Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

dong song xanh



dong song xanh

[FLASH]http://static.mp3.zing.vn/skins/gentle/flash/mp3playlist.swf?xmlURL=http://mp3.zing.vn/play/?pid=IW6II9OI||4&songID=0&autoplay=false&wmode=transparent[/FLASH]

Hẳn là những ai yêu âm nhạc cũng đã từng nghe bản “Sông Danube xanh” của Johann Strauss.

Tôi mê nhạc cổ điển từ ngày còn bé, khác hẳn hầu hết bạn bè tôi lúc đó (Họ chỉ thích nhạc có lời, còn tôi thì thích cả nhạc có lời lẫn không lời, thậm chí còn thích nghe hòa tấu nhiều hơn). Có rất nhiều bản nhạc hay gợi lên trong tôi những cảm xúc rung động mãnh liệt, trong đó có Sông Danune xanh. Nghe bản nhạc này từ bé, đến giờ vẫn nghe, và tôi biết, dù tháng năm trôi qua, tôi vẫn mãi không thôi mê đắm bản nhạc valse bất hủ này.

Năm 1867, Johann Strauss Jr sáng tác “Donauwalzer” (bản nhạc valse sông Danube), tên đầy đủ của bản nhạc này là “An der schönen blauen Donau” (Bên dòng sông Danube xanh xinh đẹp). Bản nhạc nguyên thủy này không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm, có lẽ vì lời nhạc của nó do Josef Weyl đặt không được hay.

Vài tháng sau đó, khi Strauss tham dự Hội chợ Quốc tế Paris và cần gấp vài bản nhạc mới để trình diễn, ông đã chuyển bài này thành một phiên bản cho giàn nhạc hoà tấu. Tác phẩm thành công rực rỡ ngay từ buổi trình diễn đầu tiên với cái tên “Le beau Danube bleu”. Từ đó trở đi, Sông Danube xanh soạn cho giàn nhạc hoà tấu này được trình diễn khắp nơi và trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc được yêu thích nhất mọi thời đại.

Tôi thường nghe bản nhạc Sông Danube xanh của giàn nhạc giao hưởng, tiếc rằng không thể đưa lên đây được. Tôi cũng có chơi bản nhạc này nhưng tất nhiên không được hay.

Nghe sông Danube xanh không lời, rồi nghe thêm bài hát “Dòng sông xanh” có lời Việt của Phạm Duy, càng cảm được cái đẹp mênh mông xa vắng đến nao lòng:

Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền
Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu
Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai.
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui
Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi.
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi
Đời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa
Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta.
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau nghìn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau nghìn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Ôi, tóc em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời.
Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai.
Sông về, sông cười ròn tiếng
Yêu mối tình bên bờ thành Vienne
Đôi giang hồ quay về bờ bến
Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Đàng.
Ngày ấy, có tiếng anh khoan hò thuyền về.
Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè.
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về
Nước sông miên man trôi đi.
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề.
Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì.
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề
Nước sông miên man trôi đi.
...

Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước.
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm.
Người hỡi! Giúp nhau mở đôi mắt biếc
Ngắm cầu nhớ sông im cúi gầm.
Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước.
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm.
Người hỡi! Giúp nhau mở đôi mắt biếc
Ngắm sông xanh xao
Đi về đâu? Đi về đâu?
Nước lặng khô cứng đờ.
Màn tang buông tuyết phủ.
Người ơi! Đi về đâu?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo.
Đi về đâu? Đi về đâu?
Nước lặng khô cứng đờ.
Màn tang buông tuyết phủ.
Người ơi! Đi về đâu?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo.
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh.
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới.
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời.
Bông hoa đầu rụng rơi trên dòng xanh
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh.
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới.
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời.
Bông hoa đầu rụng rơi trên dòng xanh lơ
Đi! Ta đi, đi theo sóng, sóng nước biếc.
Theo nhịp sóng vui tưng bừng.
Đi! Ta đi, đi theo sóng, sóng nước biếc.
Theo mây trôi đi muôn nơi khắp chân trời.

Rồi một lúc thấy lòng buồn nhớ, lắng mình trong những tiếng nhạc êm đềm như ký ức tự ngàn xưa vọng về, chợt thấy thèm một khoảnh khắc được đứng trước dòng Danube để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bao la và hoang sơ của nó.





[FLASH]http://static.mp3.zing.vn/skins/gentle/flash/mp3playlist.swf?xmlURL=http://mp3.zing.vn/play/?pid=IW6II9OI||4&songID=0&autoplay=false&wmode=transparent[/FLASH]
Nguồn trích dẫn (0)

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Love will grow

Love will grow

Tình yêu đang lớn dần, chỉ 1 điều em chắc chắn. Em biết chúng ta chẳng còn gì luyến tiếc. Tình yêu xanh ngát chẳng vương chút buồn. Tình yêu sẽ lớn dần và sẽ chẳng gì có thể làm chúng ta chia cách. Hãy gìn giữ những giấc mơ của mình, vì con đường phải đi còn rất dài…

Chia sẻ Facebook Gửi phản hồi
Gửi tin qua E-mail In tin




Tình yêu đang lớn dần, không ở đâu xa. Tình yêu thật sự đang ở đây

Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với ngày mai. Tình yêu đang lớn dần, không cần chạy trốn. Chúng ta thật sự luôn quá chậm. Em có nên nói cho anh biết những điều đang bùng cháy bên trong?

Người yêu ơi, những ngày xa lạ đã qua. Nỗi sợ hãi và nước mắt đều đã biến mất. Đây là lúc bắt đầu, khi mà cả thế giới chỉ dành cho anh và em

Love will grow; there's one thing I'm sure of now:
I know that we'll get no more sighs,
Love is to us true-blue, and there's no sorrow.

\Tình yêu đang lớn dần, chỉ 1 điều em chắc chắn. Em biết chúng ta chẳng còn gì luyến tiếc. Tình yêu xanh ngát chẳng vương chút buồn. Tình yêu sẽ lớn dần và sẽ chẳng gì có thể làm chúng ta chia cách. Hãy gìn giữ những giấc mơ của mình, vì con đường phải đi còn rất dài…

Người yêu ơi...

See how the day has just broken,
Oh, so fresh from the world
See how the brand new sun's coming up--
Let it now...shine on me!
Shine on you... shine on me!

Những ngày xa lạ đã qua. Nỗi sợ hãi và nước mắt đã trở thành dĩ vãng. Giờ đây sẽ là lúc để chúng ta làm lại từ đầu, khi mà cả thế giới chỉ còn lại anh và em.

Em hãy nhìn lại những tháng ngày vừa tàn lụi. Thế giới được gột rửa. Hãy nhìn vầng dương ngày mới đang tới
Hãy để nó toả sáng trong anh, toả sáng mãi trong anh, trong em

Tình yêu thật sự đang ở đây, và tất cả những gì ta phải làm là đối mặt với ngày mai.

*
Thái Hòa



Love will grow
Nobuo Uematsu
(Lời tiếng Anh)

Love will grow, and nothing comes in the way,
It's true that love is here to stay;
All we have to do is to face tomorrow.
Love will grow; there's no need to run and hide,
It's true we've always been so slow--
Should I tell you now what's been burning inside?

Darling, strange days are over,
Fears and tears, they're all gone.
This is the very beginning--
Now, the world is meant for you and me.

Love will grow; there's one thing I'm sure of now:
I know that we'll get no more sighs,
Love is to us true-blue, and there's no sorrow.

Love will grow; come what may, we'll never part.
Let's hold on tight to dreams of ours,
Even though we've still got a long way to go...

Darling, strange days are over,
Fears and tears, they're all gone.
This is the very beginning--
Now, the world is meant for you and me.

See how the day has just broken,
Oh, so fresh from the world
See how the brand new sun's coming up--
Let it now...shine on me!
Shine on you...shine on me!

Love will grow, and nothing comes in the way,
It's true that love is here to stay;
Chia sẻ trên Facebook Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
Phản hồi độc giả
TR - LA - hoatulip_usd89@yahoo.com
Điều tốt đẹp nhất của hai tâm hồn là cảm nhận được sự gắn kết trong những kỷ niệm bình lặng không thể nói nên lời.
small snake - - forever_and_one_8x@yahoo.com
Là những tháng ngày ta ở bên nhau để rồi tình yêu đến với em bất chợt và thật may nó không phải mang tên gió vì thế mà tình yêu không gọi là thoảng qua...Em vui và smile bởi giờ em đang sở hữu cho cái gọi là của riêng anh và em
CÁC TIN KHÁC:

While your lips are still red

While your lips are still red
Có những tình yêu mang rất nhi ều ẩn khúc trong lòng, bởi tình yêu đó không có một tương lai bên nhau trọn vẹn. Anh ấy biết, cô ấy hiểu, họ đã thấy trước nỗi đau xa cách, nhưng… họ vẫn cứ yêu. Cô ấy cảm thấy yêu anh vô cùng và không thể xa anh, anh ấy cảm thấy cô hết lòng vì anh, yêu anh thật trọn vẹn, “nhưng anh không dám hứa sẽ che chở cho em suốt đời”.
Chia sẻ Facebook Gửi phản hồi
Gửi tin qua E-mail In tin




Có những tình yêu mang rất nhiều ẩn khúc trong lòng, bởi tình yêu đó không có một tương lai bên nhau trọn vẹn. Anh ấy biết, cô ấy hiểu, họ đã thấy trước nỗi đau xa cách, nhưng… họ vẫn cứ yêu. Cô ấy cảm thấy yêu anh vô cùng và không thể xa anh, anh ấy cảm thấy cô hết lòng vì anh, yêu anh thật trọn vẹn, “nhưng anh không dám hứa sẽ che chở cho em suốt đời”.

Đừng hỏi tại sao, đừng hỏi lý do, ở đời, có những con người sống không theo lối mòn, và họ phải chấp nhận cái giá rất đắt, nhưng. Bù lại, họ được “sự trải nghiệm”, sống là để trải nghiệm, trải nghiệm là để không tiếc 1 kiếp người.

Nếu có những chuyện em không thể né tránh, hà tất phải đau buồn. Vậy thì khi chúng ta vẫn còn bên nhau, em cứ nghĩ suy nhiều làm gì. Hãy mặc kệ nhân gian có những đạo lý gì, hãy mặc kệ ngày mai anh có còn ở bên em không, hãy mặc kệ tình yêu của anh dành cho em. Nếu yêu anh, em hãy yêu thật say đắm, hãy hôn anh thật nồng nàn, bởi thời khắc này mãi sẽ không quay lại nữa đâu em.

Sống là không bao giờ hối tiếc.

Có đôi khi Rock thóat thân khỏi tiếng guitar truyền thống, tự làm mới mình với những kết hợp tinh tế như piano, violin và trống chẳng hạn, và ca khúc này là ca khúc tình yêu.

Mở đầu là những tiếng piano nhẹ vút cao, cùng với tiếng violin du dương hòa quyện thành 1 giai điệu nghe khá trầm buồn cho 1 tình yêu đang e ấp nếp mình trong 1 tâm hồn thầm kín. Có một sự lan tỏa trong âm thanh như cho người nghe cảm giác ánh bình minh đâu đó hé dạng trong màn sương mờ...

Sweet little words made for silence not talk
Young heart for love not heartache
Dark hair for catching the wind
Not to veil the sight of a cold world

Những lời ngọt ngào chẳng để nói mà dành để lặng im
Trái tim say để tặng tình yêu, không là nơi nỗi đau ngự trị
Mái tóc huyền đợi gió về lơi lả, đâu phải để che phủ đời ta

Tuổi trẻ, đó là lúc mà tình yêu bắt đầu, nảy nở như những nụ hôn trong ánh sương mai... Tâm hồn cũng như những nụ hoa kia, có khi khép kín vì vẫn e thẹn để đón lấy ánh ban mai, có khi nở rộ để đón nhận ánh nắng tình yêu và đôi khi...cũng lụi tàn cho những bi kịch không lời...

Giọng ca nam trầm, nhẹ nhàng tựa như đang truyền cảm cho những trái tim vẫn còn chưa mở lòng, vẫn còn e lệ để đến với tình yêu, giọng hát như vỗ về, động viên nhẹ nhàng với những lời ca sâu lắng đi vào lòng người...

Kiss while your lips are still red
While he's still silent
Rest while bosom is still untouched, unveiled
Hold another hand while the hand's still without a tool
Drown into eyes while they're still blind
Love while the night still hides the withering dawn

Hãy hôn,
khi môi em còn thắm đỏ
Khi gã trai vẫn còn say giấc
Khi ngực trần dại khờ rải hoa trắng thơm
Hãy nắm tay
khi đôi tay hãy còn mềm
Chìm trong mắt,
Là khi bóng tối phủ bờ mi
Hãy yêu
Khi đêm còn náu mình trong ánh bình minh hấp hối

Và lúc này đây, sau giai điệu nhẹ nhàng của đọan điệp khúc, tiếng violin rõ hẳn lên, nghe như da diết hơn, thấm đượm một nỗi buồn nào đó của tình yêu thầm kín, 1 tình yêu không lời...

First day of love never comes back
A passionate hour's never a wasted one
The violin, the poet's hand
Every thawing heart plays your theme with care

Buổi ban đầu trôi đi rất vội
Phút đam mê chẳng lỡ nổi một giây
Tiếng vĩ cầm, bài thơ hay
Trái tim tan chảy chơi bản nhạc nền không hờ hững.

Với những ai đã từng trải qua tình yêu, thì đó là khỏang thời gian đẹp nhất đời mình, có thể vì một lý do nào đó mà tình yêu không trọn vẹn, thì dẫu sao, những giây phút đầu kia sẽ luôn là bất tử, sẽ sống mãi trong lòng dù 2 người sau này có rời xa nhau đi nữa...

