Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Born again


Born again

Lần đầu tiên khi tôi nghe bản nhạc này, thì nó đã gắn liền với truyền thuyết trên. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" có lẽ không hề xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Nhưng điều tôi muốn nói là truyền thuyết trên.


Chia sẻ Facebook Gửi phản hồi
Gửi tin qua E-mail In tin

"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả họa mi và sơn ca phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng phải mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy."

Lần đầu tiên khi tôi nghe bản nhạc này, thì nó đã gắn liền với một câu chuyện bi thương. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" có lẽ không hề xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Nhưng điều tôi muốn nói là truyền thuyết trên.

Tiếng chim hót vang vọng từ chốn nào sao nghe xa xăm quá. Từng nốt nhạc lặng buồn, nghẹn ngào bao nỗi niềm chua xót lẫn đắng cay. Lúc dâng trào, mãnh liệt, lúc như chìm vào im lặng mênh mông. Phải chăng là tiếng nấc của số phận đau đớn.


Đã biết là sẽ như lao ngực vào bụi gai khi trao trái tim cho một ai đó, thế nhưng sao...?

Một khúc ca đầy đau thương của con chim bé bỏng, không một lần tái sinh, chú vẫn lao vào bụi rậm. Phải chăng cũng như con người, sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả mạng sống của mình, để mong một phút giây hạnh phúc. Để mong vầng trăng khuyết sẽ tròn đầy...

Một khúc ca khiến cả Chúa trời cũng phải mỉm cười, rồi bật khóc.

Tiếng chim vang trong bụi mận gai sao nghe não nề, vang vang trong bóng chiều dần tĩnh mịch.

Một nốt thăng cho ta quyến luyến, một nốt trầm cho ta buồn bã. Chợt khiến cho vạn vật rung động khác thường.

Tiếng nhạc hoà lẫn tiếng chim hót trong trẻo sao nặng nề bao nỗi ưu tư. Cái chết đến sao quá dễ dàng, nhưng sống mà không một lần được nếm trải mùi vị của hạnh phúc thì sống cũng không còn ý nghĩ.

Tiếng hót ấy ẩn trong đó sự luyến tiếc cuộc đời, hay là câu trả lời cho hai từ "hạnh phúc"...

Vẫn buồn, vẫn mênh mang bao nỗi niềm khó tả, tiếng chim ấy vẫn vang trong chúng ta...

Là cảm xúc của mỗi chúng ta. "Không một lần được tái sinh như loài phượng hoàng rực rỡ, nhưng con chim nhỏ vẫn lao vào bụi mận gai.... "

  • Sadsnow

Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The Thorn Birds) có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCulough, được xuất bản năm 1977.

Ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xếp ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển "Cuốn theo chiều gió". Nhưng ít ai biết được rằng, thời điểm tác phẩm ra đời, viết văn chỉ là nghề tay trái của Colleen McCollough, nhân viên y tế là nghề chính của bà.

Năm 1974, bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm. "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" được thai nghén trong ngót 4 năm, rồi đầu mùa hè năm 1975, bà bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Suốt thời gian ấy, bầ vẫn túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.

Vui sướng vì thành công nhưng Colleen không thích nổi danh mà chỉ muốn tìm một nơi yên tĩnh để tập trung sáng tác. Hòn đảo Norfork (Australia) với bờ biển hoang dại, tĩnh mịch và cảnh vật thiên nhiên đẹp tuyệt vời đã cuốn hút bà. Chính tại nơi này, bà đã gặp được Ric - người đã gắn bó suốt đời cùng bà.

Lược truyện

Chuyện tình của Mecghi và cha Ranfo chỉ có thể diển tả trong bốn chữ nỗi đau tuyệt vời, và để có được sự tuyệt vời đó họ đã phải trả giá cả cuộc đời. Như lời đề tựa đã viết: Theo truyền thuyết có một loài chim chỉ hót lên một lần trong cả cuộc đời nó, tiếng hót đó ngọt ngào hơn bất cứ sinh vật nào trên trái đất này. Ngay khi vừa rời tổ loài chim ấy đi tìm ngay một thứ cây có những cành gai nhọn và tiếp tục bay mãi không chịu ngơi nghỉ, cho đến khi tìm được mới thôi. Sau đó nó cất tiếng hót giữa những cành cây hoang dại rồi lao vào một cây gai dài và nhọn nhất, cây gai xuyên thủng qua ngực. Giữa cơn hấp hối một tiếng hót vút cao, thánh thót hơn cả tiếng hót của sơn ca hay họa mi. Tiếng hót tuyệt vời đánh đổi bằng cả cuộc sống. Trời đất dừng lại để lắng nghe còn thượng đế ở trên cao thì mỉm cười. Bởi vì sự tuyệt vời chỉ có được bằng niềm đau vô tận ấy.

Con chim mang chiếc gai nhọn xuyên qua ngực vẫn tuân theo một quy luật bất biến, không hiểu điều gì đã thúc đẩy nó tự đâm suốt vào tim và lịm dần trong tiếng hót. Vào lúc gai nhọn xuyên qua nó không ý thức được cái chết đang chực chờ. Nó chỉ mãi mê hót và hót cho đến khi không còn hơi thở để cất thêm một nốt nhạc nào nữa

Chia sẻ trên Facebook Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
Phản hồi độc giả

Nobody - - buitonglinh@yahoo.com
bài nhạc hay và lời viết cũng rất hay... cám ơn.

Nobody - - buitonglinh@yahoo.com
kiếm ra rùi... born again của Giovanni Marradi. thanks tác giả.

stolen eyes - - lonelyinthewinter@yahoo.com
bài hát này vừa hay vừa buồn.... bạn nào có thể chỉ cho mình down ở trang web j được ko?

papaya - - lethiphuong07@gmail.com
Bài nhạc nghe buồn và lời cảm nhận thì chỉ có một câu "tuyệt vời". Tôi đã xem phim này rất hay nhưng buồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét