbert Humperdinck, Julio Iglesias, Shirley Bassey, Glen Campbell, Sarah Vaughan, Sergey Penkin and Johnny Mathis.

Và bài hát cũng được thu âm lại dễ nghe hơn bởi vô số nhóm ban khác như Percy Faith, Ferrante & Teicher and 101 Strings.

Phiên bản tiếng Pháp là bài Dis-Lui - Mike Brant


Feelings, nothing more than feelings,
trying to forget my feelings of love.
Teardrops rolling down on my face,
trying to forget my feelings of love.

Feelings, for all my life I'll feel it.
I wish I've never met you, girl; you'll never come again.

Feelings, wo-o-o feelings,
wo-o-o, feel you again in my arms.

Feelings, feelings like I've never lost you
and feelings like I've never have you again in my heart.

Feelings, for all my life I'll feel it.
I wish I've never met you, girl; you'll never come again.

Feelings, feelings like I've never lost you
and feelings like I've never have you again in my life.

Feelings, wo-o-o feelings,
wo-o-o, feelings again in my arms.
Feelings...
(repeat & fade)
MTPHD dịch
Ôi những xúc cảm, không điều gì hơn thế
Tôi muốn quên đi những cảm xúc yêu đương
Khi giọt nước mắt lăn dài trên má tôi
Là lúc tôi muốn quên đi những xúc cảm đó

Xúc cảm ư, cả cuộc đời tôi sẽ cảm thấy điều đó
Tôi ước chi mình chưa bao giờ gặp em ,em yêu
Và em sẽ chẳng bao giờ trở lại ư

Những xúc cảm, ôi, những xúc cảm của tôi
Ôi, tôi lại cảm nhận em trong vòng tay mình
Những xúc cảm như thể tôi chưa từng bao giờ biết
Có tình em dội lại trong trái tim tôi
Ôi cảm xúc về em, suốt cuộc đời này tôi đều cảm nhận thấy

Anh không mong muốn gạp em nữa em yêu ơi
Bởi anh biết em sẽ không bao giờ trở lại

Cảm xúc ôi những cảm xúc về em giống như
Anh chưa bao giờ mất em
Và những cảm xúc đó giống như anh không bao giờ biết em
Như trước đây trong cuộc đời này

Cảm xúc ơi cảm xúc ơi
Ôi hình như em lai ùa về trong vòng tay tôi
Ôi những cảm xúc tình yêu

MTPHD SEOUL 2010/7

ÔI FEELINGS
Feelings, ôi tình yêu của tôi
Tôi cố quên em mà quên không nổi
Em xa rồi mà nỗi nhớ vẫn còn đây
Để tháng năm giọt lệ vơi đầy

Và bỗng thấy đây, niềm hạnh phúc
Anh đã nhốt hình em trong con tim tù ngục
Để được yêu em, được mặc sức tung hoành
Để chẳng bao giờ xa em, dù một khắc mong manh

Và như thế anh cũng đành vơi nỗi khổ
Rằng còn đây bóng hình, em vẫn ở trong anh!

Nguyễn Quốc Huy-Tản Đà


Dis-Lui - Mike Brant

Dis-Lui - Mike Brant

Dis-lui, fais ça pour moi, dis-lui
Que le jour sans elle
Me semble moins, longs

Dis-lui, quitte à mentir, dis-lui
Que je réalise
Qu'elle avait raison

Dis-lui, qu'à nouveau j'aime vivre
Que je ne suis plus seul déjà
Qu'elle n' est plus rien pour moi

Dis-lui oh oh oh
Dis-lui oh oh oh
Dis-lui... n'importe quoi

Dis-lui, fais ça pour moi, dis-lui
Que j'ai bien fini oui
D'être malheureux

Dis-lui, que j'aime une autre fille
Dis-lui tout ce que tu voudras
Mais il faut qu'elle te croie

Dis-lui que plus jamais, dis-lui
Je ne pense à elle
Quand tu la verras

Dis-lui oh oh oh
Dis-lui oh oh oh
Dis-lui... n'importe quoi
N'oublie pas
Dis-lui oh oh oh
Dis-lui oh oh oh
Dis-lui
Qu'elle n'est plus rien pour moi
Dis-lui oh oh oh
Dis-lui oh oh oh
Dis-lui... n'importe quoi
Pour qu'elle te croie
Dis-lui oh oh oh
Dis-lui

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

---BÀI THƠ CHO EM-







---BÀI THƠ CHO EM---

____________________


Tôi viết tặng em bài thơ này
một chiều HÀ NỘI mưa bay bay
bỗng thấy nhớ em nhiều _nhiều lắm
đất khách quê người em có hay

tôi nhớ về em nỗi nhớ đầu
cái ngày định mệnh ta quen nhau
giữa một trời sao đêm thu ấy
gió thổi hiu hiu sóng dạt dào

rồi nỗi nhớ 2 cũng theo về
ngày vui hai đứa bước chân đi
cát mịn trời trong trong nắng sớm
tay nắm chặt tay giữ câu thề

bỗng nhớ cái ngày tiẽn em đi
anh đứng trông theo gió lạnh về
em ngoáinhìn anh_bàn tay vẫy
thoáng thấy lệ nhoè hoen trên mi

những nỗi nhớ em cứ thế về
tầng tầng lớp giữa cơn mê
chắc là mùa đông em lạnh lắm
áo nhớ mặc thêm_ tất nhớ đi
một lời hẹn ước vẫn khắc ghi
anh vẫnmong em_ đợi ngày về
phố cổ mưa rơi HÀ NỘI vắng
một chàng trai trẻ lẻ bước đi.


Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

BÀI THƠ TÌNH VIẾT VỘI



BÀI THƠ TÌNH VIẾT VỘI
Thơ tình viết vội tặng em
Ngập ngừng lặng lẽ đem sang làm quà
Những lời viết vội xuề xoà
Dạt dào anh gửi những câu tốt lành

Mai em lên chốn đô thành
Sân trường xưa bóng cơn mưa vội vàng
Nhành hoa anh hái bên đàng
Tăng em vào buổi ngày xa mái trường

Anh về nhớ quá con đường
Dáng em hai buổi yêu thương đi về
Nhớ sao là nhớ tóc thề
Làm anh ngày đó cứ mê mẩn hồn

Xuân qua lòng dạ bồn chồn
Em đi bỏ lại nụ hôn đợi chờ
Tôi nghe lòng dạ thẫn thờ
Khi em tôi đã không chờ đợi tôi

Bao giờ tình ấy mới thôi
Để nay không thấy bồi hồi nhớ ai
Tình xưa sao chẳng nhạt phai
Cái ngày tôi vội làm thơ tặng nàng

MTP HD

MƯỜI HAI YẾU TỐ SỐNG HẠNH PHÚC

MƯỜI HAI YẾU TỐ SỐNG HẠNH PHÚC

******

Hạnh phúc là niềm mơ ước, niềm khoắc khoải muôn thuở của con người. Không ai sống trên quả địa cầu này lại không mang niềm ước mơ hạnh phúc. Bởi hạnh phúc là cái rất thân thiết mà con người không thể thiếu được. Nhưng hạnh phúc không phải là món quà do người khác ban tặng, mà hạnh phúc chính do sự tạo dựng của mỗi người. Vì vậy để có được một đời sống hạnh phúc thật sự đòi hỏi mỗi người phải có sự nỗ lực lớn, nhiều lúc cần vận dụng tất cả ý chí mới mong đạt được. Đồng cảm với những ưu tư, khoắc khoải đó của mỗi người, kinh Hạnh phúc Đức Phật đề cập đến mười hai yếu tố nhằm giúp con người sống hạnh phúc. Tìm hiểu và áp dụng các yếu tố này vào đời sống hằng ngày sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trên con đường kiến tạo hạnh phúc, an lạc.

* Yếu tố thứ nhất: Luôn luôn thành thật với chính mình.

Thành thật với chính mình là ý thức quay trở về để thấy rõ mình, nhìn nhận mình và bắt đầu cho một cuộc cách mạng tự thân. Có nghĩa là không tự dối gạt mình, không che dấu những tật xấu mình đang có mà luôn luôn mạnh dạn nhận lãnh những lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa đổi. Chẳng hạn như ta là một người ích kỷ, không chân thật thì ta phải biết chấp nhận đó là những tánh xấu của ta và quyết tâm sửa đổi chứ không bào chửa biện minh. Thành thật với chính mình là yếu tố giúp chúng ta cải thiện không ngừng để trở thành một người hoàn thiện. Người có đức thành thật với chính mình tức sẽ tạo niềm tin yêu, kính mến người khác. Kinh Pháp Cú ghi : "Thành tín là bạn chí thân" chính là ý nghĩa này. Muốn có hạnh phúc thật sự bạn phải luôn luôn thành thật với chính mình.

* Yếu tố thứ hai: Biết hổ thẹn và ăn năn sửa đổi lỗi lầm.

Đã là người, là :"Nhân vô thập toàn", không ai không khỏi có những lỗi lầm. Nhưng điều cao quý và quan trọng là khi vấp phải một lỗi lầm nào liền phải biết hổ thẹn, ăn năn sửa đổi các lỗi lầm ấy. Hổ thẹn là yếu tố tâm lý thiện rất quý báu và rất cần thiết mà mỗi người cần luôn biết làm cho dấy khởi. Có những người vấp phải những lỗi lầm nhưng họ không biết hổ thẹn ăn năn, cho nên từ những lỗi lầm này kéo theo những lỗi lầm khác lần hồi sẽ đưa đẩy họ vào con đường đau khổ khôn nguôi. Làm điều lỗi lầm, xấu ác mà không biết hổ thẹn hối cải là người ác nhất và sẽ gánh chịu những hậu quả khổ đau nhất trên đời.

Ở đời người không tạo nên lỗi lầm rất là hiếm có. Họ là những vị Thánh sống. Đức Phật thường ca ngợi, tán thán những người có lỗi lầm, có ác ý làm việc ác nhưng sớm biết ăn năn hối cải. Biết hổ thẹn và hối cải lỗi lầm là hạt giống tốt, là một yếu tố cần thiết để làm nẩy nở hoa trái hạnh phúc. Biết hổ thẹn và ăn năn, sửa đổi lỗi lầm là điều rất quan trọng và rất khó làm, nhất là điều xấu ác ấy đã quá gắn chặt, và trở thành tập quán mà Duy Thức học gọi là "chủng tử" thì lại càng khó thay đổi. Cho nên để sửa đổi, hối cải những lỗi lầm không cho tái phạm trở lại đòi hỏi phải có một ý chí rất lớn, đôi lúc phải đem cả bản thể, sinh mệnh mới mong vượt thoát được.

Đừng bao giờ có tư tưởng rằng: "Đã lỡ rồi cho lỡ luôn", mà phải luôn biết dừng lại và cải hối tự thân để vươn lên. Phải nên nhớ rằng, không ai thương ta bằng chính ta cả. Vì vậy có đôi lúc cho dù người khác không chấp nhận sự ăn năn hối cải của mình, thì cũng đừng nên bận tâm, miễn là tự mình biết thắp sáng ý thức sửa đổi để làm lại cho tốt là đủ lắm rồi. Hãy nỗ lực để trở nên người hoàn thiện, là nguồn hạnh phúc cho chính mình, cho mọi người.

* Yếu tố thứ ba: Tin vào khả năng tốt của mình.

Đức tự tin là một đức tính vô cùng quý báu. Tin tưởng mình có khả năng tốt thì hẳn nhiên sẽ giúp mình làm nhiều điều tốt. Trong mỗi người đều có sẵn những đức tính tốt như tâm thương yêu, tâm hiểu biết, tâm vui tươi và tâm bao dung cởi mở. Những đức tính này rất quý báu, rất mầu nhiệm, nó có khả năng hóa giải được tâm giận hờn, tâm cố chấp, tâm âu lo, tâm ích kỷ và bảo thủ. Những hạt giống quý báu và mầu nhiệm ấy đang bị che phủ bởi những tập quán xấu, bất thiện như tham lam, giận dữ, si mê. Vì vậy, trong đời sống hằng ngày ta phải luôn định tỉnh, quán sát, theo dõi để loại trừ dần các tâm bất thiện và phát triển những hạt giống thiện. Cần phải luôn ý thức rằng những đức tính tốt là yếu tố đưa đến hạnh phúc, an lạc. Những đức tính xấu là yếu tố đưa đến đau khổ, bất an. Kinh Hoa nghiêm Đức Phật đã ngợi ca về khả năng tốt đẹp của con người khi nói: "Nhân thị tối thắng" là lời xác quyết hùng hồn làm cho chúng ta vững tin hơn. Hãy tin vào khả năng tốt của chính mình và hãy phát triển khả năng ấy để tạo dựng hạnh phúc cho chính mình và đồng loại.

* Yếùu tố thứ tư: Quyết xa lánh bạn xấu ác.

Tục ngữ của dân tộc ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là một lời khuyên nhủ rất quan trọng mà ta phải hết sức cẩn thận. Trong cuộc đời, ta vẫn thường thấy sự thành công hay thất bại của một người thì phần nhiều nhờ yếu tố hoàn cảnh bên ngoài. Những người được gặp gỡ, gần gũi những bạn tốt, những bậc đại nhân thì quả là một may mắn rất lớn. Bởi những người bạn tốt thì luôn luôn khuyến khích, un đúc chí hướng thượng cho ta, giúp ta phát triển những đức tính tốt, ngăn ngừa không cho ta làm các điều xấu ác. Ngược lại, bạn xấu ác là những người trong lòng chứa nhiều điều bất thiện, tâm họ thường nghĩ điều ác, miệng nói lời ác và thân làm việc ác. Nếu thân cận với những kẻ ấy sớm muộn gì bạn cũng sẽ trở thành người xấu như họ. Lúc nào tâm ta chưa được tự chủ hoàn toàn, bản chất đời sống của ta chưa được thánh thiện thì xa lánh bạn xấu ác là cách hay nhất để không bị nhiễm các tánh xấu. Trong xã hội ngày nay, do đời sống vật chất bên ngoài tác động, nên không những tìm được người bạn tốt rất khó, mà tìm môi trường tốt để cho chúng ta sinh hoạt cũng rất hiếm. Vì vậy hãy quyết tâm xa lánh bạn xấu, xa lánh môi trường xấu và hãy chọn bạn lành để thân cận, nương tựa. Nếu không tìm được bạn tốt, thì thà làm bạn một mình chứ nhất quyết đừng làm bạn với kẻ xấu. Thân cận bạn lành và xa lánh bạn xấu là yếu tố quan trọng để hoàn thiện con người của chúng ta.

* Yếu tố thứ năm: Yêu thương đi đôi với trí tuệ và lòng chân thật.

Yêu thương là một loại tình cảm rất đẹp đẽ, cao quý mà bất cứ ai cũng có. Nhưng tình cảm ấy cần phải được nuôi dưỡng bằng trí tuệ và lòng chân thật thì mới được bền vững. Thương ai thì ta phải đem trí tuệ và lòng chân thật của ta để làm cho người đó được hạnh phúc. Cha mẹ thương yêu con phải để nhiều thì giờ săn sóc con, dạy bảo con bằng lời lẽ hiền dịu đúng đắn, bằng sự sống trong sạch và bằng tất cả tấm lòng chân thật của mình. Thương cha me, thương anh em, thương vợ chồng, thương thầy bạn cũng luôn đem tình thương trong sáng, tình chân thật ấy đối đải mới gọi là thương.Thương nếu không đi đôi với trí để soi chiếu, không đem lòng chân thật để đối đải lẫn nhau thì càng thương càng đưa đến xung đột, đau khổ và thù oán cho nhau. Cho nên thương phải luôn đi đôi với trí tuệ và lòng chân thật thì tình thương ấy mới được vẹn toàn vững bền.

* Yếu tố thứ sáu: Rèn luyện ý chí vượt thoát và không sợ hãi.

Sợ hãi là một tập quán cố hữu của con người. Sợ hãi nên thường né tránh sự thật, sợ hãi nên chạy trốn với chính mình, sợ hãi nên nói dối và cũng từ sợ hãi nên có thể gây tạo nên nhiều điều tội lỗi. Người thường ôm lòng sợ hãi sẽ không sống an ổn hạnh phúc và hướng thượng được. Muốn chấm dứt tâm lý sợ hãi phải rèn luyện ý chí vượt thoát những cố chấp thường tình. Phải rèn luyện sống đời sống chân chánh, tập nói sự thật, nhìn thẳng sự thật và sống với sự thật của chính mình. Hãy quyết không nói dối để được người thương, không nói dối để được lòng người, không nói dối để tránh trách nhiệm. Sợ mất uy tính, sợ cô đơn, sợ bị người coi thường, sợ chết chóc... Đó là căn bệnh trầm trọng của nhiều người. Luyện ý chí để vượt thoát qua sự sợ hãi đòi hỏi phải có một sự nỗ lực lớn. Quán về vô thường, về nhân quả sẽ giúp chúng ta thấy rõ được sự thật của các pháp, từ đó tâm được định tỉnh tự chủ.

*Yếu tố thứ bảy: Vun bồi và phát triển lòng từ bi.

Lòng từ bi là một loại tình cảm rất đặc sắc trong đạo Phật. Tình cảm này vượt ra ngoài tình yêu nam nữ, người thân. Chỉ thương người thân mình, bản thân mình là một thứ tình cảm đáng khuyến khích, nhưng loại tình cảm này nếu không được trau dồi và quán chiếu rộng lớn hơn thì dễ rơi vào đau khổ oan trái. Từ bi là lòng thương yêu bao trùm khắp tất cả, không phân biệt kẻ sơ, người thân, quốc gia, chủng tộc mà chỉ có lòng mong muốn đem an vui đến cho tất cả. Lòng từ bi là tâm trắc ẩn thương người, thương đời, thương cả muôn vật cỏ cây. Nhờ có tâm trắc ẩn thôi thúc mà phát tâm làm các điều lành cứu giúp người khốn khổ một cách bình đẳng. Vun bồi và phát triển lòng từ bi có nghĩa là vun bồi và phát triển nguồn an lạc và hạnh phúc của chính mình và người.

* Yếu tố thứ tám: Thường giữ lòng hoan hỷ.

Hoan hỷ là lòng luôn vui tươi, bao dung, cởi mở và nụ cười tươi mát luôn nở trên môi. Để có được lòng hoan hỷ thì trong tâm phải có đủ hai yếu tố là hiểu biết và thương yêu. Thương người vì hiểu hoàn cảnh của người, hiểu người để thương mà không có thành kiến, không bắt buộc người mình thương phải tùy thuận theo ý muốn của mình. Từ bỏ được lòng tham, lòng sân, tà kiến và cố chấp thì cõi lòng sẽ luôn tươi mát, tự tại, bình an và hoan hỷ. Thường quán chiếu để thấy được các pháp vốn là vô thường, giả ảo, duyên khởi thì tâm sẽ không bị vướng mắc, rồi từ đó ứng xử với mọi người theo tinh thần ấy thì sẽ giúp mình và người sống an lạc hoan hỷ. Thường giữ lòng hoan hỷ sẽ giúp ta lạc quan giữa bộn bề phiền toái của cuộc sống.

* Yếu tố thứ chín: Sống theo hạnh xả chấp.

Hành trình sống của con người cũng như một con thuyền ra khơi giữa sóng to gió lớn. Nếu không khéo lèo lái và trút bỏ những hành trang không cần thiết, thì chiếc tàu sẽ dễ bị chìm đắm. Cũng vậy, trong cuộc đời nếu chúng ta cứ ôm nắm, chấp giữ quá nhiều những giận hờn, trách móc, những bất như ý mà người khác vô tình hay cố ý đem đến cho ta thì ta sẽ khổ đau ray rứt mãi. Vì vậy muốn được an lạc hẳn nhiên chúng ta phải nỗ lực loại bỏ tất cả những chấp trước gây thương tích khổ đau cho mình. Hãy học hạnh xả chấp, yêu thương với tất cả ngay cả với những người đem đến điều bất hạnh cho mình. Sự sống là một dòng biến chuyển tiến hóa không ngừng. Kẻ cố chấp là người không bao giờ tiến bước lên phía trước được. Người xả chấp là người biết hòa mình vào dòng tiến hóa không ngừng.

* Yếu tố thứ mười: Nương theo pháp lành và sống chơn chánh. Sống chân chánh và sống nương theo pháp lành là lý tưởng sống mà người Phật tử cố thực hiện theo. Người Phật tử phát nguyện nương theo Phật, nương theo giáo pháp, nương theo những vị xuất gia chân chánh là để trau dồi tâm ý và để sống đời sống hướng thượng thanh cao. Đó là nền tảng vững chắc của pháp lành, của hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc chân thật là hạnh phúc lâu dài, đem đến an vui cho mình và người trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sống theo pháp lành chắc chắn sẽ có được nguồn hạnh phúc thật sự. Sống chân chánh là sống đúng theo chánh pháp, làm nghề nghiệp sinh sống một cách chân chánh. Tài sản kiếm được do công lao làm việc khó nhọc của mình, do tâm hồn và trí tuệ trong sạch phát kiến, do thừa kế sự nghiệp chứ không do sát sanh, trộm cướp hay bán thân mà có. Muốn có hạnh phúc thật sự phải nương theo pháp lành, để sống một đời sống chân chánh, lương thiện, cho dù vật chất có thiếu thốn đi nữa, nhưng tinh thần sẽ rất thanh thản, an vui.

* Yếu tố thứ mười một: Trau dồi thân tướng và giữ gìn sức khỏe

Một người có thân tướng tốt đẹp là do họ đã gây tạo nhiều nhân tốt, nó phát sinh từ tâm hồn đẹp và nhân cách cao quý. Có người có sắc diện đẹp, nhưng không có thân tướng sáng vì nhân cách thấp kém và tâm hồn không trong sạch. Một người có tướng dẹp, tướng sáng, tướng quý là do họ biết gieo trồng nhiều điều lành, tâm hồn rộng lượng, thành thật, nhân ái và chánh trực. Chính nhờ vậy nên họ luôn luôn là người có sức khỏe tốt và sống lâu. Cho nên để trau dồi, giữ gìn sức khỏe được thật tốt, ngoài việc luyện tập thân thể, ăn uống điều độ... còn có một cách tốt nhất đó là tránh không làm điều xấu ác và giữ tinh thần luôn được vui tươi, định tỉnh. Những tâm lý như buồn rầu, lo lắng, tức giận, ích kỷ... là những độc chất nguy hại đến sức khỏe và dung nhan của chúng ta rất mãnh liệt mà chúng ta cần nên loại bỏ.

* Yếu tố thứ mười hai: Sống hòa hợp với thiên nhiên.

Chưa có lúc nào con người cảm thấy môi trường sống của mình bị đe dọa như lúc này. Các nhà môi sinh đã kêu gọi các nước trên thế giới hãy cùng nhau bảo vệ môi trường thiên nhiên một cách khẩn cấp. Cho thấy tầm quan trọng của thiên nhiên như thế nào. Nhờ thiên nhiên con người mới sống, hít thở được không khí trong lành, làm sạch buồng phổi và có tinh thần sảng khoái không bị căng thẳng. Đức Phật là hiện thân của một đời sống hòa hợp với thiên nhiên, cuộc đời Ngài luôn gắn liền với thiên nhiên, Ngài đản sanh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn đều ở giữa thiên nhiên với rừng cây bao bọc. Thiên nhiên là nguồn sống vô tận, có công năng nuôi dưỡng thân thể và sự sống của chúng ta. Ở xã hội Tây phương hiện nay, người ta đua nhau tìm về với thiên nhiên cũng vì lý do này. Sống hòa hợp và bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ hạnh phúc của chúng ta và của thế hệ sau này.