Kiss while your lips are still red
While he's still silent
Rest while bosom is still untouched, unveiled
Hold another hand while the hand's still without a tool
Drown into eyes while they're still blind
Love while the night still hides the withering dawn

Kết thúc bài hát là 1 nốt trầm piano ngân dài mãi, phải chăng đây là một tiếng thở dài của những người trong cuộc, hay đó là nỗi đau dai dẳng của tình yêu thầm kín, hay là nỗi đắn đo của những ai đang nghĩ về tình yêu và đang tìm kiếm tình yêu, nghĩ về mối tình đã qua, mối tình đang đang có hay mối tình nào đó sẽ đến trong phút giây nào đó, ai biết được...

Vì thế, hỡi ai đó ơi, khi bạn đang có tình yêu thì hãy trân trọng mỗi giây phút mình có được, đừng e thẹn khi nói lời yêu một ai đó, hãy thể hiện tình cảm mình cho nhau nhiều hơn bởi những dang dở, những muộn phiền là những điều thường thấy trong tình yêu, và khi chúng đến thì cũng là lúc những tiếc nuối cũng sẽ đến...

*
Thái Hòa



While your lips are still red
Artist: Nightwish

Sweet little words made for silence not talk
Young heart for love not heartache
Dark hair for catching the wind
Not to veil the sight of a cold world

Kiss while your lips are still red
While he's still silent
Rest while bosom is still untouched, unveiled
Hold another hand while the hand's still without a tool
Drown into eyes while they're still blind
Love while the night still hides the withering dawn

First day of love never comes back
A passionate hour's never a wasted one
The violin, the poet's hand
Every thawing heart plays your theme with care

Kiss while your lips are still red
While he's still silent
Rest while bosom is still untouched, unveiled
Hold another hand while the hand's still without a tool
Drown into eyes while they're still blind
Love while the night still hides the withering dawn


Kiss while your lips are still red
While he's still silent
Rest while bosom is still untouched, unveiled
Hold another hand while the hand's still without a tool
Drown into eyes while they're still blind
Love while the night still hides the withering dawn
Love while the night still hides the withering dawn
Chia sẻ trên Facebook Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
Phản hồi độc giả
le vy - - le_vy271@yahoo.com
bài hát hay thật, nghe như 1 tình yêu vừa dữ dội nhưng cũng thật mong manh.
qnn85 - - qnn85@yahoo.com
bài viết hay quá, cảm ơn bạn :)
death - megadeath - sontung233@gmail.com
While Your Lips Are Still Red là bài hát do Tuomas Holopainen và Marco Hietala sáng tác vào năm 2007 của nhóm nhạc symphonic power metal nổi tiếng Nightwish. Bài hát do Holopainen, Hietala, và Jukka Nevalainen trình bày cho phần kết của bộ phim Lieksa, một bộ phim của đạo diễn lừng danh người Phần LanMarkku Pölönen. Bài hát nằm trong đĩa đơn Amaranth của nhóm Nightwish, đã được phát hành vào ngày 22 tháng 8 năm 2007 với vai trò là đĩa đơn trong album thứ sáu của nhóm: “Dark Passion Play.”. cụm từ “kiss while your lips are still red” (“hãy hôn khi làn môi bạn vẫn còn đỏ thắm”) được sử dụng trong suốt bài hát ám chỉ sắc màu đôi môi của con người cũng sẽ nhanh chóng phôi phai như khi người ta chết. cụm từ chỉ đơn giản đánh tiếng “hãy hôn đi ngay khi bạn còn có thể” hay “ hãy tận hưởng tình yêu khi bạn vẫn có thể”. Video clip chính thức của bài hát có trích một đoạn từ bộ phim Lieksa!, Hietala hát và Holopainen bè sau. Video clip của bài hát đã được phát hành trên trang Youtube vào ngày 14 tháng 6 năm 2007 Trong khi while your lips are still red vẫn chưa chính thức trở thành bài hát của nhóm nightwish thì Holopainen tuyên bố rằng anh không hài lòng khi mọi bản phát hành đều dưới tên sở hữu của anh. Website của nhóm đã tuyên bố rõ ràng rằng bài hát được viết bởi Tuomas Holopainen kiêm keyboard, Marco Hietala hát chính và Jukka Nevalainen đánh trống. ngoài ra bài hát không có thêm bất kỳ tay guiar hay nữ ca sĩ nào cả. Bài hát do gã Marco hát thật tuyệt....mình thíc giọng của hắn....

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Lục Bát Mai văn Phấn

Lục Bát Mai văn Phấn


Tản mạn về cỏ

Thôi đừng dỗ cỏ lên trời
Khi tan mộng mị biết ngồi với ai
Dấu chân đừng hóa chông gai
Nép vào bóng xế dũa mài hoàng hôn
Ta về đổ bóng xuống vườn
Cho xanh tươi lại từng cơn úa vàng
Ghé môi vào miệng thời gian
Cho hơi thở mọc vô vàn cỏ non.


Một mình

Em đi cùng đám mây bông
Mình anh gió hú dọc sông Ngân Hà
Tàn mùa chiếc lá lia qua
Cho cô đơn ấy xẻ ra mấy phần
Sáng thì làm trăng thượng tuần
Lu thì ghép với mấy lần cong vênh.


Bên hoa

Bóng ngày vội nép vào em
Ðôi môi anh thắp ngọn đèn xa xăm
Tấm thân ngọn bấc trăm năm
Còn chưa sáng hết đang dầm bên hoa
Anh xin van đấy nõn nà
Gót hương nhẹ lắm lướt qua mặt người
Tóc xanh quỳ rạp buông xuôi
Cầu cho đất ấm chờ nơi em về
Sương giăng réo gọi bốn bề
Xa em sợ lắm... bã chè... chân đêm.

Du ca

Giấc mơ giăng kín thinh không
Hạt mưa ngái ngủ ngã chồng lên nhau.

Cánh chim vừa liệng dao cau
Dòng sông đã ngậm bã trầu phù sa.

Vẫn nghe tiếng gọi ê a
Chồn chân tóc lại mở ra làm buồm.

Bàn tay đã đẫm hương thơm
Dìu em về lại con đường rung cây.


Khúc cảm mùa thu

Hoá thân giọt nước mùa hè
Một đêm trở gió bay về với thu
Dẫu chưa trọn kiếp sương mù
Xin tan loãng kẻo trăng lu cuối trời
Bao lần xanh biếc rong chơi
Mấy lần úa rụng tiếng người vọng theo
Thôi em! Ðừng vặn! Ðừng khêu!
Ðáy thu thắp sáng trên nhiều ngọn cây.
Anh vừa đọng xuống thu gày
Ðã đông thành đá phủ đầy rêu xanh.


Thay lời chim làm tổ

Vừa tỉnh dậy giữa vòm cây
Ta đem tiếng hót xuyên ngày vào đêm
Dòng sông giờ đã say mềm
Mới hay bờ cỏ ru êm còn ghì.

Một thời phờ phạc thiên di
Tìm trong bóng nước thấy gì nữa đâu
Mảng đêm đập cánh đi mau
Giọt sương trong mát trên đầu như không...

Lơ ngơ mình với hừng đông
Lặng nghe ngày rạng giữa lòng bồng bênh
Mau về tha cả rơm xanh
Mùa lên hơi ấm vây quanh vội vàng.


Trương Chi

Vầng trăng em đứng giữa trời
Ðể rơi ngàn mảnh gương ngời mặt sông
Ngày tràn đêm vỗ lên bông
Mình ta khua động cả dòng tịch liêu
Mỹ nương còn gạn trong veo
Bóng mây tăm cá có theo về cùng
Ai treo ta chốn lưng chừng
Cung đàn số kiếp bập bùng trên vai
Trăng gày đợi bến mày ngài
Thuyền ta qua nổi đêm dài này không...


Gom nhặt cuối mùa

Nỗi niềm đem thả trong cây
Qua sương giá đến rạng ngày trổ hoa.

Lỡ vin vào bóng mây qua
Lỡ nghe đắm đuối tiếng ma gọi đò.

Ðầu kim tựa có ai chờ
Khâu ta vào với ỡm ờ xửa xưa.

Hoa ngâu vừa lịm cuối chùa
Nhẩn nha tiếng mõ bỏ bùa tiếng chuông.


Bâng quơ

Anh đi níu gió trên trời
Lùa râm mát tới những nơi em chờ
...
Mắt người buông xuống sông xưa
Ru con thuyền ấy trong mưa mỏi mòn
...
Hạt mưa như ngã đầu non
Lăn bao nhiêu xuống vẫn còn thẳm sâu
...
Biết ơn sợi tóc trên đầu
Buộc ta vào những nhiệm màu khói sương
...


Mưa cuối hạ

Mưa cầm tiếng phách tiếng sênh
Cho ta buông giữa chiều chênh lệch chiều
Tim mình một thoáng không kêu
Lặng yên như có nhiễu điều phủ lên
Lá rơi lên tiếng kim tiền
Trong mưa nghe lọt cả miền âm dương
Sen tàn chờ gió rung chuông
Mưa như dây níu con đường vào chân
Hồn hoa ngủ giữa tay cầm
Mắt người khóc tựa ướt đầm cánh ong...

Ðem thời gian bắc cầu vồng
Gieo cơn mưa xuống cánh đồng tuổi thơ.


Lơ lửng

Mùa thu còn ở trên cao
Ngu ngơ buông thả ngọt ngào lưỡi câu
Hồn ta thoát xác ve sầu
Bóng cây đậm nhạt biết đâu mà tìm
Trời trong rơi những lặng im
Lỏng buông cho gió cuốn chìm hút xa
Chỉ còn ta lại với ta
Cỏ run đầu ngõ như đà cắn câu...


Qua hoàng hôn

Hoàng hôn mở một cửa chùa
Hư không trên ngón tay vừa đi qua
Sương rơi từng giọt tan hòa
Thành chuông ai thỉnh ngân nga cỏ mềm
Cầm tay gió dắt vào đêm
Mà hồn xanh lỡ để quên cuối trời
Dấu chân xin cát chớ vùi
Cho ta niệm chắc ban mai lại về.


Hoa ngọc trâm

Hương hoa vừa đến cùng ta
Mắt chờ ấm cả sương sa cuối chiều
Xuân về trong gió liêu xiêu
Nỗi buồn đã hé ít nhiều lá non
Ðài hoa hay bóng trăng tròn
Lung linh buông xuống lối mòn bàn tay
Mùa hoa gom cả ánh ngày
Cho xanh hồn lá nhẹ bay về trời
Thấy mình là gió thoảng thôi
Còn trăm năm, giấu nụ cười trong hoa.


Rượu xuân

Mùa xuân nâng chén ngang mày
Hạt mưa vơ vẩn lấp đầy khoảng không
Tay anh sương khói nhập đồng
Cho em so lại từng chồng đũa son.

Thương nhau uống hết lại còn
Ta leo lên tới chon von bồng bềnh
Nỗi buồn cầm cũng nhẹ tênh
Buông vào đáy nước rùng mình đậu tăm...

Hương hoa giăng với tơ tằm
Ta hay con kén đang nằm trên nong.
Bầu trời tựa cái chén không
Ðem hồn ta rót cho hồng chân mây.


Kinh cầu ban mai

Tay ta những ngón sum suê
Gọi nhau mười nẻo đi về lặng câm.

Trong sương khói có sóng gầm
Một mai vọng xuống cát lầm tạnh khô.

Mặt người viên cuội chơ vơ
Bông lau sóng tóc bơ phờ bạc mau.

Hoa tàn cây vẫn còn đau
Hương thơm quyến luyến trên đầu cỏ xanh.

Hồn mình dựa chốn mong manh
Rồi hư danh ấy cũng thành hư không.

Mắt vừa mở với rạng đông
Chân trời hổn hển phập phồng ngón chân.


Không đề I

Con chim bay vút lên không
Ðể lại gió với cánh đồng rộng thênh
...
Phù sa trôi lúc sóng duyềnh
Thương cây cuối bãi đầu ghềnh cạn khô
...
Gọi tìm tôi thuở dại khờ
Về thương tôi của bây giờ tinh khôn
...


Em xa
( Tặng Ng. )

Nơi ấy. Da thịt em đã ngủ, bởi có tiếng tâm linh đang thầm thì trong anh:

Em lần theo bóng mây trôi
Thấm qua sóng lá vô hồi
Ðằm vào anh tiếng chim đôi bất ngờ
Làm vang lên những dây tơ vừa chùng.

Nhòa tan anh với mung lung
Em là giếng gió trong lòng
Nhấn chìm anh thoắt đã không còn gì
Hư vô thành thật cũng vì yêu em!

