Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Trường dỏm, trường thật

Trường dỏm, trường thật In Email

Đại học Quốc gia Hà Nội mới ra thông cáo về việc trường liên kết với Irvine University (IU). Tôi tránh dùng chữ “trường đại học” hay “đại học” cho IU, mà chỉ dùng IU như là tên một doanh nghiệp. Có lẽ thông cáo này ra đời như là một phản ứng với thông tin trường ĐHQGHN đã liên kết với IU mà tôi có đề cập trong một bài trước đây. Đọc qua thông cáo này tôi vẫn thấy không thuyết phục.

Thông cáo của ĐHQGHN có đoạn viết:

Trong thời gian gần đây, có thông tin làm xôn xao dư luận về trường đại học Irvine (Irvine University), Hoa Kỳ, là trường đại học liên kết với Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHQGHN, thậm chí còn cho rằng đây là một trường đại học ‘dỏm’, ‘cơ sở sản xuất bằng cấp’ (Diploma mill).

Đây là một thông tin không chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến các học viên đang theo học tại trường cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của ĐHQGHN.

Các chương trình của Trường Đại học Irvine đã được cơ quan giáo dục tiểu bang California BPPE (Bureau for Private Postsecondary Education - một tổ chức pháp lý có vai trò kiểm soát chất lượng đào tạo các trường cao đẳng và đại học tư đang hoạt động tại tiểu bang California.) thẩm định và công nhận cấp phát văn bằng theo số Institution Approval # 20787.

Như vậy, trường Đại học Irvine hoàn toàn có tư cách pháp nhân với tiểu bang California để hoạt động như một trường đại học tư.

Trích ĐHQG Hà Nội phản hồi vụ liên kết trường ngoại “dỏm”

Có vài vấn đề cần bàn thêm trong thông cáo trên:

Thứ nhất là câu hỏi IU có phải là một “diploma mill” (hãng sản xuất bằng dỏm)? Theo Tiến sĩ Mark A. Ashwill, một chuyên gia giáo dục người Mĩ đang làm việc tại Hà Nội, đã liệt kê một danh sách các hãng sản xuất bằng dỏm. Có thể xem bài phỏng vấn Ts Ashwill trên Tuổi Trẻ. Irvine University đáp ứng nhiều tiêu chuẩn của một diploma mill:

(a) Địa chỉ của Irvine University chỉ là một suite (tức một văn phòng nhỏ, có thể chỉ vài chục mét vuông). Một trường đại học chỉ là văn phòng nhỏ, mà không có campus!

(b) Irvine University không có bất cứ một giáo sư nào có công bố quốc tế, cũng chẳng có một danh sách các lecturers, assistant professor, associate professor, và professor. Nhìn vào trình độ khoa học của các vị "professor" trong "khoa" kinh tế của Irvine University chỉ thấy toàn những người mới có bằng MBA, đang học PhD ("PhD Candidate"). Một trường đại học nghiêm chỉnh ở Mĩ không thể nào có giáo sư mà đang theo học tiến sĩ.

(c) Irvine University chủ yếu hoạt động trực tuyến.

(d) Irvine University lấy tên giông giống với đại học danh tiếng là University of California – Irvine.

Thứ hai, thông cáo báo chí của ĐHQGHN hiểu sai sự việc hoặc cung cấp thông tin sai. Cơ quan gọi là California Bureau for Private Postsecondary Education (BPPE) là một cơ quan của Bộ Tiêu thụ Sự vụ (California Department of Consumer Affairs), không phải trực thuộc Bộ Giáo dục, nên không phải là cơ quan có thẩm quyền giám định giáo dục hay công nhận bằng cấp (accreditation). Trong trang nhà của BPPE có viết rõ ràng rằng: "If the bureau has granted an institution approval to operate, the institution may indicate that the institution is "licensed" or "licensed to operate," but may not state or imply either of the following:
(1) The institution or its educational programs are endorsed or recommended by the state or by the bureau.
(2) The approval to operate indicates that the institution exceeds minimum state standards as set forth in this chapter
."

Tức là sự phê chuẩn của BPPE chỉ có nghĩa là doanh nghiệp được phép hoạt động, chứ không có nghĩa là chương trình giáo dục được công nhận.

Thứ ba, thông cáo báo chí của ĐHQGHN không phân biệt giữa giám định giáo dục (accreditation) và tư cách pháp nhân. Thông cáo có đoạn viết “Như vậy, trường Đại học Irvine hoàn toàn có tư cách pháp nhân với tiểu bang California để hoạt động như một trường đại học tư.” Một doanh nghiệp buôn bán bằng cấp hay phẩm hàm (như Who is Who) hoàn toàn có tư cách pháp nhân vì được phê chuẩn (và đóng thuế), nhưng những phẩm hàm của họ được ai công nhận hay không là vấn đề accreditation. BPPE viết rất rõ rằng một doanh nghiệp được phê chuẩn hoạt động không có nghĩa là bằng cấp từ doanh nghiệp đó được công nhận (“Approval is not the same as accreditation”).

Việc một nhân viên sứ quán Mĩ hiện diện trong buổi lễ tốt nghiệp tuy thú vị nhưng chẳng có ý nghĩa gì. Rất có thể vị quan chức này chỉ có mặt đơn giản nhằm ủng hộ doanh nghiệp của Mĩ ở Việt Nam. Cũng có thể vị quan chức này không biết rằng Irvine University chưa bao giờ được cơ quan giáo dục Mĩ công nhận là một đại học. Do đó, tôi nghĩ lấy sự hiện diện của quan chức đại sứ Mĩ là một viện dẫn quá yếu (nếu không muốn nói là ... ngụy biện -- ngụy biện dựa vào thẩm quyền!)

Nói tóm lại, Irvine University “hội đủ” nhiều tiêu chuẩn của một diploma mill. Nhưng điều đáng tiếc là một đại học mang tiếng quốc gia lại không phân biệt được trường dỏm và trường thật, và không phân biệt được approval và accreditation.

Câu hỏi đặt ra là làm sao phân biệt được trường thật và giả? Sau đây là vài dấu hiệu để các bạn có thể tìm hiểu thêm. Một trường đại học thật phải:

  1. có campus và địa chỉ rộng lớn (chứ không thế nào là một văn phòng thuê);
  2. có văn bản pháp qui, chẳng hạn như mỗi đại học Úc đều ra đời bằng một đạo luật do quốc hội phê chuẩn và thông qua;
  3. có hội đồng quản trị và ban điều hành;
  4. có phân khoa, trung tâm nghiên cứu, với các môn học rõ ràng;
  5. có giáo sư, với những công trình nghiên cứu được công bố trên các tập san khoa học quốc tế; chỉ cần nhìn qua danh sách giáo sư và thành tích khoa học người trong ngành có thể biết giáo sư dỏm hay thật!
  6. có hoạt động cộng đồng và hội sinh viên có hoạt động độc lập;
  7. có website nghiêm chỉnh.

Ngoài ra, để xác định danh tính các trường đại học và cao đẳng hợp pháp ở Mĩ, có thể tra cứu tại Cơ sở lưu trữ dữ liệu các viện và chương trình đào tạo sau trung học được công nhận. Irvine University không có trong danh sách này. Đó chính là câu trả lời cho thông cáo báo chí của ĐHQGHN ./

NVT

Đọc thêm:

Thêm một trường hợp bằng dỏm từ trường giả

Chuyện động trời: Trường "dỏm" Irvine University hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội!

Ghi thêm 2/8: Một bạn đọc ĐVA cho biết ai đó kí tên “Độc giả NVT tại địa chỉ batbinh@yahoo.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” đã gửi một phần bài viết này cho VNR500! Nhưng vấn đề là người đó gửi bản cũ nên chưa hoàn chỉnh. Cũng xin nói ngay rằng đó không phải là địa chỉ email của tôi, chứ chưa nói đến chuyện tôi có địa chỉ email kì cục như thế. Trong giao tiếp tôi chỉ có địa chỉ email của trường với đuôi .edu hay .org chứ không bao giờ nặc danh như thế. Tôi đã gửi email cho VNR500 để nhờ sửa và đính chính. Sẵn đây xin nhắc bạn đọc nếu có trích dẫn hay lấy bài từ website này thì nên ghi nguồn. Tôi không phàn nàn gì đâu, chỉ cần ghi nguồn là đủ.

Ghi thêm 1/8: Một bạn đọc còn cho biết IU còn liên kết đào tạo tiếng Anh ở TPHCM:

Hiện cháu đang là sinh viên năm cuối nghành điện công nghiệp trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM. Ước mơ của cháu là sau khi tốt nghiệp sẽ học tiếp cao học và nếu có cơ hội sẽ học tiến sỹ ở MỸ hoặc ở ÚC, cháu rất muốn học cao hơn nữa để sau này đi dạy tại các trường đại học ở Việt Nam vì giáo viên có trình độ cao ở các trường hiện nay còn rất ít hoặc nếu có thì lại làm quản lý, không còn thời gian để đứng lớp nữa mà sinh viên chúng cháu thì lại rất muốn được những thầy cô có kiến thức thụ dạy mình. Vì thế cháu đang theo học tiếng anh để đủ điều kiện về anh văn khi muốn đi MỸ hoặc ÚC, cháu đang học tiếng anh tại trường Anh ngữ [đục bỏ], địa chỉ: [đục bỏ]. Mục tiêu của cháu là thi lấy bằng CPE, vì cháu muốn có trình độ anh văn thật tốt để giúp ích cho việc học tập sau này chứ không chỉ là thi đủ điểm TOEFL hay IELTS để đi nước ngoài học.