Trong thời đại khoa học điêïn toán hôm nay, nền khoa học kỷ nghệ đã đạt được những thành quả lớn lao nhưng không phải nhờ những thành quả này mà con người có được một đời sống hạnh phúc.

Con người vẫn còn đó những bế tắc về tâm lý, những ray rứt âu lo về tinh thần, những xung đột giữa các quốc gia, giữa con người và con người, giữa con người và môi trường sống. Chính vì vậy nên các phương pháp để giải tỏa những bế tắc của con người sẽ mãi hoài còn nguyên giá trị. Mười hai yếu tố gieo và trồng để tạo nguồn hạnh phúc như Đức Phật đã đề cập rất là cần thiết cho con người hôm nay trong công trình kiến tạo hạnh phúc chân thật. Áp dụng được các yếu tố này vào trong đời sống ngày nay thì chắc chắn con người sẽ sống tự tin hơn, thương yêu, bao dung và cởi mở với nhau hơn, là những điều mà thế giới hôm nay rất cần đến.

Feelings

Feelings Phiêu linh
Gemini

Feelings, nothing more than feelings, Phiêu linh, chẳng gì hơn phiêu linh,
Trying to forget my feelings of love. Như cố quên đi phiêu linh tình yêu của tôi.
Teardrops rolling down on my face, Lệ lăn dài trên má mãi rồi,
Trying to forget my feelings of love. Như cố quên đi phiêu linh tình yêu của tôi.

Feelings, for all my life I'll feel it. Phiêu linh, suốt đời anh không thể quên.
I wish I've never met you, girl; Anh mong không gặp em nữa, hỡi em,
You'll never come again. Người anh yêu chẳng bao giờ gặp lại.

Feelings, wo-o-o feelings, Phiêu linh, ôi ôi phiêu linh
Wo-o-o, feel you again in my arms. Ư ư ừ, dường như em lại trong vòng tay anh

Feelings, feelings Phiêu linh, phiêu linh
Like I've never lost you Như là chẳng bao giờ anh mất em
And feelings like I've never Và phiêu linh, dường như sẽ chẳng bao giờ
Have you again in my heart. Em yêu trở về trong con tim anh.

Feelings, for all my life I'll feel it. Phiêu linh, suốt đời anh không thể quên.
I wish I've never met you, girl; Anh mong không gặp em nữa, hỡi em,
You'll never come again. Người anh yêu chẳng bao giờ gặp lại.

Feelings, feelings like I've Phiêu linh, phiêu linh như là
Never lost you Chẳng bao giờ anh mất em
And feelings like I've never have you Và phiêu linh, dường như sẽ chẳng bao giờ Em
Again in my life. Trở về trong cuộc đời anh.

Feelings, wo-o-o feelings, Phiêu linh, ôi ôi phiêu linh
Wo-o-o, feel you again in my arms. Ư ư ừ, dường như em lại trong vòng tay anh
Feelings... Phiêu linh …

Người văn minh của một nhà nước nhờ dân

Người văn minh của một nhà nước nhờ dân


Cả trường tập trung làm thẻ ATM.

Từ tháng này bắt đầu được trả lương, lĩnh lương bằng thẻ từ nhé! Dù lương của bạn chỉ vài trăm ngàn đồng/ tháng, cũng vẫn được vênh vang nhét thẻ vào máy mà thao tác như những người lịch sự của thế giới văn minh chuyên dùng thẻ từ trong mọi giao dịch thương mại. Hehe, oách thật!

Nền kinh tế tiền mặt sắp tới hồi cáo chung. Thay vào đó là nền kinh tế thẻ từ văn minh và vượt trội.

Nhìn thấy rõ là đồng lương danh nghĩa sẽ được đẩy dần lên, để đến 1/1/2009 sẽ có cả đống người nhận lương 4 triệu đồng/tháng, được vinh hạnh vỗ ngực với thiên hạ rằng ta cũng thuộc diện đóng thuế thu nhập cao, chả cần biết 4 triệu đó quy ra phở được bao nhiêu bát và quy ra thịt, cá, đậu phụ... thì đủ đi chợ được bao nhiêu ngày trong tháng. Người thu nhập thấp được đóng thuế thu nhập cao. Cái vinh hạnh rất xa xỉ ấy chỉ dân Việt Nam ta mới được hưởng.

Bởi dân ta vốn là "gốc" của nước nhà, "Khó vạn lần dân liệu cũng xong!" mà.

Cũng vì dân ta tuyệt vời thế nên được nhà nước tin cậy giao cho lo liệu vô khối thứ to tướng:

Dạo trước, xăng dầu ở biên giới bị buôn lậu ghê quá, nhà nước không quản nổi => Tăng giá cho tiệt đường buôn lậu. Giá cao, dân "liệu" cho Nhà nước. Đợt này, Ông Xăng dầu kêu làm ăn lỗ lã chỏng chơ (mà lạ thế chứ, cứ các ông được nhà nước bảo hộ, nâng như trứng mỏng, cưng như con cầu tự, giá độc quyền thích đặt bao nhiêu là đặt, thì suốt ngày gào khóc rằng lỗ, lỗ...), nhà nước ta lập tức cho giá xăng nhảy nhót tuỳ thích, mặc cho bão giá, mặc cho hiệu ứng domino là cái mà nhà kinh tế nào cũng cần phải biết (Hay vì nhà nước ta không chơi game nhỉ!?). Cứ xin dân "liệu" giúp cái vụ khó khăn này.

Giáo dục bê bối quá, ì ạch quá, nhà nước chả đủ sức đủ tài để vực dậy => Ta "xã hội hóa" cái chơi. Chả ai hiểu nổi nghĩa của cái từ "xã hội hóa" bóng loáng và kêu như chuông khánh này là gì, nhưng nó được giải thích là "Làm cho giáo dục trở thành công việc của toàn xã hội". Hic, công việc thì của toàn xã hội, nhưng quyền lợi thì các Ông Giáo dục vẫn cứ độc quyền, vẫn cứ nắm quyền "Cho" mà ban phát ơn huệ. Còn dân tình thì chỉ được mỗi cái quyền è cổ đóng các thể loại học phí, lệ phí, thủ tục phí, tiêu cực phí và... lãng phí... để cho chất lượng giáo dục có vẻ như lại còn sa sút hơn.

Chả riêng gì giáo dục, cả y tế, nghệ thuật (nào sân khấu, nào điện ảnh, nào âm nhạc... tuốt tuồn tuột)cũng đang được nhà nước tin cậy giao cho dân "liệu" bằng cái sáng kiến "xã hội hóa" made in Vietnam như vậy.

Giáo sư Hoàng Tụy mạnh miệng hỏi: "Xã hội hóa hay là đẩy gánh nặng cho dân?".

Thực ra, đâu đến nỗi thế. Nhà nước chỉ tin cậy nhờ dân "liệu" những gì mình không làm được thôi.

Nên tất cả đều là của dân, dựa vào dân: Quân đội nhân dân, công an nhân dân, nhà giáo nhân dân, nghệ sỹ nhân dân...
Nhà nước có giữ gì mấy cho mình đâu, chỉ có Ngân hàng nhà nước và kho bạc nhà nước thôi

Xã hội hóa hay là đẩy gánh nặng cho dân ?

Sắp bước vào năm học mới, trong khi cả xã hội chưa hết bàng hoàng về kết quả thấp của kỳ thi THPT nghiêm túc đầu tiên, thì nhiều gia đình đang nháo nhác lo âu chuyện học phí rục rịch tăng. Hai việc như cộng hưởng để gây bức xúc lớn: chất lượng thấp đi đôi với học phí ngày càng cao, thật khó thông cảm. Tuy ai cũng biết những khó khăn của ngành giáo dục, nhưng có lẽ cơ quan quản lý giáo dục cũng cần hiểu rõ hơn những khó khăn của dân, nhất là vào lúc đời sống còn nhiều mặt bất an như mấy tháng gần đây.

Qua báo chí có thể thấy rõ phản ứng không mấy thuận lợi của số đông người dân đối với chủ trương tăng học phí. Số là từ mấy năm nay, theo quan điểm “thị trường là tất cả”, lý luận “giáo dục là hàng hóa” đã du nhập vào nước ta và được sử dụng để biện minh cho chủ trương “xã hội hóa” mà nội dung được hiểu rất tùy tiện, như GS Bùi Trọng Liễu đã phân tích trong bài [1]. Lý do đưa ra để tăng học phí là vì kinh phí nhà nước cấp cho giáo dục quá thấp, lương thầy cô giáo không đủ sống, nếu cứ giữ học phí ở mức hiện nay thì chất lượng giáo dục khó có thể cải thiện. Mới thoạt nghe tưởng có lý nhưng suy xét kỹ hơn, đó là cái lý thiếu trách nhiệm muôn thuở của cơ quan quản lý. Không đi sâu vào lý luận có nên xem giáo dục là hàng hóa không, và điều đó hàm nghĩa gì, có hệ lụy gì đến trách nhiệm của Nhà Nước đối với quốc sách hàng đầu này, tôi chỉ xin nêu lên mấy sự việc sau, mong các cơ quan hữu trách cân nhắc để có thái độ thận trọng trước một vấn đề mà ý nghĩa có thể vượt quá tác động trực tiếp của nó đến đời sống người dân.


1. Phải chăng vì thiếu tiền nên chất lượng giáo dục sút kém, do đó cần tăng học phí để nâng cao chất lượng giáo dục ?

Rõ ràng tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích dỏm, làm láo báo cáo hay, học sinh ngồi nhầm lớp, giáo viên đứng nhầm lớp, vi phạm đạo đức nghề thầy, chương trình, sách giáo khoa sai sót nhiều, không ổn định, dạy thêm học thêm tràn lan, chạy trường, chạy lớp, học giả bằng thật, v.v... đều không phải do thiếu tiền. Vừa qua bệnh tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đã được khắc phục một bước, đâu phải nhờ ngành giáo dục đã được cấp thêm kinh phí ? Có ý kiến cho rằng Nhà Nước hiện chi cho giáo dục 20% ngân sách, nhưng giả dụ có tăng lên đến 25% thì cũng không chắc giải quyết nổi những vấn đề bức xúc của giáo dục. Đúng vậy, chỉ xin nói thêm: giả dụ có tăng lên 30-40% ngân sách và tăng học phí nhiều, nhiều lần nữa, cũng chẳng có tác dụng gì nhiều nếu không thay đổi phong cách làm giáo dục. Vì sao ? vì chất lượng giáo dục kém hoàn toàn không phải do thiếu tiền. Từ 1998 đến 2007, đầu tư của Nhà Nước cho giáo dục tăng gấp 6 lần (từ 11.754 tỉ lên 67.000 tỉ), chưa kể tiền vay của nước ngoài 1,1 tỉ USD, trong khi đó số lượng học sinh, sinh viên không tăng bao nhiêu. Cho nên không thể viện cớ khung học phí 10 năm nay không thay đổi để biện minh cho đề nghị tăng học phí. Căn bệnh trầm kha của giáo dục không thể chữa trị nếu chỉ lo tăng đầu tư và phần đóng góp của người học.


2. Phải chăng cần tăng học phí để tăng lương cho giáo viên đủ sống ?

Chỉ cần phân tích số liệu thực tế một cách khách quan cũng đủ rút ra kết luận (xem chẳng hạn [2] và [3]): gộp cả phần ngân sách chi cho lương và các khỏan thu nhập khác của giáo chức với tiền đóng góp của dân qua học phí đủ loại, thì lương trung bình thầy cô giáo phổ thông phải gấp 3-4 lần lương chính thức. Điều cực kỳ phi lý đó của cơ chế sử dụng tài chính công chính là thủ phạm số một của tệ nạn tham nhũng đang hoành hành trong bộ máy hành chính của chúng ta, và riêng trong ngành giáo dục, nó cũng là thủ phạm số một của mọi sự tiêu cực, khuất tất ở đây. Theo nhận định chung, trên cơ sở các kết quả điều tra thực tế, hiện nay thu nhập của phần đông giáo chức đã đủ sống tương đối, đã có không ít giáo viên ở thành phố có thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/tháng, thậm chí cá biệt vài chục triệu đồng/tháng. Vậy vấn đề cấp bách không phải ở chỗ lương thấp mà ở chỗ: lương chỉ là một phần nhỏ thu nhập, mà thu nhập này thì không phụ thuộc nhiệm vụ chính, lại được phân phối khá tùy tiện, gây ra nhiều bất công, và hơn nữa, khiến quan chức ngày càng quan liêu, còn thầy cô giáo thì luôn đầu tắt mặt tối để làm những việc ngoài trách nhiệm trực tiếp. Sao không tìm cách xóa bỏ cái nghịch lý trơ trẽn đó trên cơ sở chấn chỉnh cơ chế tài chính cho minh bạch, công bằng, và giảm thiểu tối đa những chi tiêu lãng phí đang làm thất thóat biết bao tài sản ? Đó mới thật là giải pháp căn cơ để tiến đến đồng lương công bằng cho giáo viên, tuy giải pháp này khó thực hiện, song không khó vì bản chất bất khả thi mà chỉ khó vì đụng chạm tới lợi ích của những nhóm người đã quen được ưu đãi bởi cơ chế tài chính thiếu công bằng và thiếu minh bạch đã tồn tại lâu nay.


3. Phải chăng chỉ cần có chính sách học bổng thích hợp thì tăng học phí vẫn bảo đảm cho người nghèo đi học được ?

Trước hết cấp học phổ cập phải hoàn toàn miễn phí, còn các cấp học khác, nếu bắt buộc phải tăng học phí thì tối thiểu cũng cần có chính sách học bổng cho người nghèo, đồng thời học phí không thể đồng loạt, mà cần có phân biệt theo vùng, miền. Lý thuyết thì vậy, song khi nhìn vào thực trạng bộ máy hành chính mà tình trạng quan liêu, tham nhũng từ nhiều năm rồi chưa được cải thiện nhiều, ai dám chắc sẽ không xảy ra điều trái ngược: người giàu hay có quyền chức lại chạy được học bổng, hoặc trả học phí thấp, còn người nghèo không trả nổi học phí, có khi đành bỏ học. Có thể những trường hợp oái ăm như thế không đến nỗi là đa số, nhưng ai dám khẳng định không nhiều, không phổ biến, và dù cho chỉ là số ít thì Nhà Nước có thể dửng dưng được chăng ?

Thật ra kinh nghiệm thực tế không cho phép ta hy vọng quá nhiều ở chính sách học bổng. Mặc dù chính sách ấy đã có từ lâu, song mấy năm gần đây số học sinh tiểu học giảm (từ 9,7 triệu năm 2000 còn 7,8 triệu năm 2004) trong khi dân số vẫn tăng có thể là do có nhiều học sinh bỏ học. Học phí chưa tăng mà còn như thế thì tới đây nếu học phí tăng lên tình hình sẽ ra sao ? Theo tính toán của TS Vũ Quang Việt [3] có thể dự đoán bức tranh rất ảm đạm nếu học phí đổ đồng tăng từ 66 nghìn lên 200 nghìn/tháng. Đến mức đó người dân sẽ tự hỏi mục tiêu của chính sách giáo dục là vì ai ? Nếu chúng ta nhớ rằng ngoài học phí, còn có bao nhiêu khoản phí khác về sách vở, về học thêm, nếu không chi thì cơ hội học được trường tốt, và lọt được vào cấp học cao hơn rất mong manh, thì mới thấy hết sự bất công còn tồn tại trong nền giáo dục của chúng ta.


