trạng: Vui vẻ
Chơi sang
Đăng ngày: 16:00 05-10-2010
Thư mục: 700 tờ báo & 1 tổng biên tập
* Quan trọng
Nguyễn Quang A
Theo Bee.net.vn
-
Mỗi khi có một đại gia mua máy bay, xe “khủng” hay du thuyền báo chí dồn dập đưa tin, mà chẳng thấy mấy lời cảnh báo. Một nước nghèo nhưng có tốc độ tăng trưởng xài sang vào loại cao trên thế giới!
Kiểu “khai thác tin” này cũng là một cách câu bạn đọc của các báo. Một sự báo động cho nền báo chí… Và đằng sau tất cả điều này ẩn giấu những vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Nhiều người nghĩ, họ có tiền, họ mua, họ xài đấy là quyền của họ. Và họ còn đóng thuế cho nhà nước khá nhiều. Thế là tốt chứ. Nghĩ thế không sai nhưng chưa đủ. Một đất nước còn rất nghèo, còn nhập siêu quá nhiều, còn bao nhiêu người nghèo khổ và cần phải chắt chiu từng đồng mà để cho thói “chơi sang” đồ ngoại như vậy phát triển, thậm chí được ngấm ngầm khuyến khích, thì làm sao mà giàu được?
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch, Tổng Giám đốc tập đoàn Phú Thái, bức xúc: “Tôi biết có doanh nghiệp rất khó khăn nhưng vẫn chơi Rolls-Royce, thậm chí bán chiếc xe đó đi là hết tài sản. Vì họ đi xe sang như thế mới ký được hợp đồng. Làm kinh tế ở ta vẫn đi theo sự hình thức như thế – đi Rolls-Royce để ký hợp đồng, đi Camry không ký được.
Tôi sang Hàn Quốc thấy ai cũng đi xe Hàn, thậm chí xe sang như Rolls-Royce còn bị coi là sự lạc lõng, xa xỉ, còn ta nghèo nhưng lại cứ thích xài sang”.
Chắc các doanh nhân như ông Đoàn không ký hợp đồng với gã chơi Rolls-Royce ấy, vì làm thế chắc có ngày sạt nghiệp. Giá như chủ doanh nghiệp nào cũng nghĩ được như ông Đoàn.
Cũng nên thận trọng với những kẻ phô trương tiêu xài hàng hiệu, đồ xa xỉ để chứng tỏ “đẳng cấp” của mình. Hiếm khi họ là những người tài năng, kiếm được đồng tiền một cách lương thiện. Đa phần họ là vợ con của các quan tham, hay những kẻ trục lợi.
Đó là sự chơi sang của các cá nhân. Sự “chơi sang” của Vinashin còn kinh khủng hơn nhiều.
Dư luận xã hội mà thờ ơ với cách xài sang của các “trọc phú”, Nhà nước không có chính sách hữu hiệu để khuyến khích tiết kiệm và hạn chế tiêu xài xa xỉ, báo chí không lên tiếng mà lại cố ý “khai thác” mọi khía cạnh “giật gân” để câu bạn đọc, thì thang giá trị méo mó đó ngày càng phát triển. Và đó cũng là một nguy cơ khiến Việt Nam nợ nần nhiều và đó hoàn toàn là lỗi của chính chúng ta. Tình trạng đó càng khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo và có thể gây căng thẳng xã hội.
Xem thêm:
- Cấm công an hút thuốc khi tiếp xúc vơi dân
- Lê Cát Trọng Lý và Cà phê Nếp
- Chào tân vương Đà Nẵng!
- ĐỪNG XEM DÂN LÀ TỘI PHẠM
- ÚC MỞ ĐIỀU TRA CÁC HỢP ĐỒNG IN TIỀN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM
- TƯỚNG GIÁP BUỘC CHÍNH QUYỀN PHẢI LẮNG NGHE NHÂN DÂN
- PHIẾM LUẬN VỀ BÁO NHÂN DÂN
- NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM, 21-6( đọc xong cười đau nước mắt)
- GIA TÀI CỦA 60 NĂM LUẬT HỌC VIỆT NAM
- TẠI SAO TRẺ EM NÉM ĐÁ LÊN TÀU?
- Học là gì và để làm gì?
- Điều Lớn Nhất
- NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG... ( buồn cười quá )
- Bao cao su, Sex và những điều lợi hại
- ẢNH VUI VỀ GIAO THÔNG VIỆT NAM
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét