'Bắt mạch' nền giáo dục Việt Nam
Thế nào là giáo dục phổ thông? Trước tiên, xin bắt đầu từ gốc rễ vấn đề, giáo dục là gì? Từ "Education" - tiếng Anh, có nghĩa là "giáo dục" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".
Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác về giáo dục, như "giáo dục là việc truyền dạy kinh nghiệm sống của thế hệ trước cho thế hệ sau", "giáo dục là dạy cho người ta biết hành động", "giáo dục thực sự là làm bộc lộ năng khiếu của trẻ ra chứ không phải nhồi nhét thông tin vào”...
Nếu đối chiếu với những định nghĩa này thì rất nhiều phần trong chương trình học phổ thông hiện nay không phải để "giáo dục" mà chỉ là sự nêu ra, trình bày, phổ biến những kiến thức hàn lâm, rời rạc, tản mạn, những nghiên cứu chuyên sâu. Những thứ này, đến lúc nhắm mắt, xuôi tay, phần đông người được học không thể áp dụng nó trong đời được, cho dù chỉ là... một lần. Do vậy, nó không phải là "kinh nghiệm" để có thể sử dụng trong cuộc sống thường ngày.
Còn thế nào là kiến thức phổ thông? Theo tôi, "những kiến thức tối thiểu, thông thường, đại chúng mà ai cũng cần và phải biết để có thể sống, hòa nhập, thích nghi tốt được với cộng đồng tại nơi và thời điểm mà họ đang sống", được gọi là kiến thức phổ thông.
Như vậy, có thể hiểu giáo dục phổ thông chính là việc truyền dạy những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết, sát thực nhất để người được dạy có thể áp dụng vào cuộc sống, nhằm thích nghi và hòa nhập tốt với xã hội hiện tại.
Nếu giáo dục phổ thông là như trên, thì sẽ phải loại bỏ rất nhiều những nội dung đang có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và cũng phải bổ sung rất nhiều những nội dung mới vào chương trình đó. Tất cả những kiến thức không hữu ích, không áp dụng được vào cuộc sống hoặc ở trình độ cao siêu, chuyên sâu, không phổ thông đều nên bỏ. Hãy "trả lại tên cho em", trả lại cho bậc học phổ thông những kiến thức đúng là phổ thông thôi.
Trước mắt, tôi đề nghị bỏ ở cấp Tiểu học 40%, cấp Trung học cơ sở 50% và cấp Trung học phổ thông 60 - 70% kiến thức về Văn, Toán, Lý, Hóa. Các môn còn lại cũng nên tinh giản tối đa để đưa về chỉ còn ở mức phổ thông mà thôi. Làm như vậy để "lấy chỗ" cho những kiến thức hữu ích hơn sẽ được bổ sung tới đây.
Chính các môn Văn, Toán, Lý, Hóa nặng về lý thuyết là những môn tiêu tốn rất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc của học sinh và gia đình. Những thứ đã dạy, nhất là ở chương trình THPT, hầu như không thể áp dụng được vào cuộc sống.
Hiện, hàng triệu học sinh phổ thông Việt Nam trong nhiều năm trời ngày đêm miệt mài, đánh vật với các con số để giải các bài Toán, Lý, Hóa... mà kết quả đã biết từ hàng trăm năm trước rồi. Kết quả này không cần cho tổ chức, cá nhân nào cả, hầu như không giúp gì cho cuộc sống sau này. Thật vô cùng lãng phí. Trong khi bản thân, gia đình, địa phương cũng như đất nước còn biết bao vấn đề, biết bao "bài toán" bức xúc từ cuộc sống hiện tại đang đòi hỏi phải suy nghĩ, giải quyết.
Theo đó, ở bậc học phổ thông, môn Toán chỉ cần thạo cộng, trừ, nhân, chia, đôi chút về đại số, hình học là đủ rồi. Lâu nay chúng ta cứ cho rằng những thứ đó là cần thiết, là cơ sở cho sau này, để rèn tư duy... Qua thực tế bản thân, tôi thấy đó chỉ là ngụy biện, lợi bất cập hại, lãng phí thời gian, tiêu hao sức lực, làm khổ biết bao thế hệ học sinh phổ thông.
Có một hiện tượng nữa, học sinh phổ thông sau 12 năm giùi mài kinh sử, khi tốt nghiệp, nếu không đi học tiếp đại học hoặc dạy nghề... mà phải bước vào đời sống tự lập thì đều như gà mắc tóc, lóng ngóng, thụ động không biết phải làm gì, làm thế nào. Học lên không được, trở về với đời thường cũng thật khó khăn, nhất là các em ở nông thôn, vì đã 12 năm chỉ quen với mỗi việc đến trường, ngồi nghe thầy cô và viết viết, chép chép. Điều này khiến các em thụ động, lười biếng, sợ việc, ngại lao động chân tay.
Kiến thức học được trong 12 năm phổ thông, hầu như không giúp được gì cho các em trong cuộc sống hiện tại. Chẳng cơ quan, cửa hàng, nhà máy nào cần các kỹ năng giải Toán, Lý, Hóa hay bình văn, luận thơ mà các em có. Những điều họ cần (như tính chủ động, tháo vát, khéo léo, khả năng giải quyết những tình huống thực tiễn...) thì các em lại rất yếu kém.
Các kỹ năng cần thiết nhất để bước vào cuộc sống tự lập được dạy quá ít, hời hợt. Các em thường rất thụ động, không biết phải làm gì để tự nuôi sống được chính mình chứ đừng nói đến việc gì to tát hơn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, thi trượt đại học (chiếm đến 90%) các em bước vào đời với một tâm trạng hoang mang, lo lắng, bi quan, chán nản. Gia đình các em cũng không biết phải làm gì với tình trạng con mình "học không hay, cày không thạo" thuộc loại "dở ông, dở thằng" này.
Mười mấy năm trời liên tục đi học, sức khỏe thì đang ở tuổi "bẻ gãy sừng trâu" mà ra nông nỗi này ư? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
Theo tôi, chính là do trong trường phổ thông các em không được trang bị, huấn luyện những kiến thức, kỹ năng, điều thiết thực, cần cho đời sống nhất. Thiếu những thứ này người ta không thể tự tin mà hăng hái, phấn khởi bước vào đời.
Về tổng thể, việc cải cách giáo dục phổ thông những năm qua đã đi chệch hướng. Cụ thể là đã kéo dài, phức tạp hóa chương trình học từ 10 năm lên 12 năm, ngày càng thiên về "dạy lý thuyết, dạy chữ, dạy số, dạy nhớ ", kiến thức nặng về sách vở, dập khuôn, xa rời cuộc sống.
Chúng ta đang theo xu thế "đại học hóa phổ thông", đưa những kiến thức ở bậc đại học vào chương trình phổ thông, chuyển từ phổ thông sang phân ban, chuyên sâu... lối dạy và học kiểu hàn lâm, thụ động, máy móc, khô cứng, không phù hợp lứa tuổi. Phương pháp dạy nặng về đọc - chép, rất ít thực hành. Những kỹ năng sống được dạy quá ít và hời hợt.
Trường phổ thông đang dạy theo lối "khép kín", ít liên hệ với xã hội xung quanh, tính xã hội hóa rất thấp. Mục tiêu dạy chú trọng tới số ít (khoảng 10%) là những học sinh khá, giỏi, những lớp chọn, trường điểm có tỷ lệ đỗ đại học cao. Đồng thời, chỉ tập trung vào dạy và học những gì phục vụ cho việc thi cử, nhất là thi đại học chứ không phải dạy và học những thứ cần cho cuộc sống.
Việc dạy, học, đánh giá, thi cử chưa khoa học, gây áp lực nặng nề cho cả người dạy, người học, phụ huynh... Và cảm giác mệt mỏi, chán nản là tâm trạng khá phổ biến hiện nay của mọi người liên quan tới giáo dục phổ thông.
Theo tôi, tới đây, giáo dục phổ thông cần đi theo hướng mới. Cụ thể, sẽ rút ngắn chương trình học từ 12 năm xuống còn 9 năm, chỉ còn hai bậc học, tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) và trung học (lớp 6 đến lớp 9), giữa hai bậc học không có thi chuyển cấp. Tất cả các em trong tuổi đi học đều sẽ được đến trường và đều được học hết phổ thông. Do được rút gọn như vậy nên giáo dục phổ thông sẽ nhanh chóng được phổ cập trong cả nước.
