NGHE TIẾNG MƯA ĐÊM CẢM NHẬN VỀ NHẠC TRỊNH
Đêm! Rất dài và rất sâu.
Trong cuộc đời của mỗi con người có biết bao đêm đi qua. Nhưng sao khi nhìn lại cuộc đời thấy ngắn ngủi quá, ta vẫn chẳng làm được gì, vẫn sống vô nghĩa như thế.
"Cuộc đời có bao lâu đâu mà hờ hững"
Đã từ lâu tôi yêu nhạc Trịnh và xem nó như bạn đường cảm xúc mỗi đêm về nơi đất khách. Có nhiều người nói nghe nhạc Trịnh buồn lắm, nhưng với tôi đó là âm nhạc của sự chia sẻ và cảm thông .
Va tự nhủ cố gắng sống sao cho trọn vẹn mỗi ngày, ai cũng phải có một lần được sống, một lần được yêu để khát khao được ước mơ hy vọng, để rồi nuối tiếc và ân hận những tháng ngày đã qua.Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Và tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.Mùa thu đến rồi mùa thu lại đi. Rồi mùa thu cuộc đời cũng đến với đời người. Hỏi người đã kịp một lần dám- sống - với - tình- yêu chưa? Đã dám một lần thành - thực -với - trái tim chưa?
Và như thế!
Đêm nay! Khép đôi mắt lại! trong bóng đêm yên tĩnh lắng nghe lời hát ..." Có những đêm về sáng lòng sao buồn chi bấy cố nhân ơi ..." . Trong đêm vắng, lắng nghe mình đang gọi ai mà tim thổn thức. Buồn lắm ! Buồn nhiều lắm. Buồn chi mà buồn bấy cố nhân ơi !
Một giấc ngủ muộn chưa trọn vẹn, nhưng đêm nay ta thấy bình thản hơn rất nhiều đêm!
Và lại một đêm buồn không ngủ bên ly cafe nghe vài bản nhạc trịnh để cảm nhận hơn về cuộc đời mình.! Nhạc trịnh cho ta cảm thấy những nổi buồn ta rơi xuống vực sâu. Khi nghe nó sẽ luôn cho ta nhiều cảm xúc, cho ta được về với con người đích thực của mình.Để cuộc đời mình như những dòng chảy trong lòng như mặt hồ phẳng lặng
.Phẳng lặng là thế nhưng những đợt sóng ngầm cuồn cuộn với bao nỗi niềm chất chứa khẽ rung rinh mặt hồ.Ta sẽ thấy bóng mình trong mặt hồ kia, ngỡ như gặp người quen đã bao lần.Đêm nay chỉ với những khoảng lặng, khi chìm trong cái chơ vơ với chính mình thì con người ta mới sống thực với những cảm nhận mà cuộc sống xô bồ kia đã vô tình cuốn đi.Cuôc sống nhìn lại cũng chỉ là những quanh quẩn,những viển vông đôi khi xa xôi mà lại gần gũi .Thôi thì ta hãy để gió cuốn đi nhữnh ưu phiền trong lòng....Giọng hát của Khánh Ly trong ca khúc làm tôi liên tưởng đến những chiếc lá xoay xoay, chao chao trong mưa. Những chiếc lá thích ở lưng chừng, nhìn đời nghiêng nghiêng chứ chưa vội rơi xuống im lìm cùng mặt đất. Tôi đang nhớ về những cơn mưa đi vắng đã lâu. Những cơn mưa bên Hồ Gươm huyền thoại hai con người chung bước dưới mưa
Đêm nay! Trời mưa, lòng ta cũng mưa. Phố ướt, trái tim ta cũng ướt.
Trong cõi Trịnh, ta bắt gặp mưa được chuyển đổi với nhiều cung bậc, cảm xúc và ý nghĩa khác nhau. Có khi mưa biểu đạt bước đi của thời gian: Tôi đã yêu em bao ngày nắng, tôi đã yêu em bao ngày mưa, yêu em bên đời lặng lẽ… (Trong nỗi đau tình cờ) hoặc: Thành phố vẫn nắng vàng, vẫn mưa… (Tạ ơn); có khi diễn tả niềm vui, nỗi buồn vốn dĩ được gắn với nắng mưa: Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người… (Ở trọ) hay: Bên sông chiều mưa tới, bên ta cụm khói rời, nghe bên ngày nắng mới, em đi bằng bước chân vui… (Yêu dấu tan theo); có khi trở thành ngàn vạn giọt lệ đời: Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em... mưa có còn buồn trong mắt trong... (Như cách vạc bay)... Nhưng mưa trở thành hình tượng nghệ thuật đặc sắc khi diễn tả được tâm trạng con người cũng như làm thành giai điệu biểu đạt cảm xúc chính là những nhạc phẩm mang đặc trưng mưa Huế. Ở đó đã kết tụ được cái thần, cái hồn xứ sở và tình yêu tác giả dành cho quê hương. Mưa Huế buồn, nhạc Trịnh buồn, như vậy mưa trong nhạc Trịnh nỗi buồn được nhân đôi. Mưa Huế độc đáo, nhạc Trịnh cũng độc đáo, như vậy mưa trong nhạc Trịnh độc đáo đến hai lần!
Bên ly cafe nguội đắng ngắt,một mình trong căn gác nhỏ nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh nỗi buồn rơi xuống vực sâu, mơ về nơi xa lam,em còn nhớ hay em đã quên
Seoul lại sắp vào đông cái lạnh sắp tới gần, rồi đây tuyết sẽ phủ kín những con đường này!Ta lại nhớ về ngôi nhà nhỏ có vườn chanh trái cam những cây vải thiều chín mọng vào mùa nơi cất giữ bí mật của tuổi thơ tôi. Nhớ cánh đồng lúa trải vàng trong nắng.Và ta nhớ đến chiếc áo của mẹ may năm nào, chiếc áo đã thấm ướt những giọt mồ hôi, chiếc áo ở mãi trong kí ức ta để mãi sau này nơi đất khách xa xôi bao chiếc áo mới cho dù có đẹp hơn giá trị hơn nhưng không có được tình thương như chiếc áo của mẹ. Và kì lạ thật ta lại nhớ về em. Thương nhớ em với dáng ai gầy rét run run trong chiếc áo mỏng manh vào chiều đông Hà Nội xưa ấy. Nhớ cháy lòng một đôi mắt u buồn ám ảnh cuộc đơi ta. Nhớ những giọt nước mắt em khóc ướt trên vai, nhớ đến bàn tay bé nhỏ níu kéo, nhớ những bức tường loang lổ rêu phong những vết khắc hằn sâu trong trái tim.
Tôi thích nghe nhạc Trịnh dù tôi cũng nghe nhiều nhạc cổ điển phương tây.Và cũng bởi vì đơn giản nhạc ông dễ nghe với tiết tấu Slow rock,Slow, Blues hay Boston làm chủ đạo.Chậm rãi với nhịp điệu 4/4,và đôi khi nhanh lên với tiết tấu 2/4..Nhạc ông dễ gần ta vì giai điệu thường dân bình dị. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực..Với 1 cây đàn guitar, ta có thể đánh từ bài này tới bài khác của Trịnh.Nhạc Trịnh thường nói về cuộc sống,do đó nó gần gũi chúng ta nên chúng ta nghe và khá đồng cảm.......
Và ta lại nghe nhiều về nhạc Trịnh để thấy mình yêu đời hơn để cảm nhận tình yêu trong ta sâu sắc hơn.Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá ,hãy yêu nhau đi khi dòng nước trôi xa.Nước trôi qua tim đong đầy trí nhớ.Ngày mai mong chờ ngày sẽ thiên thu.Lời ca của Khánh Ly rên rỉ như đi sâu vào lòng người để ta thấy những tầng triết lí nhân sinh: quan niệm về cuộc đời về con người, sự sống, cái chết, về tôn giáo ở TCS.
Và những tình cảm, cảm xúc của con người thuộc phạm trù "cái đẹp", cái "nhân văn", cái "nhân bản" như tình yêu đôi lứa, quê hương đất nước, tình cảm giữa người với người trong nhạc của ông.Nhạc trịnh tuy không có nhiều sự lãng mạn bay bổng như Văn Cao,Có những nỗi cô đơn u sầu nhưng không quá bi lụy, không quằn quại đau thương như Phạm Duy cũng không có sự lãng mạn theo một tiêu chuẩn như nhạc cổ điển của tây phương.Nhạc trịnh là sự tổng hợp của những giai điệu dân ca huế và những cuộc sống bình dị của những người dân lao động. Cảm xúc của Trịnh Công Sơn phù hợp với tổng hợp hơn là phân tích, nghiêng về kết hợp hơn là phân chia Nhạc của Trịnh Công Sơn không chỉ là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu mang và lưu truyền nên nó có tính chất trữ tình, đằm thắm, sâu lắng vì vậy nó gần gũi với nhiều tầng lớp xã hội qua nhiều thế hệ.
Với nhạc Trịnh tuy không có những nốt nhạc có sự phức tạp về âm nhạc đôi khi là những giai điệu lặp lại nhiều lần.Nhưng nhạc Trịnh lại hay và luôn coi trọng về lời ca về nội dung bên trong chứ không phải hình thức ở giai điệu nốt nhạc.Nên nó rất bình dân với những niềm vui nhẹ nhàng, mơn man " Mỗi vết thương lành một nỗi vui, mắt cười mêng mông giữa đôi bàn tay" ( Vẫn có em bên đời_ Trịnh Công Sơn)Đôi khi với những ca khúc với nhan đề lạ tai, như Lời buồn thánh, Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Vết lăn trầm, Biển nhớ, Dấu chân địa đàng... Hay là những khu vườn siêu thực đang rộ lên những sắc hoa tươi mới trong thời kỳ ấy: loài sâu ngủ quên trong tóc chiều... thương cho người rồi lạnh lùng riêng... tiếng hát ru mình trong giấc ngủ vừa... hôm nay thức dậy không còn thấy loài người... hãy nghe đời nghiêng... chiều đã đi vào vườn mắt em... ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau..Trịnh Công Sơn luôn luôn biết làm nổi những lời ca của mình bằng những nốt nhạc, những điệu láy thích hợp với ngôn ngữ tiếng Việt. Nếu bỏ lời đi, nhất là lời tiếng Việt, chắc là nhạc Trịnh Công Sơn không còn đủ yếu tố để hấp dẫn nữa...Mặc cho thời gian cứ trôi đi và người nhạc sĩ đa tài ấy đã đi vào cõi hư vô nhưng âm nhạc của ông vẫn sống trong lòng người
Và nhạc TCS ít thấy mang tính chất để tuyên truyền. Nó ít bị định hướng bởi những khuynh hướng chính trị, nó đứng trung lập , đặt nhiệm vụ " vị nghệ thuật, vị nhân sinh " lên trên tất cả, nó vì những người dân vì cuộc sống của các tầng lớp người trong xã hội
Không phải ngẫu nhiên mà Joan Baez và dòng nhạc “dấn thân” của những ca sĩ-soạn giả nhạc, và Joan Baez là một trong những nhà đại diện vào những năm 60-70, cùng với Bob Dylan .Đã coi TCS như một Bob Dylan của Việt Nam với thể loại nhạc phản chiến.
Với những hình ảnh về chiến tranh, những đau đớn, kinh hoàng chết chóc của người dân từ những người phụ nữ ( mẹ, vợ) cho đến người già và trẻ em khiến ông quyết tâm viết những ca khúc " bị cấm "
Nhiều người nghe xong, có người thấy đau thương, có người lại cho rằng nhạc của ông chỉ dành cho người chết, làm con người ta bi luỵ mất hết lí trí để phấn đấu............
Do vậy ông không thể được chính quyền cai trị,và phe đối địch ưu thích
Trịnh Công Sơn đã để lại một gia sản tinh thân lớn cho người Việt Nam. Tôi chỉ bắt đầu biết nhạc Trịnh Công Sơn từ năm 1990, khi mà có những người đã rỉ tai tôi nói rằng đó là những nhạc phẩm phản động. Nhân loại vĩ đại nhưng cũng thường có những lúc ấu trĩ như thế. Nhưng những ấu trĩ như vậy lại sẽ qua đi và những gì thực sự là vẻ đẹp và nhân văn mãi mãi còn lại.
Cho đến bây giờ, tôi chưa một lần nhìn thấy mặt Trịnh Công Sơn và cũng chẳng biết lý lịch của ông như thế nào. Nhưng bản lý lịch chính xác nhất của một nghệ sỹ chính là tác phẩm của họ. Và Trịnh Công Sơn mang một bản lý lịch của tâm hồn và những giấc mơ về một thế giới hoà bình và tràn ngập yêu thương con người của chúng ta.
Trịnh Công Sơn không có con nhưng những đứa con tinh thần ông để lại mãi mãi được người yêu âm nhạc yêu mến.Cảm ơn đời vì đời đã sinh ra ông,cảm ơn ông vì những bản tình ca ông đã mang lại cho công chúng những niềm say mê âm nhạc và cuộc sống này.
Bạn hãy nghe khi tinh thần thanh thản nhất, trong không gian trầm lắng nhất... ngồi một mình, khi đó mới có thể nghe thật sâu,cảm nhận từng câu
Vì Nhạc Trịnh ko phải là dễ nghe, có nỗi buồn và nhưng nỗi buồn rất nhẹ nhàng...
MTP SEOUL 2009/10
VẼ EM
Trả lờiXóavẽ em không son phấn
cuộn con mèo ngác ngơ
vẽ em không váy áo
mỏng cơn mưa sững sờ
vẽ thoáng mắt em buồn
cây cúi đầu trầm mặc
vẽ môi em chúm chím
cong vầng trăng sinh đôi
vẽ những ngày chia phôi
tím biếc trời thu lạnh
vẽ em nằm bên cạnh
ngả
nghiêng
ru
bốn mùa
14.2.2010
Vũ Thanh Hoa
CÁI BÓNG
Trả lờiXóaem cởi vào đêm hoang cái bóng của mình
người đàn bà soi gương lau phấn
chải những sợi tóc rối sóng thu
đốt riêng một ngọn nến hạ
khói bay
lũ hạt dẻ thức giấc
lọ lem ngơ ngác tìm lại chiếc hài
chiếc hài đã mất
chiếc hài không có thật
mặt đất vằn những vệt chân quen
những ghế đá độc thân hẹn hò nơi công viên tím lặng
ký ức lưu đày
ánh nến mong manh
ám ảnh bốn bức tường lạnh
em bơi về phía mặt trăng khét cháy
sớm mai những chiếc lá ngủ dậy
cái bóng lại về gõ cửa
tìm em
22.3.2010
Vũ Thanh Hoa