Tiếng em gọi chói chang bên kia sông mơ, con thuyền anh bỗng thành con chó nhỏ (... )

2/3/92
Mai Văn Phấn
(Hải Phòng Việt Nam, gởi tặng ngày 02-01-2005)

MUỐN

Muốn
Anh chẳng muốn gì nhiều đâu
Chỉ mong anh được gội đầu dùm em
Lá sả thơm tưới tóc mềm
Nghiêng nghiêng ánh mắt nhìn lên em cười
Làm trai đi bốn phương trời
Bỗng thèm chải tóc cho người mình yêu
Liêu xiêu một mái tranh nghèo
Câu thơ viết cũng liêu xiêu vì tình
Tóc em hong dưới nắng hanh
Thơ anh hong dưới long lanh mắt người
Dịu dàng có một làn môi

Cũng đ

Orkut Scraps - Good Night

ang hong dưới một trời yêu thương"


梦中人熟悉的脸孔
Khuôn mặt quen thuộc của tình nhân trong mộng

你是我守候的温柔
Em là nỗi đợi chờ dịu dàng của tôi

就算泪水淹没天地
Mặc lệ như mưa tràn ngập đất trời

我不会放手
Tôi quyết không buông tay

每一刻孤独的承受
Chịu đưng những giây cô đơn đợi chờ

只因我曾许下承诺
Vì những lời tôi từng nguyện ước

你我之间熟悉的感动
Những rung động quen thuộc của hai ta

爱就要苏醒
Tình yêu như thức dậy

万世沧桑唯有爱是永远的神话
Vạn kiếp thăng trầm - chỉ có tình yêu là vĩnh viễn

潮起潮落始终不毁真爱的相约
Sóng dập sóng dồn ko tắt đc hẹn ước yêu

几番苦痛的纠缠
Biết bao đau khổ day dứt

多少黑夜挣扎
Bao đêm vật vã

紧握双手让我和你再也不离分
Nắm chặt tay cho đôi ta ko rời

枕上雪冰封的爱恋
Tình yêu băng tuyết kín

真心相拥才能融解
Chỉ có chân tình mới có thể hòa tan

风中摇曳炉上的火
Như ánh lửa trong gió

不灭亦不休
Ko tắt cũng ko ngừng

等待花开春去春又来(春去春又来)
Đợi cho xuân đi xuân lại lại

无情岁月笑我痴狂
Mặc tháng năm vô tình cười kẻ tình si

心如钢铁任世界荒芜
Thế giới hoang vu lòng vẫn tin sắt đá

思念永相随
Nhớ thương mãi kề bên

万世沧桑唯有爱是永远的神话
Vạn kiếp thăng trầm - chỉ có tình yêu là vĩnh viễn

潮起潮落始终不毁真爱的相约
Sóng dập sóng dồn ko tắt đc hẹn ước yêu

几番苦痛的纠缠
Biết bao đau khổ day dứt

多少黑夜挣扎
Bao đêm vật vã

紧握双手让我和你再也不离分
Nắm chặt tay cho đôi ta ko rời

悲伤岁月唯有爱是永远的神话
Tuổi đời thương đau - chỉ có tình yêu là vĩnh viễn

谁都没有遗忘古老
Ko ai quên thủa trước

古老的誓言
Với lời thệ ước ngàn xưa

你的泪水化为漫天飞舞的彩蝶
Nước mắt em thành ngàn cánh bướm rợp trời

爱是翼下之风
Tình yêu như đôi cánh vờn bay trước gió

两心相随自在飞
Tự do bay lượn giữa trời

悲伤岁月唯有爱是永远的神话
Tuổi đời thương đau - chỉ có tình yêu là vĩnh viễn

谁都没有遗忘古老
Ko ai quên thủa trước

古老的誓言
Với lời thệ ước ngàn xưa

你的泪水化为漫天飞舞的彩蝶
Nước mắt em thành ngàn cánh bướm rợp trời

爱是翼下之风
Tình yêu như đôi cánh vờn bay trước gió

两心相随自在飞
Tự do bay lượn giữa trời

你是我心中唯一美丽的神话
Ta là huyền thoại tình yêu đẹp nhất trong nhau

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Cách lấy IP của 1 máy khi đang chat

Cách lấy IP của 1 máy khi đang chat

Đơn giản đến ko thể tưởng tượng đc

Khi chat thì gửi cho victim 1 file, (tắt hết mọi kết nối bên ngoài) rồi vào cmd gõ netstat -n =>thấy IP của nó^_^ kể cả yahoo có lên đến fien bản bao nhiêu đi nữa

có 1 số người có thể ko tin vì cứ nghĩ là khi chat mọi thông tin đều gửi đến sv của yahoo nhưng thực ra trong khi chúng ta sent file thì mới kiểm tra cơ mà...hà hà...Lúc đó 2 máy sẽ kết nối trực tiếp mà ko thông qua sever yahoo nữa

mình viết thêm cho các bạn hiểu rõ hơn :

Bạn phải chat với Victim dể có sự thiết lập IP. Nói chung là giữ Online Connect với Victim.
Mở một cửa sổ DOS prompt
Vào C:gõ lệnh sau: netstat -a
C:\b netstat -a

Lúc dó trên màn hình sẽ xuất hiện 1 số thông tin có dạng nhu sau:
Active Connections

Proto Local Address Foreign Address State
TCP franck-a:0 0.0.0.0:0 LiSTENiNG
TCP franck-a:1091 0.0.0.0:0 LiSTENiNG
TCP franck-a:1090 server5.syd.www.ozemail.net:80 CLOSE_WAiT
TCP franck-a:1099 p3-max35.auck.ihug.co.nz:1054 ESTABLiSHED

Chúng ta chỉ chú ý những dòng nào có chữ ESTABLiSHED, dó là thông báo cho sự nối kết dã duợc thiết lập với bên ngoài.
Nếu chúng ta chat với nhiều nguời, chat bằng cả Yahoo Messenger nữa thì sẽ có nhiều ESTABLiSHED, do vậy chúng cần chú ý và phân biệt xem ai mới thực sự là Victim của mình.

Với ví dụ trên ta thấy p3-max35.auck.ihug.co.nz:1054 ESTABLiSHED là dáng chú ý và quan tâm cả. Còn nếu test trên máy bạn thì nó sẽ khác di nhung ta chỉ cần quan tâm dến dòng tuong tự nhu vậy và có ESTABLiSHED là duợc

Việc tiếp theo của chúng ta là Ping Victim này dể lấy duợc IP thật của họ.
Cung ở của sổ DOS prompt này, ta gõ lệnh Ping p3-max35.auck.ihug.co.nz
:1054 ESTABLiSHED ==è chúng ta không quan tâm cái này nên không cần thêm vào sau lệnh Ping

c3-max35.auck.ihug.co.nz
Wow, thật là tuyệt, tới dây ta dã thấy duợc IP thật của Victim rồi.

Pinging p3-max35.auck.ihug.co.nz [209.76.151.67] with 32 bytes of data:
Reply from 209.76.151.67: bytes=32 time=1281ms TTL=39
Request timed out.
Reply from 209.76.151.67: bytes=32 time=1185ms TTL=39
Request timed out.



Ping statistics for 209.76.151.67:
Packets: Sent = 4, Received = 2, Lost = 2 (50% loss),
Approximate round trIP times in milli-seconds:
Minimum = 1185ms, Maximum = 1281ms, Average = 616ms

209.76.151.67 chính là IP mà chúng ta cần tìm của Victim dây.

Số liệu giáo dục đại học VN: liệu có so sánh được với ai?





Saturday, November 13, 2010

Số liệu giáo dục đại học VN: liệu có so sánh được với ai?

Như các bạn đều biết, công tác chính của tôi hiện nay là ... đánh giá chất lượng giáo dục (nghe to tát quá, phải không). Và mặc dù công tác đánh giá chất lượng chủ yếu dựa trên những phán đoán (định tính) của các chuyên gia (=thành viên đoàn đánh giá ngoài), nhưng cơ sở cho những phán đoán đó luôn luôn phải là những số liệu cụ thể, chính xác và so sánh được. Nhưng hình như số liệu giáo dục VN không có được hai tính chất đó - chính xác và so sánh được. Trong bài này tôi chỉ nói đến một loại số liệu là số sinh viên trên giảng viên (tính theo số quy đổi).

Ai đang làm công tác tại các phòng ban trong trường đại học VN, đặc biệt là các phòng như phòng đào tạo (cần tính toán chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm) hoặc phòng đảm bảo chất lượng (cần báo cáo số liệu về thực trạng nhà trường hàng năm) thì đều không xa lạ gì với các hệ số quy đổi giảng viên của VN.

Nhưng cũng có thể có những người không biết, nên xin ghi lại vắn tắt một số điểm ở đây trước khi tôi ghi lại những băn khoăn của tôi về các hệ số quy đổi này.

Trước hết, cơ sở pháp lý của việc quy đổi. Công văn hướng dẫn cho việc quy đổi này được Bộ Giáo dục ban hành vào năm 2007 (công văn số 1325/BGDĐT ngày 09/02/2007). Có thể tìm được văn bản này tại địa chỉ: http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.1&c2=HD (trang web của Bộ Giáo dục).

Một số hệ số quy đổi theo học vị cần nhớ:

Cử nhân = 1
Thạc sĩ = 1.3
Tiến sĩ = 2
Phó giáo sư = 2.5
TSKH = 3
Giáo sư = 3

Ngoài các hệ số quy đổi theo học vị vừa nêu, văn bản hướng dẫn của Bộ còn đưa ra quy định về hệ số quy đổi dành cho giảng viên toàn thời gian, giảng viên kiêm nhiệm, và giảng viên thỉnh giảng như sau:

Cơ hữu (giảng dạy toàn thời gian) = 1
Kiêm nhiệm (= các cán bộ phòng ban) = 0.3
Thỉnh giảng (=ngoài khoa/trường, tức đã tính cơ hữu ở nơi khác) = 0.2

Về quy mô đào tạo cho phép, cần chú ý những quy định tổng quát sau:

1. Số lượng giảng viên cơ hữu phải đảm bảo tối thiểu 60% khối lượng giảng dạy của khoa/trường.

2. Chỉ tiêu tuyển sinh các hệ đào tạo phi chính quy không vượt quá 70% chỉ tiêu sinh viên chính quy đối với khối ngành xã hội-nhân văn, hoặc đa ngành; không quá 90% đối với khối ngành kỹ thuật, và không quá 40% đối với khối ngành y tế.

3. Quy mô đào tạo tính theo tổng số sinh viên quy đổi trên tổng số giảng viên quy đổi vào năm 2012 là 18 sv/gv cho khối ngành xã hội-nhân văn và 15 sv/gv cho các ngành khác, không kể y tế và thể dục thể thao có quy định riêng về quy mô.

(Nhận xét thêm: nếu ai không hiểu sự rối rắm về số liệu giáo dục của VN và sự "khác người" trong công thức quy đổi chi li trong văn bản nói trên thì sẽ thấy những con số về quy mô nói trên là khá ổn, không có gì đáng than phiền. Vì tỷ lệ svqđ/gvqđ của UC Berkeley năm 2009 cũng chỉ là 15.5 - xem ở đây: http://cds.berkeley.edu/pdfs/PDF%20wBOOKMARKS%2009-10.pdf).

4. Hệ số quy đổi sinh viên: sinh viên đại học có hệ số 1, nghiên cứu sinh có hệ số 2.

Tất nhiên những điều tôi liệt kê ở trên chỉ là khái quát, còn chi tiết (khá chi li, tỉ mỉ) thì cần đọc thêm trong văn bản tôi đã nêu và đưa link.

Áp dụng những tỷ lệ trên vào thực tế một khoa mà tôi có số liệu, tôi thấy như sau:

Quy mô sinh viên của khoa: 600 sv cho 4 năm học (chỉ tiêu hàng năm là 150 sv)

Tổng số giảng viên cơ hữu của khoa:

- 4 tiến sĩ (trong đó có 1 trưởng khoa, 1 phó khoa đang đi công tác nước ngoài, 1 giám đốc trung tâm trực thuộc trường, và 1 giảng viên chỉ gửi biên chế ở khoa nhưng cộng tác rất nhiều nơi). Nói cách khác, trong 4 tiến sĩ đó (thực tế chỉ có 3 vì một người đang công tác dài ngày ở nước ngoài) thì chỉ có một người có mặt và là trưởng khoa, tức cũng có chức vụ quản lý, còn lại 2 người chỉ có thể xem là bán thời gian.

Nhưng trên báo cáo thì con số 4 tiến sĩ này vẫn quy đổi ra thành 8 giảng viên (hệ số tiến sĩ là 2).

- 11 thạc sĩ trực tiếp giảng dạy --> quy đổi ra thành 14.3 (hệ số thạc sĩ là 1.3).

- 4 cử nhân tham gia giảng dạy (!) --> quy đổi thành 4.

Như vậy tổng số giảng viên quy đổi là 26.3, tính tròn là 26. Nếu áp dụng công thức về quy mô của năm 2010 cho khối ngành xh-nv là 22svqđ/gvqđ thì tổng số sinh viên hiện nay của khoa là hoàn toàn nằm trong quy mô cho phép, vì riêng giảng viên cơ hữu của khoa đã có thể đảm đương gần hết khối lượng giảng dạy rồi (22*26 = 572), chưa cần mời thêm ở ngoài. (Trên thực tế là có mời, nhưng ít, và chỉ mời những môn khoa chưa có người dạy, hoặc báo cáo chuyên đề vv.)

Khoa này có đào tạo không chính quy, quy mô hiện nay tôi không có số liệu nhưng tạm tính theo quy mô cho phép là 70% số sinh viên chính quy, khoảng 400 sinh viên nữa (600*0.7). Như vậy, tổng số sinh viên của khoa là 1000 cả 2 hệ chính quy và không chính quy. Tất cả đều trong mức quy định, và thậm chí còn phải được xem là rất tốt trong tình trạng tuyển sinh tràn lan tại VN hiện nay.

Tuy nhiên, nếu xét trên thực tế thì khoa hiện nay đang đảm đương một khối lượng công việc rất nặng, và điều đó có thể thấy rõ qua sự tất bật của khoa, cũng như qua việc quan sát và phỏng vấn trong mấy ngày tôi tham gia đoàn đánh giá tại khoa.

