KINH DOANH
Thứ năm, 8/4/2010, 17:44 GMT+7
Facebook Twitter Google Bookmarks E-mail Bản In
Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
Nếu giữ lạm phát ở mức thấp (8,5%), kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm nay. Trong khi đó, nếu chấp nhận lạm phát ở mức cao hơn (10,5%), GDP cả nước có thể gia tăng 6,8-6,9%.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010. Ảnh: N.M
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010. Ảnh: N.M
Hai kịch bản kinh tế này đã được tiến sĩ Nguyễn Đức Thành và các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra trong báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010 được công bố sáng 8/4.
Trong báo cáo, VEPR nhận định kinh tế Việt Nam trong năm 2010 có cơ hội để thoát khỏi chu kỳ thu hẹp, hướng tới tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, Chính phủ, các doanh nghiệp và mỗi người dân vẫn phải đối mặt với những bất ổn vốn tồn tại từ lâu trong nền kinh tế.
Những vấn đề này bao gồm: thâm hụt thương mại, phát triển kinh tế dựa vào thâm dụng tài nguyên và lao động, gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế chủ yếu dựa trên quá trình mở rộng tín dụng, đánh đổi lạm phát để tăng trưởng...
Riêng với năm 2010, hai vấn đề đáng quan tâm nhất với kinh tế Việt Nam là áp lực tỷ giá (liên quan trực tiếp tới lạm phát) và thâm hụt ngân sách.
Báo cáo của VEPR chỉ ra rằng lạm phát cao là một trong những lý do khiến đồng Việt Nam tiếp tục phải chịu áp lực giảm giá trong thời gian tới (kỳ vọng chung về lạm phát trong năm 2010 là 10%). Trong khi đó, quá trình phục hồi kinh tế thế giới chưa thực sự bền vững khiến xuất khẩu và đầu tư nước ngoài chưa thể có nhiều đột biến. Nếu nguồn cung ngoại tệ trong năm nay được cải thiện thì việc tái lập quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia cũng sẽ diễn ra và tạo áp lực giữ cho đồng Việt Nam luôn trong trạng thái yếu.
Bên cạnh rủi ro tỷ giá, thâm hụt ngân sách cũng là một vấn đề được VEPR đánh giá là nguy cơ lớn đối với kinh tế. Bội chi ngân sách trong năm 2009 ước bằng 7% GDP. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2010 khi nền kinh tế vẫn còn tương đối yếu.
Trong hoàn cảnh đó, việc tăng thuế đánh vào doanh nghiệp nhằm bù đắp thâm hụt là không khả thi do Chính phủ vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng. Dư địa duy nhất để tăng thuế là khu vực thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, quy mô thuế tại khu vực này hiện không lớn (chỉ khoảng 8.000 - 10.000 tỷ một năm).
Vì nguyên nhân này, Chính phủ sẽ buộc phải tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt thông qua vay nợ (quốc tế và nội địa). Việc vay nợ nước ngoài thường xuyên và với quy mô lớn có thể dẫn tới rủi ro cao như trường hợp của các nước Mỹ - Latin trong những năm 1980 - 1990. Trong khi đó, việc vay nợ nội địa cũng đang có xu hướng tăng, khiến cho mặt bằng lãi suất trong nước bị giữ ở mức cao, khó có thể thúc đẩy mạnh sản xuất.
Hai nhân tố tỷ giá và thâm hụt ngân sách, theo đánh giá của VEPR, sẽ tác động trực tiếp tới vấn đề lạm phát và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2010. Ở kịch bản lạm phát “thấp” (8,5%), GDP của Việt Nam trong năm 2010 có thể đạt khoảng 6,3% trong điều kiện Chính phủ thận trọng trong chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, nếu chấp nhận mức lạm phát cao hơn, khoảng 10,5%, mức tăng trưởng có thể đạt 6,8-6,9%. Ở kịch bản này, Chính phủ có thể lựa chọn không quyết liệt trong công tác chống lạm phát khi cho rằng thắt chặt tiền tệ có thể gây ra những chi phí không cần thiết cho nền kinh tế trong ngắn hạn như lãi suất cao và cung tín dụng thấp. Đổi lại mức tăng trưởng xấp xỉ 7% nói trên có thể phải đánh đổi bằng những bất ổn vĩ mô như lạm phát 2 con số, thâm hụt thương mại tăng cao. Riêng thâm hụt ngân sách có thể không thay đổi đáng kể so với năm 2009.
Về diễn biến tỷ giá so với USD, VEPR cho rằng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá khoảng 5,5% trong năm 2010.
Dự báo kinh tế Việt Nam 2010 của VEPR
Năm Lạm phát GDP Tăng trưởng
2006 7,5% 425.372 8,23%
2007 8,3% 461.443 8,48%
2008 23% 489.833 6,15%
2009 (*) 6,9% 515.909 5,32%
2010 (1) 8,5% 548.360 6,29%
2010 (2) 10,5% 551.321 6,86%
Đơn vị tính GDP: tỷ đồng, giá cố định 1994
Nguồn: Số liệu 2005 - 2009 của Tổng cục Thống kê
Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Em giấu hoàng hôn trong mắt nai
Trả lờiXóaChiều buồn nắng nhạt dấu chân ai
Lăn tăn vài gợn trùng dương sóng
Để kẻ tha hương buông tiếng thở dài
Hỏi trong ánh mắt buồn vờì vợi
Có chút nắng hồng sáng mong manh
Đừng đem hờ hững vùi thương nhớ
Thêm xót xa lòng chuốc đắng cay
Mắt nai ơi hỡi mắt nai
Phải chăng em là bóng chân dài
Hoàng hôn tím lang thang đi tìm mộng
Tím hoàng hôn tím cả trời thơ
Có bao giờ em khóc một mình không?
Sao anh thấy lệ sầu vướng long lanh
Hồn em thả tương tư vào ngõ vắng
Tóc gió thôi bay lặng lẽ sóng xô bờ
Anh thấy trong đôi mắt thầm lặng
Nhiều sóng ngầm khiến biển nổi bão giông
Để anh thương nhớ vào dĩ vãng
Hằn dấu chân chim tháng năm dài
Biển có bao giờ ngừng sóng không em
Sao anh trũi nặng bạc mái đầu
Hỏi sao biết được trời giông tố
Chỉ thấy mênh mang những đợi chờ
MTP tặng pé vi