Việc dạy sẽ thiên về "dạy thể chất, dạy phương pháp, dạy hành động, dạy làm người". Do vậy, cách dạy, học, đánh giá, thi cử sẽ khác hẳn trước đây, làm cho người dạy, người học đều hứng thú, chủ động, sáng tạo, tự tin. Học sinh đến trường để được giao tiếp, vui chơi, được bộc lộ năng khiếu, sở thích, được thể hiện mình, để thấy mình thành công, để phấn khởi, tự tin bước vào đời.
Nếu làm được như vậy, tôi tin rằng mục tiêu của học sinh phổ thông tới đây sẽ là học để sống tốt hơn, thay vì học để thi đỗ đại học như hiện nay. Trường phổ thông sẽ là trường "mở", được xã hội hóa cao, gắn chặt với xã hội xung quanh. Mỗi trường phổ thông sẽ là bộ mặt, là trung tâm đào tạo, văn hóa, thể thao, giao lưu, hướng nghiệp của địa phương đó.
|
Bé ngốc lạc giữa xứ Đài
Trả lờiXóaXa xôi đơn lẻ cuộc đời tha phương
Chiều tàn bé nhớ cố hương
Thương người tình cũ bên bờ đại dương
Tình em trải cõi hư không
Trời cao đất rộng vẫn không đong vừa
Mong người về lại chốn xưa
Còn hàng liễu rũ đong đưa đón chào
Chỗ mình ngồi ngắm trăng sao
Nụ hôn ngây ngất ta trao lần
Trời cao có thấu hay không
Sao tình len lỏi vương mầu mắt xanh
Vần thơ khúc nhạc vây quanh
Tưởng rằng ngày ấy ta thành uyên ương
Nào ngờ em kiếp tha hương
Anh thì phiêu bạt sống đời lưu vong
Trải qua sóng gió điêu linh
Đôi ta như cánh lục bình lạc nhau
http://files.myopera.com/MeoU68/blog/Comay.jpg
Trả lờiXóaTình anh như hoa cỏ may
Một chiều gió cả vương đầy áo em
Ai ngờ phút chốc chia xa
Nhìn heo may lai nhớ con đường mình qua
Mưa ơi đừng rớt vạt may
Để Hoa luôn kết hạt làm may cho đời
Cỏ May vương vấn một đời
Hay hoa chỉ níu một lời yêu thương?
Tặng em tôi chút dấu yêu xưa..
Một thời hoa dại cánh bay dụi dàng
Tôi rất buồn vì bức tượng này, về vị trí lịch sử và về hình tượng, y phục đều sai trầm trọng. Có điều người ta làm vội vàng và nhanh đến nỗi không ai kịp biết để góp ý( nghe nói hậu duệ cụ Lý Thái Tổ là Lý Xương Căn cho tiền mà và có tiền thì phải tiêu ngay cho phải phép!) Hôm nay muốn phá bỏ thì gay quá, sẽ không có một ai dám quyết đâu.
Trả lờiXóaQuái lạ thật, kỷ nệm 1000 năm Thăng Long mà tên Thăng Long không được phục hồi ( tên Hà Nội do Vua Minh Mạng đặt ra năm 1831 là nhằm yển bùa, là làm uy thế của vùng đất địa linh này. Rồi người Pháp lấp sông Tô Lịch đoạn qua Hoàng thành để xây thành phố Hà Nội là triệt Long mạch chủ của Kinh thành ngàn năm ) Mặt khác nơi giá trị nhất, nền đất ổn định nhất còn lại của Thăng Long là Tây Hồ Tây thì vẫn là Đô thị đầu tư 100% vốn Hàn Quốc mang phong cách Hàn Quốc. Còn Hồ Gươm của Đông Đô thời vua Lê thì đang biến thành ao làng, người ta còn định nhét cả Đền Lý Thái Tổ và Trung tâm Thương mại vào đấy. Nói mãi rồi, có ai nghe không? Họ điếc cả rồi.Tôi chẳng muốn xưng tên nữa, nhưng chắc các vị đoán ra tôi là ai rồi, đúng không?