Trước hết là việc phải đảm nhiệm không chỉ việc giảng dạy chính quy mà còn cả không chính quy để tăng thu nhập, tức phải làm việc gấp đôi (việc giảng dạy phi chính quy không được tính vào trách nhiệm mà chỉ được xem là để tăng thu nhập - để bù vào thu nhập ... chết đói khi dạy chính quy). Ngoài ra, toàn bộ giảng viên của khoa đều phải tham gia vào các công tác phụ thêm khác như giáo vụ (các hệ khác nhau), công tác đoàn thể (đảng, công đoàn, đoàn thanh niên), tư vấn và hỗ trợ sinh viên, vì khối phòng ban làm không xuể và lương thấp - thấp hơn lương giảng viên - nên thường rất lạnh lùng hoặc cau có và tắc trách đối với sinh viên.

Vậy có phải chăng các quy định của VN không hợp lý? Vâng, tôi có thể khẳng định là những số liệu hiện nay về quy mô đại học VN là ... không giống ai. Vì tôi cũng vừa đi đánh giá một khoa của ĐH Indonesia, một trường công lập lớn hàng đầu của Indo. Ở đó, cách quy đổi giảng viên và sinh viên sang FTE (full-time equivalent, tức tương đương toàn thời gian) cũng trùng với cách tính trong Bộ dữ liệu chung (Common Data Set) của Mỹ, theo đó việc tham gia toàn thời gian hoặc bán thời gian là sự khác biệt duy nhất giữa các loại giảng viên, chứ họ không hề phân biệt bằng cấp, học hàm học vị. Vì bằng cấp học hàm học vị đã được tính vào những chỉ báo về chất lượng, không thể vừa tính chất lượng rồi lại nhân đôi, nhân ba lên để tính vào số lượng nữa!

Công thức tính của CDS là như sau:
- Giảng viên, sinh viên toàn thời gian hệ số là 1
- Giảng viên, sinh viên bán thời gian hệ số là 1/3.

Khi áp dụng công thức của CDS vào khoa mà tôi mô tả ở trên, ta sẽ có:

- Số giảng viên FTE: 19 (19*1; hệ số của giảng viên cơ hữu là 1)
- Số sinh viên FTE: 600 + 133 (=400*1/3) = 733
--> Tỷ lệ svqđ/gvqđ = 38,58 (gần 40 svqđ/gvqđ, tức gấp đôi con số hiện nay).

Nghĩ lại thì thấy cũng dễ hiểu thôi: hiện nay giảng viên muốn đủ sống (cầm hơi) thì phải dạy ngày, dạy đêm, tức là làm với khối lượng gấp đôi. Thì tính theo số sv/gv cũng là gấp đôi đó, chính xác quá rồi còn gì! Đấy là chỉ mới tính có một chỉ số, chứ còn một chỉ số khác, dễ hiểu và cũng không kém phần quan trọng, là số lượng cán bộ và nhân viên quản lý/phục vụ (tiếng Anh là non-academic) so với số lượng giảng viên. Ở VN, hiện không có quy định về điều này, nhưng thực tế cho thấy là tỷ lệ non-academic staff trên tổng cán bộ, giảng viên/nhân viên cơ hữu chỉ vào khoảng 30-35% tổng số cán bộ, giảng viên/nhân viên cơ hữu. Còn ở các nước thì con số này phải khoảng 50-55%.

Nếu không đủ non-academic staff thì hoặc là khoa phải làm (tức các giảng viên phải chia nhau làm, nếu muốn sinh viên cảm thấy được quan tâm và hài lòng với khoa), vậy ước chừng khoảng 20% công việc của khối phục vụ đã được đẩy qua cho giảng viên. Áp dụng vào khoa mà tôi vừa nêu thì phải mất đi ít nhất là 3 giảng viên toàn thời gian để làm công tác phục vụ (một người lo thư viện khoa, 2 người lo giáo vụ của 2 mảng chính quy và không chính quy). Như vậy số liệu bây giờ sẽ là:

1. GV quy đổi: 16 người
2. SV quy đổi: 733 người
3. Bình quân svqđ/gvqđ = 45.81, một con số quá cao, cao hơn mức của giáo viên tiểu học nữa! Hỏi sao mà chất lượng giáo dục đại học của mình không thấp?

Và đây là câu hỏi, cũng có thể xem là khuyến nghị, của tôi: Chúng ta đang muốn đổi mới quản lý, hội nhập thế giới, và ... xếp hạng đại học, tức so sánh với thế giới để xác định vị trí của mình. Vậy chúng ta có nên tiếp tục sử dụng những con số có tác dụng ... an thần như thế này hay không, hay nên nhìn thẳng vào sự thật?

Vì có biết sự thật thì mới biết cái dở của mình là gì và cải thiện một cách có hiệu quả được chứ, phải không?

Nội dung tài liệu "Hướng dẫn thu thập số liệu giáo dục"

Tôi đang đọc tài liệu mà tôi mới giới thiệu hôm qua, và vì nó là tiếng Anh nên tôi dịch sơ sơ một số phần mà tôi cho là quan trọng để giới thiệu, tìm thuật ngữ tương đương, và cũng là lưu cho mình. Đưa lên đây để chia sẻ với mọi người.
------
Các phương pháp thu thập dữ liệu (trang 2-15, tài liệu Data Collection Workbook)

1. Nghiên cứu tư liệu (document review)

2. Thu thập câu trả lời dạng viết (collecting written responses)
a. Khảo sát (surveys)
b. Nhật ký (journals)
c. Trắc nghiệm và kiểm tra (tests and assessments

3. Trao đổi trực diện (talking to people)
a. Phỏng vấn (interviews)
b. Nhóm trọng tâm (focus groups)

4. Quan sát (observations)

5. Các tư liệu đa truyền thông (multimedia)


Tóm tắt các phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng (Appendix 4, trang 23-27, tài liệu Data Collection Workbook)

1. Nghiên cứu tư liệu (NCTL)
a. Các ví dụ: bảng điểm danh (attendance records), số liệu báo cáo từ các phòng, sở, bộ (Data for local, state or federal funders), nhật ký (journals), số liệu ghi chép về thiết bị (maintenance records), số liệu dự toán tài chính (budgets), bài làm của người học (performance paperwork)
b. Lợi ích:
i. Dữ liệu sẵn có, không cần phải thu thập mới
ii. Thường là dữ liệu định lượng và dễ sử dụng
iii. Ít tốn chi phí thu thập nhất trong mọi phương pháp thu thập dữ liệu
c. Những điểm bất lợi:
i. Nếu nhân viên không cảm thấy những dữ liệu này sẽ được sử dụng thì dữ liệu có khả năng không chính xác
ii. Hạn chế trong những gì đã có sẵn, không thể làm gì hơn

2. Quan sát
a. Các ví dụ: quan sát cộng đồng để tìm ra những thay đổi, quan sát và ghi chép về hoạt động của một nhóm, quan sát và ghi chép về các thành viên của một buổi tập huấn
b. Lợi ích:
i. Không “xâm phạm” (non-intrusive)
ii. Không đòi hỏi các nỗ lực đặc biệt từ những người tham gia
iii. Dễ thực hiện hơn so với việc yêu cầu người tham gia trả lời bảng hỏi hoặc phỏng vấn
c. Những điểm bất lợi:
i. Chỉ thu thập được một số loại dữ liệu hạn chế
ii. Có thể mất nhiều thời gian
iii. Đòi hỏi nhiều công sức để có được sự nhất quán và để diễn giải ý nghĩa

3. Thu thập câu trả lời dạng viết
a. Các ví dụ: Khảo sát, bảng hỏi, bài trắc nghiệm. Chú ý: Các loại trên có thể in ra trên giấy (thực hiện trực tiếp hoặc gửi thư), qua điện thoại, gửi thư điện tử, hoặc trực tuyến.
b. Lợi ích:
i. Thu thập thông tin đồng bộ tương đối nhanh chóng và dễ dàng
ii. Có thể thực hiện ẩn danh nên người tham gia dễ chia sẻ những suy nghĩ thật
iii. Khi thu thập thông tin trên số lượng lớn sẽ tốn thời gian hơn nhiều so với các phương pháp trao đổi trực diện
iv. Phù hợp với dữ liệu định lượng vốn dễ phân tích hơn, ví dụ như các câu hỏi đóng và câu trả lời ngắn
c. Những điểm bất lợi:
i. Người trả lời phải đọc được ngôn ngữ của cuộc khảo sát
ii. Việc phản hồi không được đảm bảo (vd: gửi đi 100 phiếu khảo sát nhưng chỉ thu lại được 3 phiếu)
iii. Không thể dễ dàng hỏi sâu thêm như khi phỏng vấn. Không có nhiều câu trả lời phong phú.

4. Trao đổi trực tiếp:
a. Các ví dụ: phỏng vấn (kể cả trong các đợt tư vấn tuyển sinh và trao đổi trước khi ra trường), nhóm trọng tâm, nhóm thảo luận. Có thể trao đổi trực diện hoặc qua điện thoại, thậm chí là trực tuyến.

b. Lợi ích:
i. Cung cấp nhiều thông tin hơn cách khảo sát bằng phiếu (có thể hỏi thêm về những câu hỏi cụ thể và đào sâu hơn).
ii. Thông tin được chia sẻ một cách tự nhiên. Mọi người có thể trao đổi thoải mái, thay vì cảm giác bó hẹp trong một cuộc khảo sát được chuẩn hóa.
iii. Phù hợp với những người có ít kỹ năng về đọc và viết.
iv. Có thể sử dụng một nhóm người để khuyến khích trò chuyện và phản hồi.

c. Những điểm bất lợi:
i. Trao đổi trực tiếp có thể rất mất thời gian.
ii. Thiết kế ban đầu và phân tích dữ liệu đòi hỏi rất nhiều công sức.
iii. Phỏng vấn thường thu được nhiều dữ liệu định tính bằng lời, đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn khi phân tích.
iv. Không thể ẩn danh, khiến một số người có thể ngần ngại không đưa ra ý kiến trung thực.
v. Cần chú trọng không gây ảnh hưởng đến câu trả lời của người được phỏng vấn bằng cách tập huấn người phỏng vấn.

--
Chú thích:
"Focus group" có nơi dịch là nhóm tiêu điểm. Ở đây chúng tôi sử dụng cụm từ “nhóm trọng tâm” dựa trên cách dịch của tài liệu Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý dựa trên kết quả do UNFPA Việt Nam biên soạn (Hà Nội 2008). Địa chỉ truy cập tài liệu: http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Cac%20thuat%20ngu%20trong%20danh%20gia_FINAL.pdf

(còn tiếp)

Friday, November 12, 2010

Tài liệu cần lưu: Hướng dẫn thu thập số liệu giáo dục

Tài liệu này tôi vừa tìm được trên mạng, rất hữu ích cho những ai cần thu thập số liệu giáo dục để phục vụ công tác quản lý, đánh giá chất lượng/hiệu quả, hoặc nghiên cứu giáo dục. Tất nhiên, tài liệu này bằng tiếng Anh.

Tên tiếng Anh của tài liệu là Data Collection Workbook, tạm dịch Hướng dẫn thu thập số liệu. Trong tựa này không có từ "giáo dục", nhưng mục đích của tài liệu là phục vụ cho những người hoạt động trong lãnh vực giáo dục, và các ví dụ trong tài liệu đều có liên quan đến giáo dục. Tài liệu dài tổng cộng 27 trang, được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, không mang tính kỹ thuật, nên rất "thân thiện với người sử dụng".

Có thể tìm thấy nó ở đây. Địa chỉ truy cập: http://www.innonet.org/client_docs/File/data_collection_workbook.pdf

Highly recommended, đặc biệt đối với các bạn học viên cao học ngành đo lường - đánh giá trong giáo dục.

Wednesday, November 10, 2010

Nói thêm về đạo văn và văn hóa

Tôi viết bài này vào đêm qua. Ban đêm, buồn ngủ nên viết có vẻ hơi lộn xộn, khó hiểu. Nay ban ngày ban mặt, đọc lại, tôi có biên tập lại chút ít, hy vọng sáng sủa hơn một chút.Các bạn thử đọc lại xem nhé.
--------------
Bài viết này có lẽ cần có một chút dẫn nhập.

Cách đây ít lâu tôi có viết một bài mang tính bình luận và ý kiến trên báo SGTT, và sau đó thì bị một số người mà tôi nghĩ là có những đồng nghiệp của tôi phản bác dữ dội. Thậm chí, có người nói là tôi xúc phạm dân tộc!

Tôi hiểu được sự phản bác này. Chẳng ai thích bị xem là có "văn hóa đạo văn", khi đạo văn đang bị lên án khắp nơi như một hành vi vi phạm đạo đức rất nặng nề của người trí thức. Cho nên, nếu tôi nói (như một số người khác, chủ yếu là phương tây đã nói) là người Việt và châu Á nói chung có "văn hóa đạo văn", thì bị những người Việt (hoặc người châu Á) khác phản bác có lẽ cũng không có gì lạ.

Điều quan trọng hơn, theo tôi, không phải là 2 bên cứ khăng khăng, một bên cho rằng mình không có "văn hóa đạo văn", còn bên kia thì bảo rằng có. Mà quan trọng hơn, là cố gắng hiểu xem (1) tại sao người ta bảo rằng mình có "văn hóa đạo văn", hay nói cách khác, khi người ta nói mình có "văn hóa đạo văn" thì người ta muốn nói cái gì, và (2) nếu điều người ta nói có phần nào đúng, thì mình nên nghĩ ra những phương cách giúp thay đổi để cho mọi việc tốt hơn. Đó chính là điều tôi muốn làm rõ trong bài viết này, để bổ sung thêm cho bài viết gây tranh cãi kia.

Cần nói rõ: tôi không quan tâm xem người khác (ví dụ, các nước phương tây) có "văn hóa đạo văn" hay không (tôi chưa bao giờ nói là họ không có; họ có thể có, có thể ít hoặc nhiều, nhưng đơn giản là tôi không quan tâm và không đề cập trong bài viết của tôi mà thôi).

Về điểm thứ nhất, tại sao người ta nói mình có văn hóa đạo văn, tôi nghĩ trước hết phải xem người ta nói "văn hóa đạo văn" là gì. Có 2 từ cần định nghĩa ở đây: "văn hóa" và "đạo văn". Văn hóa, theo nghĩa phổ biến của phương tây (nói chính xác là định nghĩa trong tiếng Anh), cũng là nghĩa mà tôi đã đưa trong bài viết của tôi, là thói quen, lề thói, hoặc giá trị chung của cộng đồng. Một định nghĩa trung tính, mang tính mô tả, chứ không phải là một từ có yếu tố phán đoán giá trị (value judgement) trong đó.

Để kiểm tra xem có phải tôi bị phản bác chủ yếu là do bị hiểu lầm vì sự khác biệt trong ngôn ngữ của tôi (dùng theo định nghĩa của tiếng Anh) và ngôn ngữ mà những người phản bác hay không, tôi đã tra lại từ "văn hóa" trong cuốn từ điển tôi hay dùng là Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin 1999.

Quả đúng như tôi đoán, từ "văn hóa" trong từ điển này có 5 nghĩa, nhưng tất cả đều có nghĩa nói lên một cái gì đó tốt đẹp, cao cả, tinh thần, học thức, hoặc truyền thống lâu đời vv. Định nghĩa "văn hóa" trong từ điển đó như sau:
1. Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử;
2. Đời sống tinh thần của con người;
3. Tri thức khoa học, trình độ học vấn;
4. Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh;
5. Nền văn hóa một thời kỳ lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể những di vật tìm được có những đặc điểm chung.

Như vậy, rõ ràng là khi tôi nói đến "văn hóa đạo văn" như người phương tây vẫn nói về châu Á chúng ta, là tôi đang sử dụng một định nghĩa khác với một số cách hiểu khác, có thể là phổ biến ở VN ở một thời điểm nào đó (chẳng hạn vào thời điểm xuất bản cuốn từ điển mà tôi đã nêu ở trên, tức cách đây hơn 10 năm).

Vì vậy, sự tranh cãi kia trước hết là do không đồng ý với nhau về định nghĩa văn hóa, và nếu hai bên không chấp nhận định nghĩa của nhau thì mọi việc nên chấm dứt nơi đây. Vì bất kỳ sự tranh cãi nào dựa trên các định nghĩa khác nhau về khái niệm thì đều không dẫn đến kết cục nào cả!

Tôi, thì tôi chấp nhận định nghĩa của phương Tây, để có thể tiếp tục xét xem là với định nghĩa như vậy, họ muốn nói gì về chúng ta?

Nhưng để có thể thực sự hiểu họ, thì còn một từ khác cũng cần định nghĩa là đạo văn. Trong bài viết của tôi (đã đăng trên SGTT), tôi không đưa định nghĩa về "đạo văn" vì có vẻ như ai cũng biết nó là cái gì rồi. Nhưng thực ra, định nghĩa thế nào là đạo văn có lẽ là nguyên nhân chính của các tranh cãi. Vì theo tôi, định nghĩa thế nào là đạo văn của VN và của phương tây chắc chắn là có nhiều khác biệt.

Để kiểm tra lại cái phần "theo tôi" ấy, tôi cũng tra từ điển Nguyễn Như Ý, và, bất ngờ khám phá ra rằng trong cuốn từ điển nói trên hoàn toàn không tồn tại từ "đạo văn"!!!!! Thật là một khám phá bất ngờ! Ai cần kiểm tra lại thì có thể sử dụng những chi tiết sau:

Ở trang 596, cột thứ hai, có các entry sau: "đạo thầy nghĩa tớ", "đạo tin lành", "đạo trệ", "đạo vật tổ", "đạo vợ nghĩa chồng", rồi sang entry mới là "đáp". Tức là hoàn toàn không có "đạo văn" (lẽ ra phải nằm ở sau entry "đạo trệ").

Phải hiểu về điều này như thế nào đây? Riêng tôi, tôi diễn giải việc không chọn đưa từ "đạo văn" vào cuốn từ điển ấy là một dấu hiệu cho thấy rõ ràng "đạo văn" không phải là một vấn đề đáng quan tâm đối với VN, ít ra là cách đây hơn 10 năm.

Mặc dù cách đây 10 năm thì ở VN vẫn có "đạo văn" tràn lan xét theo nghĩa của phương Tây, dù cố tình hay không cố tình, chứ không phải chỉ bây giờ mới có. Vì thời đó ở Khoa Anh của trường XH-NV khi tôi còn công tác tại đấy, khi liên kết với một đại học của nước ngoài để đào tạo thạc sĩ thì những bài đầu tiên của sinh viên đều bị trả lại vì "đạo văn" (chép thoải mái của người khác giống như vụ đạo văn mới bị phát hiện đây).

Trước đây tôi cũng đã viết về đạo văn, có thể tìm thấy ở đây, và cũng có đăng trên blog này, các bạn có thể search blog dùng từ khóa "đạo văn" sẽ tìm được những đường dẫn đến tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh.

Với những định nghĩa nghiêm nhặt như vậy, thì đạo văn ở VN là nhiều lắm. Nhưng trước đây có thể không có cơ hội để phát hiện, hoặc nếu bị phát hiện thì cũng chỉ một số người biết với nhau, chứ không làm rùm beng lên như bây giờ. Chỉ đến bây giờ, khi hội nhập vào thế giới nhiều hơn, thì VN mới quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đạo văn, và ý thức cũng như định nghĩa về đạo văn mới chặt chẽ hơn lên.

Tóm lại, nếu định nghĩa "văn hóa" là thói quen, thì rõ ràng khi nói VN có "văn hóa đạo văn" là không hề nói quá. Văn hóa đó thể hiện ở 2 khía cạnh:

(1) Đạo văn xảy ra thường xuyên (tần suất cao hơn ở phương tây, xét theo các vụ bị phát hiện tại các trường đại học nước ngoài; đó là lý do phương tây mới có cái thành kiến cho rằng người VN hay người châu Á hay đạo văn, dù điều đó không đúng với mọi trường hợp);

(2) Những vụ đạo văn bị phanh phui ít khi được xử lý đến nơi đến chốn, và ngay cả người bị đạo văn nhiều khi cũng có thái độ chấp nhận. Vì nếu làm cho ra lẽ mà người vi phạm bị một hình phạt gì đó thì có khi chính nạn nhân của đạo văn lại bị lên án vì đã xử sự không có "tình" với đồng nghiệp, chẳng hạn.

Đấy là điểm thứ nhất. Về điểm thứ hai tôi sẽ viết trong một entry khác.
------
Nhân tiện, GS Nguyễn Văn Tuấn cũng có bài trên blog của ông về đạo văn mà theo ông đó là vấn đề kiến thức chứ không phải là vấn đề văn hóa. Bài viết của ông có phần nêu một nghiên cứu khảo sát trong đó có phân biệt các loại đạo văn rất đáng tham khảo. Tuy nhiên, kết luận của ông thì khác của tôi, vì ông thuộc "trường phái" cho rằng không có văn hóa đạo văn, mà đấy chỉ là vấn đề "kiến thức" (tôi nghĩ ở đây nên dùng "hiểu biết" thì hợp hơn?)

Tôi nghĩ, sự khác biệt này cũng xuất phát từ định nghĩa thế nào là văn hóa. Nếu chọn định nghĩa văn hóa là thói quen thì tôi muốn tranh luận với tác giả bài nghiên cứu kia rằng chỉ có "kiến thức" thôi thì sẽ không thay đổi được thói quen, mà bên cạnh đó phải kèm theo sự rèn luyện thông qua nhắc nhở và thưởng phạt của hệ thống giáo dục, pháp luật và cả các ràng buộc về đạo đức nữa, thì việc "không đạo văn" mới trở thành một thói quen như một loại "phản xạ tự nhiên".

Vì đạo văn về bản chất giống như ăn trộm. Hái trái cây trong vườn của nhà hàng xóm ở VN có thể không bị xem là ăn trộm mà chỉ là chuyện trẻ con nghịch ngợm, nhưng ở một nước khác có thể bị xem là ăn trộm và có thể bị phạt nặng. Vậy nếu không biết mà vi phạm thì đó là lỗi do không biết (nhưng vẫn phạm tội!), tức là vấn đề kiến thức (trong đạo văn thì là đạo văn không cố tình).

Nhưng nếu đã biết đó là điều không được phép, mà thấy nếu có vi phạm cũng chẳng ai nói gì, pháp luật không nghiêm, người xung quanh không phê phán, và hình như có nhiều người làm, thì sẽ dẫn đến tình trạng biết mà vẫn làm. Giống như đi đường, ai cũng biết leo lề là có lỗi, nhưng công an cũng chẳng phạt, mà ai cũng làm thế, nên khi cần thì mọi người cũng ... leo lề. Như thế, thì vấn đề này đã trở thành văn hóa (= lề thói chung của cả cộng đồng) rồi đó.

Kết quả của nghiên cứu được nêu trong bài viết của GS Tuấn cho thấy (1) sự hiểu biết về các loại đạo văn giữa sinh viên Úc với du sinh từ châu Á chẳng có gì là khác nhau; và (2) giữa nhận thức/hiểu biết về đạo văn và hành vi đạo văn có một mối tương quan nghịch ở mức thấp, tức hiểu biết nhiều thì đạo văn ít và ngược lại. Hệ số tương quan ở mức gần 0.4. Dựa vào 2 kết quả trên, dường như GS Tuấn có ý khẳng định rằng cái gọi là "văn hóa đạo văn" của châu Á chỉ là một thành kiến hoặc thậm chí kỳ thị của phương Tây.

Tuy nhiên, tôi nghĩ với 2 kết quả trên thì vẫn chưa đủ để phản bác cái "thành kiến" dai dẳng kia. Vì như đã nêu ở trên, nhận thức về đạo văn của sinh viên Á và sinh viên Úc có thể không khác nhau, nhưng hành xử vẫn có thể khác nhau (nhận thức không đồng nhất với hành vi). Còn về sự tương quan đã nêu, vì không có số liệu gốc nên tôi không biết rằng tương quan đó được tính riêng cho từng nhóm (du sinh và sinh viên Úc) hay tính chung cho 2 nhóm. Nếu tính riêng từng nhóm thì có lẽ sẽ thuyết phục hơn. Vì nếu sự tương quan đó có thể cao ở nhóm Úc mà thấp ở nhóm du sinh, thì khi tính chung sẽ không còn chính xác.

Tôi nghĩ, muốn chứng minh VN hay châu Á không khác gì phương tây trong việc đạo văn (tức đây chỉ là vấn đề kém hiểu biết hoặc đạo đức ở mức độ cá nhân chứ không phải vấn đề văn hóa tức mức độ cộng đồng) thì cần có một nghiên cứu so sánh tỷ lệ các vụ đạo văn giữa du sinh và sinh viên Úc qua các năm học chẳng hạn. Nếu có ai có thời gian làm được điều này thì cũng rất tốt, vì "cải thiện" được hình ảnh đất nước, dân tộc. Nhưng tôi thì tôi không nghĩ đến việc to tát thế, mà chỉ đơn giản nghĩ (một cách thực tế) rằng nếu muốn chống đạo văn, thì tốt nhất hãy tạo ra thói quen (= thay đổi văn hóa) cho cả cộng đồng, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó giáo dục là quan trọng nhất.

Chỉ có thế thôi, mà sao mọi người tranh cãi đến thế nhỉ?
-----------
Cập nhật sáng ngày 12/11/2010
Có một người bạn nhỏ của tôi đọc bài này rồi gửi mail cho tôi một vài ý kiến liên quan đến chủ đề plagiarism. Bạn ấy không gửi vào comment vì trong mail còn có một số việc riêng, nhưng những ý kiến rất hay mà không đưa lên thì thật tiếc, nên tôi chép lại từ trong mail và cắt đi những chỗ riêng tư để đưa lên đây. Mọi người đọc nhé.

Em gửi paper này, đã được đăng trên Ethics and Behaviour. Em thấy cũng hợp với đề tài trên blog của cô. (Trong list các tạp chí Philosophy ở http://www.nla.gov.au/policy/review_phil.html thì thấy có 1 tạp chí Ethics and Behaviour xếp thứ 10 dựa theo impact factor).

Đây là nghiên cứu định tính, dựa trên interviews (focus group interviews?), còn nghiên cứu bác Tuấn đưa ra về đạo văn hình như là định lượng (?).

[...]

Thật ra với em thì hiện nay chuyện văn hóa và đạo văn vẫn còn "inconclusive". Nói sâu hơn tí thì em nghĩ thế này (chỉ là nghĩ thôi, chứ em cũng chưa đọc nhiều nghiên cứu về vấn đề này nên chưa nắm hết):

1. Thật ra một tí học thuộc lòng cũng cần thiết (như chuyện con nít học bảng cửu chương). Nếu muốn chỉ trích, có lẽ mình nên chỉ trích một số trường hợp học thuộc lòng cụ thể (chẳng hạn như học cả các ý cần thiết khi bình một bài văn hay thơ, để đáp ứng yêu cầu của những đáp án văn chi li đến từng 0,25 điểm --> cái này chẳng liên quan gì đến chuyện kính trọng tiền nhân cả), hay chuyện không nêu nguồn (ngay cả GS vẫn viết kiểu "ai đó đã nghĩ", "ai đó đã nói",...),...Đó chính là mầm mống cho việc đạo văn.

2. Chữ "văn hóa" theo nghĩa cô dùng trong mấy bài viết gần đây giống với định nghĩa trong xã hội học (= faith, beliefs, norms,...). Có điều sau này chắc mình nên cẩn thận hơn khi dùng những từ có vẻ nhạy cảm, nếu có định nghĩa rõ ràng từ đầu càng tốt.

------------
Rất cám ơn bạn đã gửi thông tin cho tôi. Tôi sẽ đọc bài nghiên cứu đó và nếu rảnh và có hứng thì sẽ viết entry mới và đưa lên đây. Riêng về học thuộc lòng thì tôi nhớ là mình cũng chưa bao giờ nói đạo văn ở VN hay châu Á xuất phát từ nguyên nhân duy nhất là học thuộc lòng, mà đó có thể là ý kiến (phổ biến?) của một số người khác (phương Tây) khi phân tích về nguyên nhân đạo văn. Nói thế để thấy là trong tranh luận nếu không bình tĩnh và rất dipciplined thì rất dễ gán ý của mình vào lời của người khác, rồi kết án người ta.

Tôi cũng bị, và ai cũng có thể bị mắc phải điều này. Và khi đã biết như thế, thì theo tôi cách chữa là chịu khó nghe kỹ người khác xem người ta có chút gì hợp lý không (bất kể những chỗ chưa hợp lý), rồi ráng mà đồng ý với họ ở những chỗ họ đúng, dù chỉ một phần. Nhưng hình như ở VN thì người ta hay tuyệt đối hóa vấn đề, chỉ có đúng hoặc sai, và thường là ... tôi đúng, anh sai! Nên tranh luận rất khó dẫn đến sự tăng thêm hiểu biết cho cả hai phía, mà thường dẫn đến xung đột, đổ vỡ. Một điều vô cùng đáng tiếc.

Sunday, November 7, 2010

Đại học Mỹ dưới mắt phụ huynh TQ

Cũng giống VN, rất nhiều phụ huynh TQ gửi con em sang Mỹ học ĐH, bất chấp những chi phí không hề nhỏ. Tại sao họ làm thế? Bài viết dưới đây có thể giúp ta có được câu trả lời. Bài vừa đăng trên tờ Trung Hoa nhật báo ngày 2/11/2010 mà tôi mới đọc hôm nay, ở đây. Tác giả bài viết là một phụ huynh vừa đi dự tuần lễ dành cho các bậc phụ huynh tại một đại học nhỏ của Mỹ, một liberal arts college mà trong tiếng Việt hiện nay vẫn chưa có từ tương đương.

Ngay câu đầu tiên là đã thấy ấn tượng rồi:
A liberal arts college in the United States offers more benefits than universities in China. Một trường đại học nhỏ giảng dạy khoa học cơ bản của Mỹ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên hơn những đại học lớn của TQ.

Tại sao thế? Rất đơn giản: đại học Mỹ chú trọng phát triển con người, còn đại học TQ chỉ chú trọng phát triển ngành nghề mà thôi.

Hãy đọc những câu sau để rồi cảm thấy đau xót, vì hình như tình hình tại VN cũng tương tự như vậy:
Before returning to New York a week ago, a professor who taught at a university in China talked about how education had gone astray in many Chinese institutions. The professors are no longer passionate about teaching and the students are no longer passionate about schools.

I already felt that mood 10 years ago when my alma mater in Shanghai built monstrous twin towers in the middle of the beautiful old campus. No one seemed to think to use that money to hire good professors or offer financial aid to some of the brightest students from underprivileged families.

The parents' weekend I attended was a clear reminder of how the fundamental values of education have long been forgotten by many Chinese schools. Tuần lễ dành cho phụ huynh mà tôi vừa tham dự đã nhắc cho tôi nhớ rất rõ rằng những giá trị căn bản của giáo dục đã bị nhà trường ở TQ quên mất từ lâu.

Không rõ phụ huynh VN có đi dự những hoạt động như vậy không nhỉ, và họ nghĩ gì?

Monday, November 1, 2010

Phòng chống đạo văn từ góc nhìn văn hóa

Bài này tôi viết cho SGTT, đã đăng trên trang online hôm nay, nhưng tôi chưa đọc lại. Thôi thì cứ đăng nguyên văn bản tôi đã gửi đi lên đây để chia sẻ với mọi người. Các bạn đọc và trao đổi nhé, tôi cho rằng đây là một vấn đề rất quan trọng, các bạn ạ.

Bài đăng trên SGTT có thể đọc ở đây.

------
Lại một lần nữa trong năm 2010 này, đạo văn trở thành một chủ đề nóng trên báo chí. Điều đáng nói của vụ đạo văn lần này là nó liên quan đến một bài báo đã công bố trên một tạp chí khoa học quốc tế của một nhóm tác giả Việt Nam. Sau khi bị phát hiện, bài báo bị rút xuống và hành vi đạo văn của nhóm tác giả bị thông báo rộng rãi đến cộng đồng khoa học của thế giới. Riêng với tờ tạp chí đã phát hiện ra vụ đạo văn nói trên thì nhóm tác giả này vĩnh viễn không còn cơ hội để công bố các bài viết nữa.

Vụ việc đáng buồn này chắc chắn sẽ có tác động không tốt đến giới khoa học nước nhà, và hơn thế sẽ làm xấu đi hình ảnh của đất nước đối với thế giới bên ngoài. Làm thế nào để ngăn chặn những vụ tai tiếng tương tự trong tương lai? Câu trả lời dường như khá đơn giản: chỉ cần phạt thật nặng những trường hợp bị phát hiện như trong trường hợp đã xảy ra thì sẽ chẳng còn ai dám đạo văn nữa, có lẽ thế.

Thực ra, mọi việc phức tạp hơn rất nhiều, vì việc bị phát hiện và xử lý như mới đây chỉ là một trường hợp hy hữu, trong khi ở Việt Nam có nhiều vụ đạo văn trầm trọng hơn nhiều nhưng “kẻ phạm tội” không những không bị trả giá mà còn được tưởng thưởng – thăng chức, “phong hàm” giáo sư, phó giáo sư. Hơn nữa, đối với những trường hợp như vụ đạo văn mới đây, không loại trừ khả năng những người vi phạm đã “chết vì thiếu hiểu biết”, vì đã phạm phải tội “đạo văn không cố tình”. Dù tất nhiên ngay cả có chứng minh được là mình không cố tình thì điều này vẫn không thể giúp họ thoát tội.

Đạo văn không cố tình là một điều rất dễ xảy ra với những người mới bắt đầu làm khoa học từ những nước như Việt Nam, Trung Quốc, và cả Hàn Quốc, Nhật Bản, những nơi không có truyền thống khoa học minh bạch và liêm chính như các nước phát triển phương Tây. Vì vậy, trước yêu cầu hội nhập quốc tế, nếu các quốc gia này muốn ngăn ngừa tình trạng đạo văn cho có hiệu quả thì không nên chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân, mà còn phải thay đổi cái “văn hóa đạo văn” vốn tồn tại đã lâu ở các nước châu Á nữa.

Nhưng “văn hóa đạo văn” là gì? Văn hóa, theo định nghĩa của từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (ấn bản lần thứ sáu, năm 2000) là “những phong tục, niềm tin, cách thức, hoặc lề thói sinh hoạt và tổ chức xã hội của một quốc gia hoặc một nhóm người” – nói nôm na là điều mà hầu như ai cũng làm và cho là đương nhiên. Vậy “văn hóa đạo văn” chỉ có nghĩa là đạo văn là một thói quen, một cách làm mà ai cũng thấy là bình thường, cả người vi phạm lẫn người bị vi phạm (dù tất nhiên người bị vi phạm sẽ không cảm thấy thoải mái gì cho lắm).

Với định nghĩa này, rõ ràng Việt Nam – cũng nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vv – là một nước có một nền văn hóa đạo văn thật rõ nét. Cứ thử tìm hiểu trên mạng Internet thì sẽ rõ, chỉ riêng những vụ đạo văn bị phanh phui cũng đủ cho thấy tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng của đạo văn ở Việt Nam. Có thể nói, nếu áp dụng định nghĩa của phương Tây thì ở Việt Nam, nạn đạo văn ở Việt Nam đang hoành hành ở mọi cấp học và kẻ vi phạm không hề thiếu bất kỳ một thành phần nào, từ người học đến giáo viên, và đáng buồn hơn là cả những nhà quản lý nữa.

Vậy phải làm sao đây? Theo tôi, ngoài việc đưa ra những luật lệ, quy định về xử phạt các vụ đạo văn và thực hiện nghiêm các luật lệ, quy định này, cần xem trọng việc tạo ra một nền văn hóa học thuật mới thay thế cho “văn hóa đạo văn” hiện nay. Để làm được điều này, rõ ràng là nhà trường (hoặc viện nghiên cứu) có vai trò quyết định. Văn hóa là giá trị chung, là thói quen, và là quy tắc ứng xử của một nhóm người, một cộng đồng. Nhà trường với tư cách là một tổ chức là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để áp đặt những giá trị và lề thói mới lên các cá nhân là người học và các giáo viên, các nhà khoa học hoạt động trong tổ chức của mình. Riêng trong trường hợp của Việt Nam thì cần chú trọng ở hai cấp quan trọng nhất là đại học và tiểu học.

Ở bậc đại học, những ai có điều kiện đi học ở nước ngoài sẽ thấy kỹ năng thông tin, kỹ năng sử dụng thư viện, và trích dẫn khoa học (referencing) được chú trọng đến như thế nào trong các trường đại học. Ngay từ khi mới vào trường thì các sinh viên đã có thời gian định hướng (orientation), trong đó những kỹ năng vừa nêu được hướng dẫn tổng quát cho sinh viên, tất nhiên là kèm với những tài liệu như sổ tay sinh viên với những thông tin cần có, kể cả các về yêu cầu trích dẫn và việc xử lý khi vi phạm đạo đức học thuật.

Sau đó, khi vào học thì giảng viên từng môn học cũng sẽ lập lại các yêu cầu về tài liệu cần đọc, cách trích dẫn tài liệu, và những quy tắc ứng xử cũng như đạo đức khoa học đối với sinh viên là như thế nào. Và cứ mỗi bài tiểu luận nộp cho giảng viên là một lần các kỹ năng và quy tắc ứng xử nói trên lại được củng cố, để tạo ra một thói quen, một cách làm, và một giá trị mà cộng đồng cùng chia sẻ.

Một dạng bài tập rất được ưa chuộng mà bản thân tôi cho là rất hữu ích là bài tập chú giải tài liệu tham khảo (annotated bibliography) của một môn học [1]. Ở bài tập này, sinh viên được yêu cầu tự chọn ra một số tài liệu chính có liên quan đến môn học, và viết một đoạn tóm tắt về nội dung chính của tài liệu này kèm theo lời bình luận của mình. Thông qua bài tập này, sinh viên học được cách tìm tài liệu, thực hành một số kỹ thuật về trích dẫn khoa học, cách trình bày lại ý tưởng của tác giả bằng lời của mình (không “đạo câu chữ” của tác giả), và cách nêu ý tưởng riêng, độc lập của mình đối với những gì đã đọc được từ những tác giả khác, kể cả các tên tuổi lớn trong ngành.

Ở bậc tiểu học, thay vì bị yêu cầu học thuộc lòng những gì đã viết trong sách và trả bài theo đúng nguyên văn những gì đã học, các em được yêu cầu sử dụng lời của mình để viết lại những gì đã đọc được. Các dạng bài tập giúp các em tự quan sát, ghi chép, giao tiếp với người khác, vận dụng tư duy độc lập, và cả kỹ năng sử dụng từ điển, sử dụng thư viện luôn được sử dụng. Nghe thì to tát, nhưng thật ra những bài tập ở bậc tiểu học có thể rất đơn giản, ví dụ như yêu cầu các em chép lại định nghĩa của từ “đạo văn” trong một vài cuốn từ điển có sẵn trong thư viện của trường, trong đó có cả yêu cầu ghi rõ nguồn trích dẫn tài liệu. Hoặc yêu cầu các em tự tóm tắt lại các bài đọc bằng lời của mình – những điều hoàn toàn có thể làm được trong hoàn cảnh của Việt Nam.

Chỉ bằng cách tạo ra một nền văn hóa học thuật mới, trong đó tư duy độc lập, sáng tạo được khuyến khích ngay từ khi các em học sinh mới bước vào trường tiểu học, trong đó sự minh bạch, liêm chính, và tính chuyên nghiệp trong khoa học được nhấn mạnh và thường xuyên củng cố ở bậc đại học, thì những trường hợp đáng tiếc như vừa xảy ra mới có thể được ngăn ngừa một cách hữu hiệu. Bằng không thì việc đạo văn tại Việt Nam sẽ chẳng dừng lại ở một vụ tai tiếng như thế này, mà chắc chắn sẽ có thêm nhiều bài báo phân tích về nguồn gốc văn hóa của nạn đạo văn ở Việt Nam như bài viết này, đã được công bố cách đây 5 năm trên một ấn phẩm quốc tế [2]. Một cách nổi tiếng bất đắc dĩ và có lẽ không ai mong đợi cho Việt Nam trong nỗ lực hội nhập quốc tế.
---------
Chú thích:
[1] Có thể đọc thêm về loại bài tập này ở đây: http://library.ucsc.edu/help/howto/write-an-annotated-bibliography
[2] Bài viết này của các tác giả McCornack và Pham Thuy Chi đã đăng trên tạp chí Journal in Education for Business (Heldref Publications, 2005): http://dcmccornac.com/aresearch/Old/pedog/TeachinginVietnamMcCornac.pdf

Thế nào là đồng tác giả?

Vụ tai tiếng về "đạo văn" mới đây làm nảy sinh ra một câu hỏi mà theo tôi lẽ ra phải được đặt ra từ lâu, ngay từ khi VN bắt đầu thực hiện đào tạo sau đại học trong nước, đó là: thế nào là đồng tác giả?

Câu hỏi này cần được đặt ra là vì trong vụ việc vừa được báo chí đề cập đến gần đây, mặc dù bài báo ghi đến 4 tác giả (đồng nghĩa với việc: cả 4 người cùng hưởng danh tiếng và có thể cả những quyền lợi khác nữa), nhưng đến lúc bài báo bị kết án là có đạo văn thì các tác giả khác lại nói rằng thực ra chỉ có một tác giả chính, còn những người khác không tham gia gì (tức sẽ không chịu trách nhiệm về việc đạo văn!)

Bỏ qua việc xét đoán về động cơ và đạo đức của tất cả các tác giả có tên trên bài báo nói trên, tôi cho rằng nhân dịp này cần làm rõ khái niệm "đồng tác giả" để tránh những việc đáng tiếc về sau. Vì bản thân tôi cũng có dính dáng đến một vụ tranh cãi khá nặng nề dẫn đến việc chấm dứt quan hệ với một đồng nghiệp sau khi đã làm việc với nhau trên một đề tài khoa học. Việc xảy ra chỉ mới gần đây thôi, mới hơn một năm.

Điều đáng tiếc đó xảy ra là do giữa tôi và người đồng nghiệp đó không thống nhất quan điểm về thế nào là đồng tác giả, tôi thì áp dụng hiểu biết và cách ứng xử khá khắt khe mà tôi học được từ nước ngoài, còn người đồng nghiệp của tôi thì học trong nước, rất quen với "văn hóa đạo văn" (tôi dùng từ này để mô tả một sự việc khách quan chứ không có ý mỉa mai hoặc phê phán gì ở đây) thì có quan điểm rất "thoáng" về thế nào là quyền tác giả và đồng tác giả, và cảm thấy một khi ý tưởng của ai đó đã được nói ra thì nó đã trở thành của chung mà ai cũng có thể sử dụng thoải mái không cần xin phép cũng chẳng cần chú dẫn.

(Nếu tôi hiểu đúng thì thậm chí hình như người đồng nghiệp của tôi còn có quan điểm rằng ai tận dụng được cái ý tưởng được xem là của chung ấy mà đem viết ra được thành bài để công bố - mà ngay cả câu chữ cũng có thể cóp nhặt của người khác - thì đấy là điều rất đáng tự hào, vì như thế là tài giỏi, thông minh, và nếu ai đả phá điều này thì chắc là tại ... ganh tỵ với tài năng của người khác mà thôi?)

Tất nhiên, do tôi và đồng nghiệp của tôi chỉ là 2 cá nhân, nếu mỗi người có một quan điểm khác nhau thì chẳng ai có thể áp đặt quan điểm của mình lên người khác nên chỉ có thể chấm dứt quan hệ hợp tác. Nhưng nay, với vụ việc đáng buồn vừa xảy ra, thì rõ ràng là cần có những quy định rõ ràng về khái niệm "đồng tác giả".

Để trả lời câu hỏi mà tôi đặt ra trong cái tựa của entry này, tôi đã tìm trên mạng, và tìm được một bài viết rất đầy đủ, rõ ràng mà mọi người cần đọc. Bài viết có tựa là "What is authorship, and what should it be? A survey of prominent guidelines for determining authorship in scientific publications", đăng trên tạp chí mạng Practical Assessment, Research and Evaluation, ở đây.

Ai làm công tác quản lý khoa học công nghệ nên chịu khó đọc hết cả bài, rất nhiều thông tin, và điều đáng nói là bài báo đã bỏ công tổng hợp hết những hướng dẫn về "đồng tác giả" từ các tạp chí và hiệp hội lớn của các lãnh vực khác nhau. Còn dưới đây tôi chỉ đưa ra một định nghĩa về "co-authorship" mà tôi thấy là khá trùng với những gì tôi biết qua kinh nghiệm thời tôi đi học nước ngoài (cũng hơn 15 năm nay rồi). Định nghĩa này cũng rút từ bài báo trên, ở trang 5, định nghĩa của Hiệp hội xã hội học Anh Quốc. Xin đọc dưới đây:
Everyone who is listed as an author should have made a substantial direct academic contribution to at least two of the four main components of a typical scientific project or paper; a) conception or design, b) data collection and processing, c) analysis and interpretation of the data, and d) writing substantial sections of the paper. Authorship should be reserved for those, and only those, who have made significant intellectual contribution to the research.
Còn đây là phần dịch của tôi:
Những người được liệt kê là tác giả phải có những đóng góp đáng kể và trực tiếp về mặt học thuật trên ít nhất hai trong bốn khía cạnh chính yếu của một đề tài hoặc bài báo khoa học tiêu biểu như sau: a) hình thành ý tưởng hoặc thiết kế; b) thu thập dữ liệu và xử lý; c) phân tích và diễn giải số liệu; và d) chắp bút những phần đáng kể trong bài viết. Quyền tác giả phải được dành riêng cho những người, và chỉ những người đó mà thôi, có đóng góp tri thức đáng kể vào công trình nghiên cứu.

Kèm theo định nghĩa này, có thêm phần diễn giải về quyền được tính công là tác giả (authorship credit), mà theo tôi là rất đáng được các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý chú trọng, vì Việt Nam dường như đang làm rất khác với thế giới:
Participation solely in the acquisition of funding or general supervision of the research group is not sufficient for authorship. Honorary authorship is not acceptable.
Và đây là bản dịch (cũng của tôi):
Sự tham gia vào đề tài chỉ thông qua việc xin tài trợ hoặc giám sát tiến trình công việc của nhóm nghiên cứu thì không đủ để được tính là tác giả. Không chấp nhận tác giả danh dự.

Theo kinh nghiệm của tôi, thì hiện nay có rất nhiều vị làm quản lý nhưng vẫn tham gia các đề tài khoa học theo cách chỉ đứng tên cho có (đề tài dễ được duyệt), hoặc chỉ nhắc nhở, giám sát nhóm nghiên cứu nhưng không thực sự làm bất cứ điều gì. Tóm lại là vi phạm hoàn toàn phần diễn giải mà tôi đã tô đậm ở trên.

Khái niệm "tác giả danh dự" cũng đáng quan tâm suy nghĩ. Ở đây tôi thấy rõ ràng có vấn đề văn hóa, vì chính tôi cũng đã vô tình vi phạm vào điều này - mặc dù đã rất lâu rồi. Hồi ấy, tôi mới đi học ở nước ngoài về, và làm việc ở một khoa trong một trường đại học. Còn trẻ và ... xung, nên tôi rất hăng hái tham gia các hoạt động khoa học, và có viết bài, làm đề tài ... xôm tụ lắm. Có thể nói chính tôi là người khuấy động phong trào khoa học ở khoa lúc ấy.

Nhưng làm một mình tất nhiên là không được, mà cũng buồn, nên tôi rủ rê một số đồng nghiệp khác cùng làm. Có một vài đồng nghiệp lớn tuổi không quen với việc nghiên cứu (trước đó không thấy yêu cầu bắt buộc về nghiên cứu), thấy bọn tôi làm thì ... ngượng ngượng, tránh tránh, buồn buồn. Thế là tôi bèn “hào phóng” cho luôn tên một vài người vào trong nhóm tác giả, cho dù họ có đóng góp được gì hay không. Của đáng tội, những người ấy cũng cố gắng đóng góp theo cách của mình, như đánh máy, tìm tài liệu (hồi đó còn rất khó kiếm, phải nhờ người đi học nước ngoài photo dần và đem về). Chứ không đến nỗi không làm gì. Tóm lại là động cơ hai bên cùng trong sáng, vả lại nó cũng chỉ là những đề tài nho nhỏ cấp khoa mà thôi. Nhưng xét theo định nghĩa ở trên thì rõ ràng là vi phạm, dù có thể liệt vào loại “không cố ý”.

Đấy, nói ra để biết là chúng ta cần phải thay đổi nhiều lắm, để thoát ra khỏi “văn hóa đạo văn” hiện nay, mà hội nhập với thế giới chứ! Không lẽ cứ chấp nhận người ta bảo mình là có văn hóa đạo văn, thậm chí “văn hóa gian lận” (cheating culture), mãi như thế này hay sao? Ai không tin, cứ vào google mà search mấy từ culture of plagiarism hoặc cheating culture và asia, thì sẽ tha hồ mà đọc, các bạn ạ!

Saturday, October 30, 2010

Ngoại ngữ bậc đại học: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" (mà không ai nghe?)

Vấn đề ngoại ngữ ở đại học lại nổi lên thành một chủ đề nóng trên báo, chẳng hạn như báo Tuổi trẻ hôm nay 30/10/2010. Mới có trên báo giấy, chưa đưa lên mạng. Các bạn chịu khó tìm báo giấy đọc nhé, hoặc chờ đến khi nào báo đưa lên thì tôi sẽ đưa link.

(A, bài báo lên mạng rồi, đây này.)

Có thể tóm tắt vấn đề nêu trên báo như sau: Có quá nhiều sinh viên ĐHKHXH-NV không tốt nghiệp được vì không đạt trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu. Nhưng nếu xét theo quan điểm của nhà trường thì thật ra điều này cũng đúng thôi: yêu cầu đã đặt ra mà không đạt, thì ... rớt, chờ học lại, thi lại, khi nào đậu mới được ra trường. Chứ không lẽ cứ cho ra trường tùm lum, thì lại làm giảm chất lượng của người tốt nghiệp hay sao? Quá đúng.

Nhưng dưới góc độ của sinh viên thì dường như họ đang bị đối xử rất bất công. Nhà trường đã nhận họ vào học (thì đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh, tuyển chọn rất khắt khe rồi còn gì). Sau đó tổ chức giảng dạy với chất lượng thế nào đó không rõ, nhưng đến khi thi thì đại đa số đều rớt.

Như thế là thế nào? Vì, có lẽ thế, không kể những người hoàn toàn bỏ bê không học hành gì cả, nếu ai có đi học, làm theo mọi yêu cầu của nhà trường, vượt qua được các kỳ kiểm tra trong quá trình học, thì không có lý do gì đến kỳ thi cuối cùng họ lại rớt cả như thế. Rất phi lý.

Các bạn thử nghĩ mà xem, cả hai quan điểm của nhà trường và của sinh viên đều đúng. Mà tình hình thì vẫn không ổn (từ nhiều năm nay chứ không phải chỉ bây giờ mới không ổn). Vậy phải có ai chịu trách nhiệm về việc này, nếu không phải là nhà trường và sinh viên, thì hẳn phải có ai đó chịu trách nhiệm chứ?

Vậy "ai đó" là ai? Phải chăng, như nhiều việc khác ở VN, thủ phạm là ... thằng họ Cơ, tên Chế?

Tôi nói đùa chút cho vui, nhưng theo tôi thì chính sách về ngoại ngữ của VN hiện đang rất có vấn đề. Chỉ xét ở bậc đại học, vấn đề rất đơn giản như sau: Nếu muốn có được sản phẩm ở đầu ra đạt những tiêu chuẩn nào đó, thì phải xem xét toàn bộ quá trình, từ nguyên liệu đầu vào, đến quy trình sản xuất, mọi khâu đều phải đảm bảo hợp lý, đúng quy cách. Còn nếu có một khâu nào đó bị hỏng, thì chắc chắn kết quả cuối cùng sẽ hỏng.

Sản phẩm đầu ra của giáo dục luôn luôn là một giải khá rộng. Theo kinh nghiệm của tôi, thì đến thời tốt nghiệp đại học, trình độ của sinh viên trong cùng một lớp đã phân hóa khá cao. Người giỏi nhất gần như có thể làm thầy người kém nhất. Điều này cũng đúng đối với trình độ ngoại ngữ, và đó là một việc bình thường.

Nếu xét ở yêu cầu đầu ra thì hình như chính sách hiện nay là có lý. Các trường đang yêu cầu sinh viên tốt nghiệp có trình độ khoảng 400-450 TOEFL (cũ), tức khoảng 30-40 điểm TOEFL iBT, mức thấp nhất có thể chấp nhận được đối với sinh viên tốt nghiệp đại học (dưới mức đó thì điểm số không còn giá trị chứng nhận năng lực vì TOEFL là một kỳ thi dưới dạng trắc nghiệm khách quan, tức có thể đánh đại vào cũng có điểm - nhưng là điểm thấp).

Tuy nhiên, nếu xét toàn bộ hệ thống thì điều có lý trên trở thành thậm vô lý. Này nhé, nguyên liệu đầu vào không đồng đều. Vì thi vào đại học đâu có thi tiếng Anh. Điều này có nghĩa là trình độ tiếng Anh không có liên quan gì đến khả năng được chọn vào đại học. Thậm chí ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông thì môn tiếng Anh cũng chẳng phải là môn bắt buộc, mà thí sinh (ở một số vùng sâu vùng xa, thí sinh thuộc các dân tộc ít người, hình như thế) còn được thay thế bằng môn khác. Tức là đầu vào sẽ rất khác nhau. Đồng ý thôi.

Đến khi vào rồi, thì các sv thường được nhét chung vào một rọ, và dạy chung một chương trình. Vô cùng khó hiểu! Vì rõ ràng là có 3 trường hợp có thể xảy ra: sinh viên đúng trình độ, sinh viên thấp hơn trình độ, và sinh viên cao hơn trình độ. Tức có 2/3 số sinh viên trong lớp không phù hợp với trình độ đang được dạy. Vậy thì làm sao mà dạy dỗ có hiệu quả cho được? Sinh viên và giáo viên mà không chán học, chán dạy mới là lạ. Chứ sinh viên không đi học, giáo viên dạy uể oải, thiếu hứng thú như hiện nay, thì cũng hiểu được mà!

Cũng có những trường phân chia lớp theo trình độ sinh viên. Rất tốt. Nhưng đến đây một điều phi lý khác lại đang chờ sẵn. Này nhé, đầu vào thì khác nhau, nhưng thời gian học (bắt buộc, tính trong học phí) thì như nhau. Vậy thì kệ thầy trò nhé, học và dạy sao cũng được, đầu vào khác nhau nhưng với số tiết học giống nhau thì học viên phải đạt được trình độ tối thiểu giống nhau. Để dễ hiểu có thể so sánh như thế này: với một khẩu phần ăn như nhau, sau 9 tháng nuôi dưỡng ở nhà trẻ thì tất cả em bé, từ em cân nặng 8 ký đến em cân nặng 16 ký đều phải đạt tối thiểu 20 ký? Chà, ai mà làm được điều này thì chắc là phải đạt giải Nobel mất thôi!

Những trường khác thì thấy được rằng sự vô lý này vượt quá khả năng giải quyết của nhà trường cho nên bèn ... mặc kệ, sinh viên muốn đi đâu học thì học, làm gì thì làm, miễn sao đến cuối kỳ mang về đây một chứng chỉ ngoại ngữ mà theo nhà trường là có chất lượng là được. Có vẻ đây là cách làm của trường ĐH KHXH-NV mà bài báo trên Tuổi trẻ đang đề cập đến. Suy cho cùng, có lẽ đây là cách làm hợp lý nhất, vì mỗi sinh viên với cách riêng của mình, vì lợi ích của mình (được tốt nghiệp) sẽ biết làm sao để đạt được yêu cầu này. Một cách "xã hội hóa" yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu, hay lắm.

Nhưng mà, có vẻ như "rằng hay thì thật là hay, nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào!" ấy nhỉ. Vì lỡ để mặc kệ, thì sống chết mặc bay, người nào hay qua được thì không nói làm gì, lỡ có ai đó mãi vẫn không qua được thì sao? Thì đành chịu mất bằng tốt nghiệp, chứ sao nữa? Đáng thương lắm, rất thông cảm, nhưng ... luật là luật, biết làm thế nào?

Tôi, thì từ lâu, có lẽ là cả gần 15 năm nay, từ khi tôi đi học ở nước ngoài về, với mong muốn giải quyết điều vô lý và có lẽ cả vô nhân nữa mà tôi vừa nêu, đã đưa ra kiến nghị rằng:

Một là nếu muốn có đầu ra như nhau với cùng một thời lượng và điều kiện học tập giống nhau, thì đầu vào cũng phải giống nhau. Tức đưa môn tiếng Anh vào kỳ thi đầu vào bắt buộc, để trên cơ sở đó chọn lọc sinh viên tuyển vào trường. Chứ gì nữa, tiếng Anh quan trọng thế, không có nó không tốt nghiệp được kìa! Mà quả thật nó quan trọng lắm các bạn ạ, có tiếng Anh kha khá chút, ra trường xin việc dễ hẳn!

Hai là, nếu không thể đưa môn tiếng Anh vào trong kỳ thi tuyển sinh, chấp nhận đầu vào khác nhau, thì với cùng một thời gian học, đầu ra cũng phải khác nhau. Chứ sao, khi vào nhà trẻ chỉ 8 ký, thì khi ra sau một năm học chỉ 12 ký thôi, là tốt rồi. Còn ai vào đã 16 ký, thì khi ra mới có thể 20 ký chứ? Nói cách khác, cần phải quy định trình độ sinh viên phải tăng lên bao nhiêu đó sau thời gian học, ví dụ mọi người đều tăng 50 điểm TOEFL, nhưng không thể bắt mọi người với đầu vào khác nhau, cùng học như nhau mà đầu ra lại giống nhau!

Còn không nữa, thì chấp nhận tiếng Anh không phải là bắt buộc để được tuyển vào, mà khi ra mọi người vẫn phải đạt mức tối thiểu để có thể làm việc, thì phải có chương trình học khác nhau. Dễ nhất là sau khi đậu vào trường rồi thì kiểm tra tiếng Anh và phân loại ra, ai chưa đủ trình độ tối thiểu thì học thêm 1 năm hoặc 1 HK trước khi vào chính thức. Tất nhiên là tốn thêm thời gian và tiền, nhưng bù lại thì được tăng thêm trình độ để cho bằng người ta khi ra trường. Giống như đi nhà trẻ, em nào suy dinh dưỡng thì phải đóng thêm tiền để ăn chế độ đặc biệt vậy.

Dễ hiểu thế, bà nội trợ nào nuôi con cũng biết và chấp nhận dễ dàng, mà sao gần 15 năm nay, loay hoay mãi mà việc này dường như vẫn chưa được giải quyết?

Có phải tôi biết mà không nói đâu? Nói hoài, mà có ai thèm nghe đâu cơ chứ?

Nên cứ lâu lâu phải nghe than phiền về trình độ tiếng Anh của sinh viên đại học, nên lại phải gắt lên, "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!"

Thursday, October 28, 2010

Lại nói tiếp về đạo văn và văn hóa

Vẫn tiếp tục thắc mắc có phải đạo văn là một vấn đề văn hóa hay không, tôi làm một google search bằng từ "đạo văn".

Và bài viết đầu tiên tôi đọc được là bài này, đăng trên Tuổi Trẻ từ năm 2004, ở đây. Bài viết về tâm sự của dịch giả, nhà nghiên cứu, và giảng viên Nhật Chiêu (Khoa Ngữ văn, trường ĐHKHXH-NV). Có mấy đoạn đáng đọc, hoặc đọc lại nếu đã đọc:
Đạo văn: sự xuống cấp của đạo đức trí thức

Hiện nay tình trạng đạo văn nhiều là vì họ thấy nhiều trường hợp đạo văn trước đó không bị trừng trị.

Đối vối tôi thì đạo văn hơn là tội ăn cắp tài sản bình thường. Bởi người ăn cắp bình thường có thể do họ nghèo khốn... Nhưng một TS mà đạo văn thì không có lý do gì biện minh được. Tiền thì anh ta có rồi, danh cũng có, thậm chí địa vị cũng có, vậy tại sao vẫn ăn cắp? Rõ ràng là sự thiếu liêm sỉ, thái độ thờ ơ của xã hội và cộng thêm sư không nghiêm minh của luật pháp trước vấn đề này khiến họ làm tới.

Nếu xã hội phản ứng gay gắt trước sự xuống cấp về đạo đức này, rồi TS bị tước bằng TS khi đạo văn thì tôi tin rằng mọi chuyện sẽ khác.

Và một bài khác, mà tình trạng đạo văn cũng không hề tốt hơn một chút nào, ở đây. Tựa bài: "Đạo văn kiểu nào phổ biến nhất", đăng trên Tuần Việt Nam, cách đây chỉ vài tháng. Mọi người đọc lại đoạn này:

Không phải là khoe khoang, vì chẳng lấy gì làm vinh dự, nhiều năm nay tôi đã phanh phui ra nhiều vụ đạo văn, mà đa số "khổ chủ" bằng cấp đầy mình. Mà lần nào cũng cống bố "tang chứng, vật chứng" đàng hoàng, địa chỉ cụ thể và tôi luôn sẵn sàng đối chất nếu "khổ chủ" thấy bị vu cáo. Kết quả là, hầu như các vị tỉnh queo, duy nhất Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội là mời tôi tới, để ông hiệu phó thông báo nhà trường quyết định không sử dụng cuốn sách bị tôi phê phán làm giáo trình. Còn lại thì "khổ chủ" vẫn hiên ngang đứng trên bục giảng để nói những lời hay ho, vẫn thăng quan tiến chức, vẫn chủ trì công trình nghiên cứu nọ, phụ trách đề tài nghiên cứu kia.

Đáng nể nhất là một ông quan chức văn hóa- nghệ thuật đã đạo văn, trên internet được tặng cho blog, rồi cả topic hàng trăm trang, bằng chứng sờ sờ mà vẫn "yên phận vị", thế mới tài!

Còn nhiều lắm chứ chưa hết đâu, ví dụ, thử đọc bài "Vì sao ăn cắp văn" ở đây. Trích dẫn:
[...] [N]hà trường của ta không hề dạy học sinh viết luận văn. Các trích dẫn trong luận văn đều hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm, thậm chí cách trình bầy trích dẫn cho chuẩn cũng không được học. Nhưng sách hướng dẫn dạy viết văn bản của "bên kia" lại nhắc nhở rõ: Nếu bạn không ghi rõ nguồn trích dẫn, bạn sẽ bị coi là ăn cắp. Dĩ nhiên, ta có thể trách các em, đằng nào chẳng biết đó không là của mình, thế chẳng là "cầm nhầm" thì là cái gì? Nếu đã có gan cầm nhầm một đoạn trích dẫn, thì làm sao chẳng có gan to hơn? Người Pháp nói cho ăn vần "quả trứng" (oeuf) với "con bò" (boeuf) để có phương ngôn dám ăn trộm quả trứng (oeuf) có lúc sẽ ăn trộm con bò (boeuf).
[...]
Không có đề tài, nên khi phải viết sách giáo khoa thì ăn cắp cách viết của sách khác, bảo là "tham khảo". Viết xong, liền viết tiếp sách tham khảo, 10.000 cuốn thì 9.999 cuốn xáo xào từ sách giáo khoa. Thế là tha hồ móc túi học sinh, em nào cũng thành con bệnh và cũng phải mua kỳ được toa thuốc "tham khảo" bắt buộc.

So với cách ăn cắp mang tính hệ thống, thì sự ăn cắp một trích dẫn hoặc ăn cắp một luận án trở thành bé tí.

Rồi bài này nữa: Lợi ích của đạo văn! Mỉa mai thật, đau lòng thật đấy. Nhưng vẫn là sự thực không thể chối cãi.

Lại có bài này về nạn đạo văn ở TQ, vốn hình như là nơi nguồn gốc của văn hóa đạo văn thì phải, với cách dạy dỗ bắt người học phải "tầm chương trích cú" nói theo lời thánh hiền! Các bạn vào link mà đọc nhé.

Còn thế này nữa chứ, đây là chuyện bản quyền blog. Xem ở đây.

Tôi càng đọc thì càng thấy vấn đề đạo văn đã rất "lậm" ở VN. Và nếu đọc về đạo văn ở VN thì nhiều lắm, chẳng có đủ thời gian mà đọc đâu. Cho nên tôi phải ngưng ở đây thôi. Vì cũng đã đủ rõ rồi: ở VN, đạo văn là một vấn đề văn hóa!

Biết làm sao đây?

Làm gì để chống đạo văn?

Hôm qua tôi có viết một entry trong đó có nêu lên giả thuyết của tôi là "đạo văn là một vấn đề văn hóa".

Tôi chưa thực sự chứng minh điều này, cũng chưa đưa ra những lập luận đến nơi đến chốn, nhưng tôi vẫn tin là nếu đạo văn không hoàn toàn có nguồn gốc từ văn hóa, thì văn hóa cũng có một ảnh hưởng quan trọng đến thói quen đạo văn của những người sống trong nền văn hóa đó.

Mà đã là văn hóa, thì nó thấm vào máu rồi, sửa không dễ! Vậy nếu chúng ta muốn thay đổi để phù hợp với thói quen và thông lệ của thế giới, thì cần làm gì nhỉ?

Thay vì phải tìm lại châu Mỹ lần thứ hai, tôi nghĩ chúng ta hãy cứ tìm xem các nước trên thế giới họ làm việc này như thế nào. Tôi nghĩ, dễ nhất là chúng ta bắt đầu ở trường đại học, vì đây là nơi mà người học bắt đầu được tập tành để trở thành những nhà khoa học, những trí thức thực sự cho đất nước.

Mà nếu thế thì dễ quá, các trường đại học Âu-Mỹ họ đã có cách làm rất cẩn thận, hoàn chỉnh. Chỉ cần xem cách họ làm, rồi phán đoán xem cách nào dễ áp dụng ở VN nhất, thì áp dụng thôi.

Dưới đây là một vài đường links mà tôi nghĩ là có ích:

1. Plagiarism: How to Avoid it. Là những hướng dẫn dành cho người học để tránh "đạo văn không cố tình" (inadvertant plagiarism, hình như thế). Ở đây.

2. Education, not ethics. Bài viết của Susan Blum, một tác giả khá nổi tiếng khi bàn về đạo văn và văn hóa. Trên tờ Chronicle of Higher Education. Ở đây.

3. Plagiarism stoppers. Dành cho các giảng viên muốn ngăn chặn đạo văn. Ở đây.

4. Plagiarism workshop. Có thể dùng tài liệu này để làm workshop cho sinh viên. Ở đây.

7. Plagiarism and paper mills. Từ dùng rất hay: paper mills. Nó dùng để chỉ mấy loại tài liệu theo kiểu bài văn mẫu. Ở đây.

Đại khái thế. Các bạn đọc xong thì chia sẻ ý kiến với mọi người nhé.