Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Vải Thiều Thanh Hà mất vị trí độc tôn

Vải Thiều Thanh Hà mất vị trí độc tôn

Đăng ngày: 13:49 01-10-2010
Thư mục: Tổng hợp

Không còn thế độc tôn

Bây giờ vải Thanh Hà đã mất đi vị thế độc tôn, ví như ngay trong tỉnh, huyện Nam Sách, Chí Linh... cũng trồng khá nhiều vải thiều. Rồi, không xa lắm Lục Ngạn (Bắc Giang), diện tích canh tác vải còn lớn gấp mấy lần, mùa vải đến từng đoàn xe tải trong Nam ùn ùn kéo về đây. Thế nhưng người Thanh Hà vẫn có lý do để tự hào về cây vải của mình, bởi Lục Ngạn dù có sản lượng vải gấp hàng chục lần nhưng giống vẫn là lấy từ Thanh Hà, còn chất lượng thì theo họ dứt khoát là không thể bằng. Không có tài liệu ghi chép cụ thể nhưng áng chừng cây vải được di thực về đất này cách đây gần hai trăm năm. Cây vải tổ vẫn còn ở xã Thanh Sơn. Sau một thời gian, từ cây vải tổ, người dân nhân rộng ra khắp huyện, hình thành nên các vườn vải trù phú. Theo thống kê của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN, tại Thanh Hà có đến 11 giống vải khác nhau, ngoài vải thiều, còn có tu hú, u trứng, u hồng, u thâm, tàu lai... nhưng chỉ có giống vải ở 4 xã Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Xá và Thanh Xuân đạt tiêu chuẩn giống gốc. Giống vải thiều gốc có đặc điểm là quả tròn, nhỏ, đường kính khoảng 3 cm. Vỏ có gai lỳ, khi chín màu đỏ hồng rất đẹp (vải trồng ở nơi khác không có được), lớp da giấy dai, cùi dày và giòn, hạt rất nhỏ, độ chát không đáng kể. Nếu quả chín hẳn vị chát gần như không còn, hàm lượng đường chiếm tới 20- 22%. Cữ tháng 12 dương lịch, cây vải bắt đầu hóa mầm, sang tháng một ra hoa. Tháng ba, hoa nở. Cuối tháng ba, cây dần đơm quả. Vải thường chín vào đầu tháng 5 đến cuối tháng 6 và chia làm 3 thời kỳ: chín sớm, chín trung và chín muộn.

Thương hiệu ... chờ

Lịch sử của vải thiều lâu năm là thế, xưa nay vải thiều Thanh Hà nức tiếng là vậy, song ra thị trường thì không phải ai cũng phân biệt được đâu là vải Thanh Hà chính hiệu, khiến cho đôi lúc nó bị lấn lướt trước các loại vải từ địa phương khác mang đến ăn theo mùa vụ. Chính vì vậy, năm 2003, khi biết được thông tin Tổ chức xây dựng thương hiệu GRET của Pháp, Bộ môn hệ thống nông nghiệp (Viện KHKT nông nghiệp VN) phối hợp cùng với Trường đại học Nông nghiệp I và các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương xây dựng sản phẩm vải thiều Thanh Hà chất lượng cao, tiến tới thành lập thương hiệu vải thiều Thanh Hà, không chỉ lãnh đạo huyện mà các hộ trồng vải đều mừng. Theo kế hoạch, chương trình được chia làm 4 bước: Bước 1 nâng cao chất lượng vải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc cải tiến kĩ thuật chăm sóc cho bà con nông dân. Bước 2 nâng cao hiệu quả kinh tế bằng các giải pháp kĩ thuật. Bước 3 giúp nông dân tham gia vào thị trường có hiệu quả, liên kết với nhau thành các nhóm để hỗ trợ tư vấn cho nhau... Bước 4, xây dựng cơ chế quản lý sản phẩm bằng việc thành lập các hiệp hội sản xuất và kinh doanh khác nhau quy tụ sự tham gia của cả người sản xuất và người buôn bán. Hiệp hội này có vai trò bảo hộ nhãn mác cho vùng vải... Mặc dù không phải ai cũng hiểu về khái niệm thương hiệu nhưng người dân Thanh Hà đều thấy rõ lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu và hi vọng rằng vị thế của cây vải thiều Thanh Hà sẽ sớm được khẳng định. Trước đây, trong thời bao cấp, cả Thanh Hà có khoảng hơn 600 ha vải thiều, trồng chủ yếu trong vườn. Lí do bởi người dân chỉ trồng, tiêu thụ theo kế hoạch nhà nước nên ít ai quan tâm tới hiệu quả kinh tế. Năm 1992, Thanh Sơn được chọn làm xã điểm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng với 54 ha đất chuyển từ trồng lúa sang trồng vải. Hiện tại, toàn huyện có ngót 7 nghìn ha. Sản lượng vải trong những năm gần đây tăng nhanh. Chi phí sản xuất chỉ hết 20- 25% tổng thu nhập, trồng vải thiều cho thu nhấp cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa, trở thành cây trồng cho thu nhập chính đối với nông dân. Quả vải thiều đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan, gần đây nhất là Campuchia nhưng chưa nhiều. Phần lớn vẫn là nội tiêu dưới dạng quả tươi, chỉ có một lượng ít được sấy khô hoặc chế biến thành rượu. Tháng 7/2003, Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được thành lập do ông Dũng làm Chủ tịch. Ông cho biết: "Lập ra Hiệp hội là một bước để bảo đảm việc xây dựng thương hiệu cho quả vải thiều. Chúng tôi đã thiết kế xong nhãn mác, rồi đem hồ sơ đi đăng kí với Cục Sở hữu Công nghiệp tháng 3 vừa rồi. Dù được chứng nhận hay không thì vụ này chúng tôi vẫn lấy thương hiệu cho quả vải là Vải thiều Thanh Hà".

Mùa vải đang đến. Sự sốt ruột của ông Dũng là hoàn toàn có lý, bởi hiện nay nhiều địa phương khác trong cả nước cũng rất tích cực trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản của mình. Trong khi đó những điều kiện cơ bản để xây dựng thương hiệu của vải thiều Thanh Hà đã hội đủ. Năm 2002, sản lượng vải toàn huyện Thanh Hà đạt gần 19 nghìn tấn. Năm 2003, cũng xấp xỉ con số trên. Giá một kg vải ở mức ổn định khoảng 4- 5 nghìn đồng. Giá trị quả vải mang lại lên đến hàng vài chục tỷ đồng. Không có thương hiệu, quả vải thiều thiệt hại không nhỏ.

Khi chưa có khái niệm thương hiệu, vải thiều Thanh Hà vẫn tự sản, tự tiêu. Vì thế mới sinh chuyện xập xí, xập ngầu, đánh lận con đen, vải từ nơi khác tràn về khiến vải Thanh Hà rớt giá, giảm uy tín. Người Thanh Hà tiếc, tức mà không làm sao được. Bây giờ, nhìn thấy cái lợi từ việc xây dựng, đăng kí thương hiệu thì lại gặp nhiều trở ngại lẽ ra không có. Có lẽ đây không chỉ là trở ngại của riêng Thanh Hà mà nhiều địa phương khác cũng mắc phải khi tiến hành xây dựng thương hiệu. Rõ ràng nỗ lực của riêng địa phương thôi chưa đủ, mà cần có sự ủng hộ cũng như công tâm của các cơ quan chức năng.

2 nhận xét:

  1. Chiều Thu lối cũ mờ sương

    Có người con gái bước nương gót hài

    Lần về chốn ấy tìm ai

    Rêu phong một cõi tình dài thiên thu

    Trả lờiXóa
  2. Và có ai từng hôn đủ các kiểu

    Môi dày
    Môi mỏng
    Môi trái tim
    Môi trái … chuối

    Môi nâu
    Môi hồng
    Môi thâm sì …“Hàn Quốc”
    Môi cá trắm
    Cá mè
    Môi hạt mè
    Hạt đậu
    Môi sáo sậu
    Môi chim quyên…
    Lại có nụ hôn cuồng điên
    …Hôn vồ vập
    …..Hôn cập rập
    …….Hôn thảnh thơi
    ………Hôn lên môi
    ………..Hôn lên má
    ………….Hôn tá lả
    ……………Hôn lung tung
    ……………..Hôn thật sung
    ……………….Hôn yếu ớt
    …………………Hôn lớt phớt
    …Hôn kỷ càng
    …..Hôn quáng quàng
    …….Hôn lấy được
    ………Hôn đằng trước
    ………..Hôn đằng sau
    ………….Hôn sợ đau
    ……………Hôn ngấu nghiến
    ……………..Hôn ác chiến
    ……………….Hôn nhẹ nhàng…
    Kẻ hôn xong bối rối
    Kẻ hôn xong lạnh lùng
    Kẻ hôn xong khóc rưng rưng
    Lại có kẻ hôn xong bị tát cho vài phát…

    Để môi nào bỏng rát…
    Để môi nào tê tê…
    Để mắt nào phê phê
    Để miệng nào…đớp đớp
    Để hồn nào choáng ngợp
    Để tình nào hương đơm …
    Và “môi nào hãy còn thơm” (TCS)
    Còn môi nào trôi đi mãi mãi…

    Trả lờiXóa