Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

3 SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NGÀY KHAI MẠC ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG-HÀ NỘI…

3 SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NGÀY KHAI MẠC ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG-HÀ NỘI…


Phúc Lộc Thọ.
1. Cụ Rùa nổi chào mừng khai mạc Đại lễ:
-Sự kiện chú ý thứ nhất đó là việc Cụ Rùa đã nổi lên trong ngày khai mạc Đại lễ;

2. Ông Nguyễn Phú Trọng một mình khai mạc Đại lễ:
- Sự kiện đáng chú ý thứ 2 đó là việc ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện một mình khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội sáng nay ngày 1/10/2010 mà không thấy các vị khác trong “ Tứ trụ “ triều đình Hà Nội...
Thông tục, lễ nghĩa của người Việt, mỗi khi có kĩ giỗ của ông cha, con cháu dù đi ngược về xuôi cũng thường tìm cách về tề tự đông đủ để hương khói, cho dù hàng ngày có thể không nhìn mặt nhau ?


Dân quan sát chính trị vỉa hè đoán: chắc ông Nguyễn Phú Trọng kỳ này sẽ làm Tổng Bí thư; ông xuất hiện một mình để ông được bẩm báo với Lý Thái tổ nhận mặt và phù trợ riêng mình ông thôi; ngoài ra còn ngầm lăngxê hình ảnh yếu nhân, độc nhất vô nhị của ông trước bàn dân thiên hạ và trước thế giới…
3. Khoảng 300 mặt hàng đã tăng và rục rịch tăng giá:
- Sự kiện đáng chú ý thứ 3 là trong dịp Đại lễ này giá cả leo thang chóng mặt, từ vàng, đôla đến hàng trăm mặt hàng tiêu dùng khác…



Rồng thỏa sức bay lượn trên không trung còn dưới trần gian trăm họ vẫn đang lầm than, chen chúc...
Vợ chồng ông bạn hàng xóm của tôi là Lê Kỳ nguyên Trưởng phòng nghiên cứu của Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn và vợ là bà Yến, nguyên Giám đốc một bệnh viện tại Hà Nội, sáng sớm đã gõ cửa nhà tôi rất sớm thông báo tin khủng: 300 mặt hàng đã tăng giá trong thời điểm này, trong khi lương không nhúc nhích. Không biết do người Hà Nội nhiều người được ăn theo Đại lễ, có nhiều tiền nên tiêu hoang dẫn tới giá cả leo thang hay do lạm phát ?
Hai vợ chồng ông Lê Kỳ đã đưa cho tôi đọc một bài thơ tự sự vừa làm, thấy hợp với tâm trạng của mình nên chép ra đây để bà con cùng tao ngộ:

Nghìn năm Đại lễ Thăng Long
Thiêng thì Thái Tổ, Thái Tông đừng về
Dịp này giá cả tăng ghê
Làm chi có rượu, có chè cúng đây
Nghe ai nói phét điếc tai
Dân tình ngán ngẩm chẳng ai thiết gì
Một ngàn năm đã trôi đi
Cháu con chắc khổ hơn khi còn Ngài…
Trăm thứ hàng, giá tăng...phi




--

-------------------------------------------------------------
MỜI ĐỌC THÊM:
Thực phẩm rủ nhau tăng giá dịp lễ
Với lý do lưu thông trong dịp lễ khó khăn, các tiểu thương đua tăng giá rau xanh, hàng tươi sống thêm 25-40%.
Sáng nay, chị Mai đến chợ Mỹ Đình (Hà Nội) mua thực phẩm phục vụ bữa ăn cho cả nhà và không khỏi giật mình khi thấy nhiều mặt hàng rau xanh tăng giá. Bí xanh trước đây khoảng 7.000 đồng mỗi kg nay lên 10.000 - 12.000 đồng. Bắp cải, khoai tây cũng tăng thêm 1.000 - 3.000 đồng mỗi kg.
Tại chợ Hôm, thịt lợn, thịt bò cũng tăng mạnh. Giá thịt bò tăng 25%, từ 115.000 đồng lên 145.000 đồng mỗi kg. Nhóm hàng hải sản, ghẹ xanh tăng thêm 20.000 - 40.000 đồng mỗi kg tùy theo kích cỡ, tôm sú loại to tăng từ 140.000 đồng lên 165.000 đồng mỗi kg.
Ảnh: Hoàng Hà
Giá nhiều thực phẩm tăng mạnh. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngoài hàng tươi sống, các loại đồ khô như trứng, gạo cũng tăng khoảng 25%. Chị Yến, chủ cửa hàng gạo tại chợ Láng Hạ B cho biết, gạo Tám Đài Loan cách đây hơn một tháng được nhập ở mức 10.500 đồng mỗi kg, nay đã lên 13.000 đồng. Trứng gà Đông Anh nhập vào giá 15.000 đồng mỗi chục cũng vọt lên 18.500 đồng.
Nguyên nhân, theo chị Yến là một số tuyến đường bị cấm lưu thông trong dịp đại lễ dẫn đến nhiều tiểu thương khó đưa các mặt hàng thực phẩm vào chợ. "Nhiều cửa hàng phải thuê chuyên chở vận chuyển vào quầy nên giá hàng hóa bị đội lên cao", chị Yến lý giải.
Ở siêu thị Big C Thăng Long, mì ăn liền Vina Acecook tăng 10%, thực phẩm đông lạnh cũng tăng khoảng 5%. Trong tháng 10, một số nhà cung cấp sẽ tăng giá như Sao Việt, Hương Sơn, Nestlé, An Giang, Cadovimex, Nutifood.
Nhưng các mặt hàng như cá thịt, rau củ quả ở Big C đều giảm từ 5 đến 10%. Theo ông Dũng, hàng quầy thực phẩm kho, hàng gia dụng và bách hóa ở mức ổn định. Đặc biệt một số hãng sữa cũng cam kết không tăng giá từ nay đến hết năm 2010 như Mead Johnson, Vinamilk, Dutch Lady...
Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc siêu thị Big C cho hay, trong dịp đại lễ, khách hàng ước tính sẽ tăng 50%, do đó, công ty đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng tránh trường hợp khan hiếm. Mức tăng ở siêu thị không đáng kể so với chợ truyền thống bởi các nhà cung cấp phải ký cam kết với hệ thống siêu thị.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Fivimart, cũng cho biết, hiện tại các mặt hàng liên quan đến đường, bột mỳ đã có thông báo tăng giá 6-10%. Còn các mặt hàng nằm trong diện bình ổn giá thì vẫn chưa có tín hiệu gì từ nhà cung cấp.
“Việc tăng giá vào thời điểm này cũng không có gì bất thường, vì vào thời điểm cuối năm các mặt hàng đều rục rịch tăng giá. Nhà cung cấp gửi đơn giá mới nên buộc chúng tôi cũng phải tăng giá bán”, bà Hậu nói.
Bà Hậu cho biết, lý do chủ yếu được các nhà cung cấp đưa ra là thời gian gần đây giá nguyên liệu đầu vào và chi phí của nhiều mặt hàng tăng cao, cộng thêm các biến động về tỷ giá. Mưa bão và dịch bệnh cũng là một trong những tác nhân quan trọng khiến giá cả nhiều mặt hàng biến động do khan hiếm nguồn cung.
Ngoài ra, dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ thu hút một lượng lớn khách từ khắp nơi đổ về. Các khách sạn, nhà hàng đua nhau mua hàng dự trữ nên đã xảy ra tình trạng một số mặt hàng thực phẩm khan hiếm.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, từ tháng 9 đến nay đã có khoảng 300 mặt hàng tại các siêu thị đồng loạt tăng giá từ 5-10% chủ yếu là bánh kẹo, rượu, đường... "Sang những tháng cuối năm, lượng tiêu thụ nhiều do đó, giá cả sẽ còn biến động", ông Phú cho hay.
Bách Hợp - Trà Phương
( Nguồn: Vnexpress. net )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét