Giới thiệu công nghệ VoIP
VoIP viết tắt bởi Voice over Internet Protocol, hay còn được gọi dưới các tên khác như: Internet telephony, IP Telephony, Broadband telephony, Broadband Phone và Voice over Broadband.
VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP. Trong đó tín hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp ( data packets) thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường VoIP, sau lại được chuyển thành tín hiệu âm đến thiết bị người nhận. Nó nén (ghép) nhiều kênh thoại trên một đường chuyền tín hiệu, và những tín hiệu này được truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành.
VoIP sử dụng kỹ thuật số và yêu cầu kết nối băng thông tốc độ cao như DSL hoặc cáp. Có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau cung cấp VoIP và nhiều dịch vụ khác. Ứng dụng chung nhất của VoIP cho sử dụng cá nhân hoặc gia đình là các dịch vụ điện thoại dựa trên Internet có chuyển mạch điện thoại. Với ứng dụng này, bạn vẫn cần có một số điện thoại, vẫn phải quay số để thực hiện cuộc gọi như sử dụng thông thường
Các dịch vụ như gọi 171 (VNPT), 177 (SPT), 178 (Viettel), 175 (VISHIPEL) ở Việt Nam đều là các dịch vụ sử dụng phương thức này. Tuy nhiên VoIP cũng có những nhược điểm của nó. Đó là chất lượng âm thanh chưa được đảm bảo, vẫn còn tình trạng trễ tiếng. Một số công ty cung cấp VoIP tại Việt Nam đã cố gắng cung cấp cho khách hàng chất lượng thoại VoIP tốt hơn.
Các kiểu kết nối sử dụng VoIP:
1. Computer to Computer:
Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, Là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận ( receiver) sử dụng chung 1 VoIP service (Skype,MSN,Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là không giới hạn.
2. Computer to phone:
Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có 1 account + software (VDC,Evoiz,Netnam,…). Với dịch vụ này 1 máy PC có kết nối tới 1 máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có.
Ưu điểm : đối với các cuộc hội thoại quốc tế, người sử dụng sẽ tốn ít phí hơn 1 cuộc hội thoại thông qua 2 máy điện thoại thông thường. Chi phí rẻ, dễ lắp đặt Nhược điểm: chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào kết nối internet + service nhà cung cấp
3. Phone to Phone:
Là 1 dịch vụ có phí. Bạn không cần 1 kết nối Internet mà chỉ cần 1 VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành 1 IP phone.
Phương thức hoạt động:
VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói thông qua môi trường mạng (IP based network). Do vậy, trước hết giọng nói (voice) sẽ phải được chuyển đổi thành các dãy bit kĩ thuật số ( digital bits) và được đóng gói thành các packet để sau đó được truyền tải qua mạng IP network và cuối cùng sẽ được chuyển lại thành tín hiệu âm thanh đến người nghe.
Tiến trình hoạt động của VoIP thông qua 2 bước:
Call Setup: trong quá trình này , người gọi sẽ phải xác định vị trí ( thông qua địa chỉ của người nhận) và yêu cầu 1 kết nối để liên lạc với người nhận.Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các proxy server thì các proxy server giữa 2 người sẽ thiết lập 1 cuộc kết nối cho quá trình trao đổi dữ liệu voice
Voice data processing: Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số ( digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền (bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tính năng bổ sung nhằm tránh các bộ phân tích mạng _sniffer ). Các voice samples sau đó sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng. Giao thức dùng cho các gói voice này là RTP (Real-Time Transport Protocol).1 gói tin RTP có các field đầu chứa dữ liệu cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nghe. Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP . Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại
Các loại điện thoại Sip / điện thoại VOIP:
Hệ thống điện thoại VOIP đòi hỏi phải sử dụng các điện thoại SIP / điện thoại VOIP. Điện thoại SIP có vài phiên bản/loại khác nhau:
1. Điện thoại phần mềm SIP / VOIP - điện thoại SIP dạng phần mềm
Điện thoại SIP dạng phần mềm là một chương trình sử dụng mi-crô và loa của máy tính của bạn, hoặc hệ thống tai nghe gắn kèm để cho phép bạn gọi hoặc nhận cuộc gọi. Ví dụ về điện thoại SIP là SJPhone của SJlabs (http://www.sjlabs.com), Xten (http://www.xten.net) hay Điện thoại 3CX VOIP chạy trên Windows.
Điện thoại bằng phần mềm 3CX
2. Điện thoại VOIP qua USB
Điện thoại USB cắm vào cổng USB của máy tính và với việc sử dụng phần mềm điện thoại SIP / VOIP nó sẽ hoạt động giống như một chiếc điện thoại. Về thực chất, nó không hơn một chiếc mi-crô và loa, tuy nhiên do trông như chiếc điện thoại bình thường, chúng được người dùng sử dụng một cách trực quan hơn.
3. Điện thoại SIP bằng phần cứng
Điện thoại SIP dạng phần cứng trông và hoạt động giống như một chiếc ‘điện thoại’ bình thường. Tuy nhiên, nó được kết nối thẳng vào mạng dữ liệu. Những điện thoại này có bộ chia cỡ nhỏ tích hợp sẵn, do đó chúng có thể chia sẻ kết nối mạng với máy tính. Bằng cách đó, bạn không cần phải có thêm điểm kết nối dành cho điện thoại. Ví dụ về điện thoại SIP dạng phần cứng là Grandstream (http://www.grandstream.com/).
Cách sử dụng dịch vụ:
Có nhiều trang Web bán và hướng dẫn sử dụng dịch vụ này, có thể tham khảo tại đây.
PHONE4VN.COM
Thẻ điện thoại quốc tế, nội địa,di động,internet và thẻ game online
Contact:010-4473-7879/010-2958-4244/support@ phone4vn.com
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét