Giáo dục VIỆT NAM những điều cần nhìn lại để phát triển
Có lẽ không phải là quá khi nói rằng nền giáo dục chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao nhất nhì hôm nay có thể sụp đổ ngày mai, nhưng một nền giáo dục bền vững sẽ đảm bảo khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong 50 hoặc thậm chí là 100 năm tới. Bác Hồ đã có một câu nói mà chúng ta ai ai cũng biết – “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Nhưng đáng buồn thay về nền giáo dục của chúng ta hiện nay, như việc chúng ta là một trong những nước đứng cuối cùng (170/171 nước được xếp hạng) về thời gian giáo dục tối thiểu (5 năm), hay thực tế chúng ta là nước có số lượng trẻ em rời khỏi nhà trường từ bậc tiểu học cao cao nhất – hơn một triệu (đứng thứ 7 trong tổng số 126 quốc gia)
Do đó vấn đề của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là chúng ta cần phải cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục ngay từ “gốc” một cách triệt để – chất lượng của hệ thống giáo dục.Mà bắt đầu từ bậc tiểu học và chúng ta cần phải chấp nhận rằng cải cách là một quá trình dài hạn từ gốc phải biết chấp nhận tạm bỏ qua những vấn đề ngắn hạn đang tồn tại ở ngọn của hệ thống; Bởi nếu cái nền nhà đã không vững thì gia cố hay xây dựng thêm ở phần trên cũng chẳng thể giúp thay đổi tình hình mà thậm chí còn khiến mọi thứ phức tạp và khó giải quyết hơn
Trước tiên ta phải tạo ra được tính trung thực và dân chủ trong giáo dục bắt đầu từ bậc tiểu học.Điều này không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường và gia đình mà là của toàn xã hội.Bài viết này tôi chỉ đi sâu vào bậc tiểu học bởi để hình thành nhân cách của con người cần phải bắt đầu từ lứa tuổi này. Vấn đề là chúng ta nên giải nó như thế nào? Khó không có nghĩa là không thể làm được hay "há miệng chờ sung" bởi nếu không giải được bài toán đó, chúng ta sẽ mãi là những kẻ bộ hành trong đêm tối quờ quạng trong đường hầm không tìm thấy lối thoát.
Gìơ đây, gian dối là một thuật ngữ người ta nhắc nhiều như là một quốc nạn ở VN hiện nay, mặc dù đã có cả một “chiến dịch” để chống vấn nạn này...
Thời nào thì trung thực cũng cần thiết trong xã hội, thời nào cũng cần những người có sáng tạo, đặc biệt là thời toàn cầu hóa và kinh tế tri thức.Cần phải cho các em thấy được gian dối, không trung thực không ai chơi với mình cả, không hợp tác được với ai cả. Các em cần phải lên án nó như là một thứ xấu xa của xã hội.Để gia đình và những người xunh quanh làm gương.
Và cho các em thấy rằng nếu không có sáng tạo thì mãi chỉ đi theo người ta,chỉ làm thuê thôi,tương lai không bao giờ ngóc đầu lên được.
Nhưng mà cả nền GD của ta ngày nay hình như không khuyến khích người ta trung thực mà còn kìm hãm sự sáng tạo. Trong thời gian qua, nhận thức của chúng ta công bằng và dân chủ trong GD rất hời hợt phải chăng do chúng ta sống ở chế độ thiếu dân chủ.Và công bằng là phải cho mọi người có cơ hội bình đẳng trong học tập.Cho người ta đến trường, nhưng mà không cho người ta điều kiện học tập thành công, ngang bằng với người khác thì đấy chỉ là công bằng một cách hình thức. nhưng cách dạy của ta là cho bài tập về nhà rất nhiều. Nếu bài tập về nhà nhiều, những gia đình nào có văn hóa, có điều kiện dư giả thì có thể thuê gia sư để con cái học được (thậm chí nhờ làm để được điểm). Còn những gia đình nghèo thì lấy đâu ra điều kiện, về nhà lại còn làm việc này, việc nọ, nếu có rỗi thì ai hướng dẫn cho mà làm bài.. Phải bảo đảm cho các em không phải chỉ là đến trường mà đến trường là họlafdo vậy không chỉ bảo đảm cơ hội được học tập mà còn bảo đảm cơ hội học tập được, cái đấy mới là quan trọng.
Nhà nước Việt Nam cần phải coi phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu của quốc gia, xem nguồn nhân lực được đào tạo qua giáo dục là tài nguyên quí giá nhất của đất nước. Và, có can đảm không ép trẻ con học những thứ mà chính mình cũng biết là chẳng còn giá trị gì nữa. Và, khi làm chính sách giáo dục nên nghĩ đến những mục tiêu lớn như đào tạo con người trung thực, có sáng tạo, có tư duy độc lập, biết tôn trọng sự khác biệt, v.v. bên trên sự chuyển giao tri thức.
Phải biến học tập như là một trò chơi của trẻ đưa chúng tới những chốn phiêu lưu thích thú để bọn trẻ có thể xem việc học tập như một mục tiêu theo đuổi suốt đời”
Và con đường hay cuộc hành trình tìm đến hạnh phúc ấy chắc chắn phải đi qua những vườn trẻ mà nếu chúng ta, những người làm cha mẹ, thầy cô và cao hơn là những nhà quản lý giáo dục, không gầy dựng được hay tước đoạt niềm vui ấy vô tình hay cố ý đều là có tội với thế hệ mai sau.Cần xem các mục tiêu “trung thực”, “sáng tạo”, “tôn trọng sự khác biệt”, v.v., là những mục tiêu hàng đầu của giáo dục chớ không phải việc nhồi nhét kiến thức.Cần giảm thiểu sự mệt mỏi của học sinh, nhất là học sinh cấp tiểu học. Ðặc biệt, nên giảm bớt lượng kiến thức hay thông tin trong chương trình học. Nhắm đến một hành trình lâu dài hơn của con người. Không nên để họ gục ngã sớm về đầu óc.
Giáo dục phải toàn hoàn khách quan và phải tôn trọng thói quen thảo luận, trao đổi, khuyến khích tinh thần tự nghiên cứu, khai phá, của người học. Phải dứt khoát đoạn tuyệt với lề lối giáo dục áp đặt và nhồi nhét hiện nay.Phải thấy rằng GD nhân cách và tri thức chứ không phải là sự tuyên truyền.Và một nền giáo dục thực sự phát triển con người toàn diện không thể là một nền giáo dục nhằm phục vụ một chế độ, một quan điểm chính trị, một tập thể lãnh đạo, một giai cấp, hay một tôn giáo nào đó v.v. Một sai lầm căn bản khác của giáo dục Việt Nam là tính đồng phục trong giảng dạy. Ở Việt Nam, chỉ có một loại sách giáo khoa, của nhà nước, giáo dục không phải là những công thức máy móc mà phải gắn liền với đời sống của xã hội. Nó ảnh hưởng lên xã hội và xã hội ảnh hưởng lên nó. Ảnh hưởng tiêu cực nguy hiểm nhất mà xã hội tác động vào giáo dục là những tệ đoan và tính phi nguyên tắc của xã hội.
Nhiệm vụ của nhà giáo không chỉ là tryền thụ khiến thức và nhân cách cho học sinh mà phải biết kích thích tư duy sáng tạo sự tìm tòi của học sinh.Cho nên cần cải tiến phương thức giảng dạy để làm sao có sự tham gia suy nghĩ, tự học của các đối tượng, tạo tinh thần dân chủ giữa thầy và trò để cho học sinh thói quen bảo vệ ý kiến của mình trước đám đông. Tuổi trẻ cần có bản lĩnh, có tự tin mới thành công trong hoà nhập và cạnh tranh trong xu thế toàn cầu.Phải đào tạo cho được ngoài khả năng chuyên môn còn phải có khả năng sáng tạo, khả năng phản biện, khả năng giao tiếp, khả năng sinh hoạt nhóm…Điều này người VN ta ra nước ngoài rất kém về khẳ năng làm việc theo nhóm. Ngoài ra, phương thức giảng dạy phải sinh động và chân thực, không tuyên truyền một chiều, mà phải khách quan vô tư. Ngay cả bức tranh hiện thực cũng cần phải có cả bóng tối và ánh sáng. Nhưng với tuổi trẻ cũng cần phải có những bức tranh khác, những bức tranh lãng mạn, những bức tranh ấn tượng và siêu thực, những giấc mơ, niềm khát khao hoài bão về tương lai…Giáo dục chân chính là tạo điều kiện để tuổi trẻ có kiến thức chân thực, có tự do chọn lựa, có thông tin đa chiều…Người thầy giỏi là phải biết tìm hiểu những khẳ năng của từng học sinh để phát huy chúng .Do đó cần có nhiều phưong pháp giảng dạy khác nhau để phù hợp với các em hoc sinh thay cho một công thức đã quy định sẵn.SGK chỉ là tài liệu chủ yếu phục vụ giảng dạy, học tập chứ không phải là duy nhất và tuyệt đối. Giáo viên có thể dạy bám sát nội dung SGK hoặc cấu trúc lại, cao hơn nữa là tự mình thiết kế nên một nội dung riêng phù hợp với mục tiêu, nội dung cơ bản đề ra trong chương trình khung được ghi rõ trong "Bản hướng dẫn giảng dạy". Đây có thể gọi là quyền tự do thực tiễn GD., SGK chỉ là tài liệu tham khảo đọc trước ở nhà và cả ở trên lớp để phục vụ tranh luận. Nói một cách khác là cần phải thiết kế và thực hiện một nội dung GD cụ thể căn cứ trên mục tiêu, nội dung chương trình khung được đề ra trước đó, lấy cái cụ thể để làm rõ cái khái quát.
Bởi vì mục tiêu mà các giáo viên cần hướng tới là GD nên những học sinh có tri thức, tư duy độc lập, năng lực phê phán và trách nhiệm cá nhân. GD nên những con người biết tự mình suy nghĩ, tự mình nhận định đúng sai, tự mình tìm lấy chân lí và bảo vệ chân lí là một bộ phận quan trọng nằm trong triết lí GD VN trong tương lai.
Vai trò giáo viên: Dạy trò độc lập tư duy và dám phản biện.Từ thực tiễn giờ học trên có thể rút ra điều gì?
Do đó cần phải để cho giáo viên một khoảng trời sáng tạo, phù hợp với lớp học, học sinh, thì người ta dạy học mới tốt .
Chính phủ cần phải đặt nặng vào việc đào tạo giáo chức và dành những đãi ngộ đặc biệt cho họ. Trong trường hợp các nước đang phát triển như Việt Nam, giáo chức phải được tuyển chọn từ thành phần ưu tú nhất của đất nước. Trong thực tế, một thanh niên ở tuổi 18 mới bước chân vào đại học chưa có ý niệm gì về những vấn đề như yêu trẻ, như hết lòng đào tạo tốt những thế hệ tương lai của đất nước. Chỉ có lòng tự hào, sự đãi ngộ và vị trí xã hội mới lôi kéo được sự đam mê của các sinh viên ưu tú nhất vào các trường sư phạm, gần giống như cái cách mà nước Pháp, Hàn Quốc,Nhật Bản đã dành cho sinh viên trường Cao đẳng,Đại học Sư phạm của họ, Ðiều này đòi hỏi một chính sách ưu đãi từ phía chính quyền và một thái độ yểm trợ tinh thần từ xã hội.
Không thể nói là do thiếu tiền mà GDVN xuống cấp . Năm 2008, với chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI) là 0,899, Việt Nam chỉ đứng thứ 79 trên tổng số 129 quốc gia được khảo sát. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ không đạt được sáu mục tiêu giáo dục cho mọi người đến năm 2015 gồm: chăm sóc và giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của thanh thiếu niên và người lớn, xóa mù chữ và môi trường tri thức, cân bằng giới và bình đẳng giới, chất lượng giáo dục.Các chuyên gia của UNESCO đưa ra những khuyến cáo chung khác cho khu vực Đông Nam Á như: Số lượng trẻ bỏ học không ngừng tăng lên trong vòng 6 năm trở lại đây và trở thành vấn đề cấp bách tại khu vực Đông Á với cả thảy trên 3 triệu trẻ em không đến trường. Trong đó, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về số trẻ em bỏ học, là Việt Nam (1 triệu), Philippine (648.000), Myanma (487.000), Thái Lan (419.000) và Indonesia (414.000)...
Với GDP thì chi tiêu cho giáo dục Việt Nam ở mức 9,2% so với con số 7,2% của Mỹ, 6,1% của Pháp và 4,7% của Nhật trong lúc đó v ới mức tương tự đồng minh cộng sản Cuba của Việt Nam vẫn có chế độ giáo dục miễn phí.Vậy tham nhũng cũng là lý do chính để GDVN khủng hoảng.. Ở Việt Nam tham nhũng ngay trong trường học nó đang trở thành một thói quen nguy hiểm. Thực tế này đưa đến hai hậu quả vô cùng tai hại và rất phản giáo dục.. Tai hại phát sinh từ tình trạng tham nhũng khiến trẻ con chấp nhận sự tham nhũng ở trường học và cách đi bằng ngõ ngách một cách tự nhiên, để rồi sau này ra trường đời sẽ coi chuyện tham nhũng là bình thường, không là một vấn đề phải ngăn chặn hay tránh né nữa.Nó cướp đi sự hồn nhiên, và từ đó làm giảm sự phát triển trí thông minh của tuổi trẻ Việt Nam.
Chúng ta hoàn toàn có khả năng loại trừ tham nhũng, cần phải kiên trì, và cuộc chiến này cần có thời gian. Vì vậy ta nên phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá, nhằm đánh giá đúng thực lực của học sinh, trường lớp. Bắt đầu thực hiện hệ thống như vậy là sự khởi đầu cần thiết. . Chính phủ cần tỏ rõ ý chí và quyết tâm, công khai ý định chống tham nhũng. Khi phát hiện ra tham nhũng họ cần có hành động kiên quyết. Minh bạch có vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu mọi thứ minh bạch, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cạnh đó tôi muốn nói rằng hiện giờ lương của giáo viên rất thấp. Chính phủ cần xem xét tăng lương cho giáo viên, để ít ra họ cũng có thể sống bằng lương. Không phải làm thêm dạy thêm để kiếm sống
Nếu không loại bỏ được tham nhũng trong giáo dục VN không thể trở thành nền kinh tế tri thức.Người dân sẽ mất niềm tin vào hệ thống GD cũng như chính phủ con đường diệt vong của một chế độ là sự tất yếu
Trong khuôn khổ bài viết có hạn tôi chủ yếu đề cập đến giáo dục tiểu học ở nước ta
Ta thưở ấy xuân thì mười tám
Trả lờiXóaĐón tình yêu như khúc nhạc đầu đời
Vẫn say đắm mà vội phải xa rời
Chưa đủ nặng hay ta người lý trí
Ta yêu người ta vẫn bỏ ta đi...