4. Phải chăng do Nhà Nước không thể bao cấp hết cho giáo dục, nên phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục trong đó có việc tăng học phí ?

Ngay ở các nước giàu OECD, phần đóng góp của dân cho giáo dục cũng chỉ quanh quẩn 20%, trong khi ở nước ta tỉ lệ ấy đã vượt 40%, thế vẫn chưa đủ sao ? Có người còn cho rằng quan niệm giáo dục là hàng hóa đã chiếm ưu thế trên thế giới, ta không nên né tránh thị trường giáo dục, mà phải trả giáo dục về cho xã hội. Trong thực tiễn quản lý giáo dục điều đó thường dẫn đến giảm thiểu trách nhiệm của Nhà Nước và trút hết gánh nặng tài chính về giáo dục cho dân. Thật là trớ trêu, trong lúc hàng trăm doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ gây nên những món nợ khổng lồ không biết bao giờ mới thanh toán nổi, mà các tổng giám đốc vẫn điềm nhiên hưởng lương mấy chục triệu đồng/tháng, thì ngành giáo dục lại đang bàn tính chuyện tăng học phí, cổ phần hóa đại học công, khuyến khích tư nhân góp vốn kinh doanh giáo dục lấy lãi, lấy cớ hội nhập xu thế quốc tế. Trong khi đó, ở các nước văn minh, những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải đóng cửa, và tuyệt đại đa số đại học tư đều vô vị lợi, thảng hoặc có vài cái vị lợi thì chẳng có chút uy tín gì.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất không phải ở đó. Không sa vào tranh cãi lý thuyết, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản thế này: tham nhũng, lãng phí, quan liêu từ hàng chục năm nay chưa giảm, thậm chí còn có mặt trầm trọng hơn, đời sống người dân đang còn bao chuyện bất an như tai nạn giao thông luôn rình rập, thực phẩm thiếu an toàn, y tế nhiều sự cố, vật giá leo thang chóng mặt, dịch bệnh gia súc phát triển, mà chính lúc này lại tăng học phí, lấy cớ Nhà Nước không đủ tiền lo cho giáo dục, thì quả tình không ổn, lòng dân thêm bất an.

Nói cho cùng, một chính quyền vì dân nhiều hay ít chủ yếu phải thể hiện ở mấy mặt: 1) trong sạch, ít tham nhũng; 2) thân thiện với dân, không hành dân; 3) bảo đảm cho dân các quyền dân chủ trong đó có quyền được học hành. Xin kiến nghị Chính Phủ mới và Quốc Hội mới cho tạm dừng đề án tăng học phí, để giảm bớt lo lắng cho các gia đình lao động.

Hoàng Tuỵ

Các tài liệu đã dẫn :

  1. Bùi Trọng Liễu : Những kỳ dị đằng sau cụm từ “xã hội hoá giáo dục”.

  1. Vũ Quang Việt : Chi tiêu cho giáo duc: những con số giật mình,

  1. Vũ Quang Việt : Tăng học phí: bao nhiêu học sinh bỏ học ?

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Nhớ em nhiều"serenade"Dạ Khúc

Nhớ em nhiều"serenade"Dạ Khúc

http://hoahodiep.com/editor/assets/dongsong_757.jpg
Sao em cứ tránh anh hoài vậy
Điện thoại không nhấc nhắn không thưa
Biết nói thế nào cho em hiểu
Với anh tinh yêu là sự thật
Yêu em và anh nhớ rất nhiều

Ánh ơi sao tránh anh hoài vậy
Em có biết rằng anh nhớ em không
Cô đơn một bóng nhạt nhoà tương tư
Đêm dài nhìn chiếc lá rơi
Phôi pha nghiệt ngã u sầu con tim
Trăm năm tình vẫn thiết tha
Dù cho cách trở vẫn về bên em
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh5iUMtKbdiG6cZpjerhNiQ5tVdMbaDcFaY-fw4tP_PQhCZ1NwokKJUtrppmC9JuHJhIym1CixeANUBUcsc4iEY8h9KMIFnw_EJ-oZuBs3mciNNTMZebm9Z7GogPSmIDeC-oVrgiS0FmdU4/s400/Because+I+love+you+1.gif
Biết em nơi đó có nhớ tôi
Cô đơn một bóng với đêm dài
Sao mình lại làm khổ nhau vậy
Xa em anh thấy buồn biết bao
Có lý nào phải ôm mộng đêm dài
Khi đã đến gần nhau như vậy?
Qúa khư sẽ qua còn tương lai phía trước
Vương vấn làm chi mối tình sầu
http://images.timnhanh.com/blog/200909/01/11178791251817624.jpg
Đêm nay anh lại nhớ em
Cánh buồm thao thức mối sầu tương tư
Ngoài kia biển rộng sông sâu
Con thuyền vượt sóng ta về bên em
Một tuần mới gặp xin đừng cách xa
Nhân duyên là kiếp của trời
Cớ sao mình phải ôm sầu cô đơn
MTP HD gửi Hồng Ánh yêu em và nhớ em nhiều

Gyeonggi-do 2010/6


Bài Dạ Khúc bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin...).

Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sỹ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert

Lời gốc tiếng Đức

Leise flehen meine Lieder
Durch die Nacht zu dir;
In den stillen Hain hernieder,
Liebchen, komm zu mir!
Flüsternd schlanke Wipfel rauschen
In des Mondes Licht;
Des Verräters feindlich Lauschen
Fürchte, Holde, nicht.
Hörst die Nachtigallen schlagen?
Ach! sie flehen dich,
Mit der Töne süßen Klagen
Flehen sie für mich.
Sie verstehn des Busens Sehnen,
Kennen Liebesschmerz,
Rühren mit den Silbertönen
Jedes weiche Herz.
Laß auch dir die Brust bewegen,
Liebchen, höre mich!
Bebend harr' ich dir entgegen!
Komm, beglücke mich!

(Dịch ý: Trong đêm thâu vẵng tiếng hát anh thầm thì, dưới chòm cây yên lặng. Đến đây hỡi người! Gió đùa lá xào xạc dưới trăng; đừng sợ chi kẻ phản trắc rình rập đâu đó. Em nghe chăng tiếng sơn ca ríu rít. Chúng gọi em đấy, chúng chuyển lời của anh cho em, vì chúng hiểu nỗi khắc khoải con tim, nỗi đau tình si. Giọng oanh vàng của chúng làm mỗi trái tim nồng nàn bớt thổn thức. Người yêu hỡi, em hãy để cho những tiếng chim kia réo rắt trong tim... Anh đang run rẫy, bồi hồi chờ em nơi đây. Đến đây hỡi người!)

Lời Việt

Đợi chờ em, trong màn đêm quạnh vắng. Muôn tiếng thanh âm cung đàn ngân...
Mượn làn gió, mang về bên lầu vắng ... Nơi xa, réo rắt câu tình ca
Hòa trong tiếng chim muông đang thầm thì ... Chim còn ríu rít đê mê
Như lời anh nói thầm thì
Và bên ấy ... Vang trong đêm vọng về, bao lời đắm đuối say mê
Của người tha thiết tình si...
Xào xạc tiếng gió lùa trên cành lá. Gió hát như tim anh rộn vang
Thì xin làn gió nhắn gửi tâm sự đến nơi xa. Em hay chăng tình ta?
Và khi vẵng nghe chim muông rộn ràng, nghe lời gió hát mênh mang
Đấy lời anh tiếng than van.
Đừng e ấp, nói với nhau bao lời... Tim nồng chan chứa hân hoan
Yêu người mãi với thời gian
Lòng này muôn muôn kiếp sẽ yêu người ... Thề nguyền mãi không rời ....
Nhé ... khi đã yêu ai rồi yêu suốt đời ...
Nơi này anh vẫn mong chờ ... Mong chờ em mãi, người ơi!
Bản Dạ khúc của Franz Schubert (tiếng Đức: Ständchen) được viết lời bởi Ludwig Rellstab. Bản này có số thứ tự 4, nằm trong quyển 1 của tập Schwanengesang (Bài ca thiên nga). Đây là tuyển tập bài hát được sưu tầm sau khi tác giả Schubert qua đời, trong danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc nó có số thứ tự D 957. Franz Liszt là người sau này đã chuyển thể các tác phẩm trong tập Schwanengesang cho độc tấu piano.

Dạ khúc (Serenade) là một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây thể loại ca khúc này gọi là "Serenade" và nó rất được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng, sáng tác... cho nên Dạ khúc không chỉ riêng một tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất (cho mãi đến ngày hôm nay)vẫn là Serenade của nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Schubert.

Franz Schubert chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi 31 năm nhưng đã kịp để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại. Schubert còn được mệnh danh là "Vua Lied" vì ông sáng tác rất nhiều lied (số nhiều : Lieder), theo tiếng Đức nghĩa là đoản ca, có giá trị. Có lẽ lied của Schubert được nhiều người yêu thích nhấtlà lied có tên "Ständchen" này. "Ständchen" đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ và được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác chơi dưới cái tên "Serenade" và cái tên phổ biến nhất là "Serenade của Schubert"

Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, bản Dạ Khúc Schubert là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời, một bài lied hoàn hảo cho kẻ tỏ tình trong đêm.

Nhưng hơn thế, nhạc phẩm "Dạ Khúc" của Schubert là một bức tranh toàn bích, sâu lắng... mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sỹ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ. Bài nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng nhưng không trầm mặc, buồn nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác dụng bởi việc chuyển cung từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ ...

Trong lời dịch của ông, nhạc sỹ Phạm Duy đã cố gắng phác thảo tất cả những cung bậc trải nghiệm hết sức tinh tế về cảm xúc mà giai điệu bản Serenade khơi gợi nơi người thính giả. Lời dịch của ông tuy hy sinh sự chính xác của ngôn từ nhưng giàu tính thẩm mỹ của cảm nhận âm nhạc, một cảm nhận ông muốn hướng dẫn người thưởng ngoạn cũng cảm nhận như ông.

MTP HD

NGHE TIẾNG MƯA ĐÊM CẢM NHẬN VỀ NHẠC TRỊNH

NGHE TIẾNG MƯA ĐÊM CẢM NHẬN VỀ NHẠC TRỊNH


http://a8.vietbao.vn/images/vn875/van-hoa/75188175-204952_TrinhCongSon%20copy.jpg


Đêm! Rt dài và rt sâu.

Trong cuc đời ca mi con người có biết bao đêm đi qua. Nhưng sao khi nhìn li cuc đời thy ngn ngi quá, ta vn chng làm được gì, vn sng vô nghĩa như thế.

"Cuc đời có bao lâu đâu mà h hng"

Đã t lâu tôi yêu nhc Trnh và xem nó như bn đường cm xúc mi đêm v nơi đất khách. Có nhiu người nói nghe nhc Trnh bun lm, nhưng vi tôi đó là âm nhc ca s chia s và cm thông .

Va t nh c gng sng sao cho trn vn mi ngày, ai cũng phi có một ln được sng, một ln được yêu để khát khao được ước mơ hy vng, để ri nui tiếc và ân hn nhng tháng ngày đã qua.Có người yêu thì hnh phúc; có người yêu thì đau kh. Nhưng dù đau kh hay hnh phúc thì con người vn mun yêu. Tình yêu vì thế mà tn ti. Con người không th sng mà không yêu. Và tôi e, không ai dám t xưng mình am tường hết ni dung phong phú và quá phc tp ca tình yêu.Mùa thu đến ri mùa thu li đi. Ri mùa thu cuc đời cũng đến vi đời người. Hi người đã kp mt ln dám- sng - vi - tình- yêu chưa? Đã dám mt ln thành - thc -vi - trái tim chưa?

Và như thế!

Đêm nay! Khép đôi mt li! trong bóng đêm yên tĩnh lng nghe li hát ..." Có nhng đêm v sáng lòng sao bun chi by c nhân ơi ..." . Trong đêm vng, lng nghe mình đang gi ai mà tim thn thc. Bun lm ! Bun nhiu lm. Bun chi mà bun by c nhân ơi !

Mt giấc ng mun chưa trn vn, nhưng đêm nay ta thy bình thn hơn rt nhiu đêm!

http://vzone.vn/Resources/CornerOld/2009_03_06/3715/tcs2-saigononline-com.jpg

Và li mt đêm bun không ng bên ly cafe nghe vài bn nhc trnh để cm nhn hơn v cuc đời mình.! Nhc trnh cho ta cm thy nhng ni bun ta rơi xung vc sâu. Khi nghe nó s luôn cho ta nhiu cm xúc, cho ta được v vi con người đích thc ca mình.Để cuc đời mình như nhng dòng chy trong lòng như mt h phng lng

.Phng lng là thế nhưng nhng đợt sóng ngm cun cun vi bao ni nim cht cha kh rung rinh mt h.Ta s thy bóng mình trong mt h kia, ng như gp người quen đã bao ln.Đêm nay ch vi nhng khong lng, khi chìm trong cái chơ vơ vi chính mình thì con người ta mi sng thc vi nhng cm nhn mà cuc sng xô b kia đã vô tình cun đi.Cuôc sng nhìn li cũng ch là nhng quanh qun,nhng vin vông đôi khi xa xôi mà li gn gũi .Thôi thì ta hãy để gió cun đi nhnh ưu phin trong lòng....Ging hát ca Khánh Ly trong ca khúc làm tôi liên tưởng đến nhng chiếc lá xoay xoay, chao chao trong mưa. Nhng chiếc lá thích lưng chng, nhìn đời nghiêng nghiêng ch chưa vi rơi xung im lìm cùng mt đất. Tôi đang nh v nhng cơn mưa đi vng đã lâu. Nhng cơn mưa bên H Gươm huyn thoi hai con người chung bước dưới mưa

Đêm nay! Tri mưa, lòng ta cũng mưa. Ph ướt, trái tim ta cũng ướt.

Trong cõi Trnh, ta bt gp mưa được chuyn đổi vi nhiu cung bc, cm xúc và ý nghĩa khác nhau. Có khi mưa biu đạt bước đi ca thi gian: Tôi đã yêu em bao ngày nng, tôi đã yêu em bao ngày mưa, yêu em bên đời lng lẽ… (Trong ni đau tình c) hoc: Thành ph vn nng vàng, vn mưa (T ơn); có khi din t nim vui, ni bun vn dĩ được gn vi nng mưa: Mưa nng tr bên trong mt người ( tr) hay: Bên sông chiu mưa ti, bên ta cm khói ri, nghe bên ngày nng mi, em đi bng bước chân vui (Yêu du tan theo); có khi tr thành ngàn vn git l đời: Nng có hng bng đôi môi em, mưa có bun bng đôi mt em... mưa có còn bun trong mt trong... (Như cách vc bay)... Nhưng mưa tr thành hình tượng ngh thut đặc sc khi din t được tâm trng con người cũng như làm thành giai điu biu đạt cm xúc chính là nhng nhc phm mang đặc trưng mưa Huế. đó đã kết t được cái thn, cái hn x s và tình yêu tác gi dành cho quê hương. Mưa Huế bun, nhc Trnh bun, như vy mưa trong nhc Trnh ni bun được nhân đôi. Mưa Huế độc đáo, nhc Trnh cũng độc đáo, như vy mưa trong nhc Trnh độc đáo đến hai ln!

Bên ly cafe ngui đắng ngt,mt mình trong căn gác nh nghe Khánh Ly hát nhc Trnh ni bun rơi xung vc sâu, mơ v nơi xa lam,em còn nh hay em đã quên

Seoul li sp vào đông cái lnh sp ti gn, ri đây tuyết s ph kín nhng con đường này!Ta li nh v ngôi nhà nh có vườn chanh trái cam nhng cây vi thiu chín mng vào mùa nơi ct gi bí mt ca tui thơ tôi. Nh cánh đồng lúa tri vàng trong nng.Và ta nh đến chiếc áo ca m may năm nào, chiếc áo đã thm ướt nhng git m hôi, chiếc áo mãi trong kí c ta để mãi sau này nơi đất khách xa xôi bao chiếc áo mi cho dù có đẹp hơn giá tr hơn nhưng không có được tình thương như chiếc áo ca m. Và kì l tht ta li nh v em. Thương nh em vi dáng ai gy rét run run trong chiếc áo mng manh vào chiu đông Hà Ni xưa y. Nh cháy lòng một đôi mt u bun ám nh cuc đơi ta. Nh nhng git nước mt em khóc ướt trên vai, nh đến bàn tay bé nh níu kéo, nh nhng bc tường loang l rêu phong nhng vết khc hn sâu trong trái tim.

Tôi thích nghe nhc Trnh dù tôi cũng nghe nhiu nhc c đin phương tây.Và cũng bi vì đơn gin nhc ông d nghe vi tiết tu Slow rock,Slow, Blues hay Boston làm ch đạo.Chm rãi vi nhp điu 4/4,và đôi khi nhanh lên vi tiết tu 2/4..Nhc ông d gn ta vì giai điu thường dân bình d. Phn li được đánh giá cao nh đậm cht thơ, b ngoài trông mc mc nhưng rt thâm trm sâu sc, đôi khi mang nhng yếu t tượng trưng, siêu thc..Vi 1 cây đàn guitar, ta có th đánh t bài này ti bài khác ca Trnh.Nhc Trnh thường nói v cuc sng,do đó nó gn gũi chúng ta nên chúng ta nghe và khá đồng cm.......

Và ta li nghe nhiu v nhc Trnh để thy mình yêu đời hơn để cm nhn tình yêu trong ta sâu sc hơn.Hãy yêu nhau đi khi rng thay lá ,hãy yêu nhau đi khi dòng nước trôi xa.Nước trôi qua tim đong đầy trí nh.Ngày mai mong ch ngày s thiên thu.Li ca ca Khánh Ly rên r như đi sâu vào lòng người để ta thy nhng tng triết lí nhân sinh: quan nim v cuc đời v con người, s sng, cái chết, v tôn giáo TCS.

Và nhng tình cm, cm xúc ca con người thuc phm trù "cái đẹp", cái "nhân văn", cái "nhân bn" như tình yêu đôi la, quê hương đất nước, tình cm gia người vi người trong nhc ca ông.Nhc trnh tuy không có nhiu s lãng mn bay bng như Văn Cao,Có nhng ni cô đơn u su nhưng không quá bi ly, không qun qui đau thương như Phm Duy cũng không có s lãng mn theo mt tiêu chun như nhc c đin ca tây phương.Nhc trnh là s tng hp ca nhng giai điu dân ca huế và nhng cuc sng bình d ca nhng người dân lao động. Cm xúc ca Trnh Công Sơn phù hp vi tng hp hơn là phân tích, nghiêng v kết hp hơn là phân chia Nhc ca Trnh Công Sơn không ch là nhc, bài hát không ch là bài hát. Mi bài là mt truyn ngn, mi ca khúc là mt chương khúc ca truyn dài không có kết thúc, vn m ra như mt vết thương, mt vết thương người, mt vết thương thi đại, vết thương thiết thân, phi cưu mang và lưu truyn nên nó có tính cht tr tình, đằm thm, sâu lng vì vy nó gn gũi vi nhiu tng lp xã hi qua nhiu thế h.

Vi nhc Trnh tuy không có nhng nt nhc có s phc tp v âm nhc đôi khi là nhng giai điu lp li nhiu ln.Nhưng nhc Trnh li hay và luôn coi trng v li ca v ni dung bên trong ch không phi hình thc giai điu nt nhc.Nên nó rt bình dân vi nhng nim vui nh nhàng, mơn man " Mi vết thương lành mt ni vui, mt cười mêng mông gia đôi bàn tay" ( Vn có em bên đời_ Trnh Công Sơn)Đôi khi vi nhng ca khúc vi nhan đề l tai, như Li bun thánh, Dim xưa, Tui đá bun, Vết lăn trm, Bin nh, Du chân địa đàng... Hay là nhng khu vườn siêu thc đang r lên nhng sc hoa tươi mi trong thi k y: loài sâu ng quên trong tóc chiu... thương cho người ri lnh lùng riêng... tiếng hát ru mình trong gic ng va... hôm nay thc dy không còn thy loài người... hãy nghe đời nghiêng... chiu đã đi vào vườn mt em... ngày sau si đá cũng cn có nhau..Trnh Công Sơn luôn luôn biết làm ni nhng li ca ca mình bng nhng nt nhc, nhng điu láy thích hp vi ngôn ng tiếng Vit. Nếu b li đi, nht là li tiếng Vit, chc là nhc Trnh Công Sơn không còn đủ yếu t để hp dn na...Mc cho thi gian c trôi đi và người nhc sĩ đa tài y đã đi vào cõi hư vô nhưng âm nhc ca ông vn sng trong lòng người

http://trinhcongson.saigonline.com/ImageButTich/TrinhCongSonButTich5S.jpg

Và nhc TCS ít thy mang tính cht để tuyên truyn. Nó ít b định hướng bi nhng khuynh hướng chính tr, nó đứng trung lp , đặt nhim v " v ngh thut, v nhân sinh " lên trên tt c, nó vì nhng người dân vì cuc sng ca các tng lp người trong xã hi

Không phi ngu nhiên mà Joan Baez và dòng nhc dn thân ca nhng ca sĩ-son gi nhc, và Joan Baez là mt trong nhng nhà đại din vào nhng năm 60-70, cùng vi Bob Dylan .Đã coi TCS như mt Bob Dylan ca Vit Nam vi th loi nhc phn chiến.

Vi nhng hình nh v chiến tranh, nhng đau đớn, kinh hoàng chết chóc ca người dân t nhng người ph n ( m, v) cho đến người già và tr em khiến ông quyết tâm viết nhng ca khúc " b cm "

http://www.suutap.com/trinhcongson/bt19.gif

Nhiu người nghe xong, có người thy đau thương, có người li cho rng nhc ca ông ch dành cho người chết, làm con người ta bi lu mt hết lí trí để phn đấu............

Do vy ông không th được chính quyn cai tr,và phe đối địch ưu thích

Trnh Công Sơn đã để li mt gia sn tinh thân ln cho người Vit Nam. Tôi ch bt đầu biết nhc Trnh Công Sơn t năm 1990, khi mà có nhng người đã r tai tôi nói rng đó là nhng nhc phm phn động. Nhân loi vĩ đại nhưng cũng thường có nhng lúc u trĩ như thế. Nhưng nhng u trĩ như vy li s qua đi và nhng gì thc s là v đẹp và nhân văn mãi mãi còn li.

Cho đến bây gi, tôi chưa mt ln nhìn thy mt Trnh Công Sơn và cũng chng biết lý lch ca ông như thế nào. Nhưng bn lý lch chính xác nht ca mt ngh s chính là tác phm ca h. Và Trnh Công Sơn mang mt bn lý lch ca tâm hn và nhng gic mơ v mt thế gii hoà bình và tràn ngp yêu thương con người ca chúng ta.

Trnh Công Sơn không có con nhưng nhng đứa con tinh thn ông để li mãi mãi được người yêu âm nhc yêu mến.Cm ơn đời vì đời đã sinh ra ông,cm ơn ông vì nhng bn tình ca ông đã mang li cho công chúng nhng nim say mê âm nhc và cuc sng này.

Bn hãy nghe khi tinh thn thanh thn nht, trong không gian trm lng nht... ngi mt mình, khi đó mi có th nghe tht sâu,cm nhn tng câu

Vì Nhc Trnh ko phi là d nghe, có ni bun và nhưng ni bun rt nh nhàng...

MTP SEOUL 2009/10