Vấn đề của cháu hiện nay là : sau loạt bài báo mấy ngày gần đây đăng trên báo Tuổi Trẻ về “Tiến Sỹ dởm, trường giả, bằng dởm”. cháu rất lo lắng vì chứng chỉ CPE mà cháu đang theo học do trường liên kết với trường đại học IRVINE UNIVERSITY có website là http://www.irvineuniversity.edu cấp chứng chỉ này. Mà từ trước dến giờ cháu cứ nhầm tưởng là trường UNIVERSITY of CALIFORNIA – IRVINE có website là http://www.uci.edu/ . Cháu thực sự rất lo lắng vì trong các bài báo có đề cập rằng bằng dởm do trường IRVINE UNIVERSITY cấp. Cháu muốn hỏi Chú là chứng chỉ CPE do đại học IRVINE UNIVERSITY có website là http://www.irvineuniversity.edu/ cấp có được quốc tế công nhận không? Và trường này là trường có chất lượng và đã được kiểm định tại MỸ hay chỉ là một cơ sở kinh doanh bằng giả?

Cháu rất mong được sự giúp đỡ của Chú vì cháu cùng các bạn đang học tại đây rất hoang mang về vấn đề này. Vì chúng cháu có hỏi thư ký của trường thì họ nói là chứng chỉ thật, và được quốc tế công nhận nhưng chẳng có cơ sở hay bằng chứng nào chứng minh cả
.”

Đọc thư này mà thương cho sinh viên bên nhà. Tôi nghĩ các nhà chức trách giáo dục phải có động thái làm sạch tình trạng này. Nếu không thì còn biết bao nhiêu người tốn tiền một cách không cần thiết.

Nguồn: Ở đây


Lời bình:

______________

Chẳng biết nói gì hơn là thốt lên một câu .... May mà mình chưa dốc túi vào đi học !!!

Đại học Quốc gia mà còn như thế thì còn biết tin vào đâu nữa !!!

Cho hay muôn sự tại tiền

Chân lý là vậy than phiền làm chi?

May quá !!!

9 nhận xét:

  1. Giận em đập nát câu thề
    Nắng hồng rơi vỡ dầm dề mưa tuôn
    Bão dông giăng kín mây buồn
    Gió tan tác nhớ,sóng cuồn cuộn đau …

    Bây giờ người ấy trầu cau
    Dửng dưng qua bến sông sâu,xuống đò
    Lơ ngơ tôi đứng trên bờ
    Lời thương hóa đá … Hết chờ,hết mong !

    Lội đò tiễn sáo sang sông
    Câu thơ xưa thả bềnh bồng hoàng hôn
    Vung tay bỏng lửa ghen hờn
    Dở dang giờ nhặt cô đơn bốn mùa …

    Trả lờiXóa
  2. Mùa lũ

    Khi tôi về thăm mẹ
    Mùa nước lũ đang lên
    Mái tranh nghèo nước ngập
    Cỏ rác trôi bập bềnh .

    Bao năm trời phố chợ
    Sống thành kẻ không hồn
    Thừa bạc tiền,bia bọt
    Quên mẹ hiền,quê hương .

    Tôi quên thời cắp sách
    Mò cua ốc mỗi ngày
    Quên mẹ mình cơ cực
    Manh áo còn vá vai …

    Khi tôi về thăm mẹ
    Giọt nắng đã không còn
    Bóng trăng gầy xanh khuyết
    Đã khuất vào hư không .

    Tôi gục đầu nức nở
    Bên quang gánh mẹ già
    Nhớ lá rau dền tím
    Mẹ bán chợ đường xa …

    Khi tôi về thăm mẹ
    Mộ mẹ biết tìm đâu ?
    Điên điển vàng trôi nổi
    Mây nước xám một màu …

    Trả lờiXóa
  3. Hạ Nhớ

    Tặng Minh Thu

    Là nhớ gì không nhỏ ?
    Ngày ấy em rời trường
    Nắng chiều vương trong mắt
    Ngập ngừng và mông lung .

    Ta ngẩn ngơ lặng ngắm
    Cánh phượng hồng rụng rơi
    Sân trường mùa hạ thắm
    Bóng em xa,xa rồi …

    Là thấy gì không nhỏ ?
    Sao vội vàng quay lưng
    Đầu cành ve nức nở
    Chiếc lá sầu rưng rưng .

    Bước giày em thầm lặng
    Bỗng chốc hóa xa vời
    Ta về qua cửa lớp
    Bụi phấn còn rơi rơi .

    Là xa rồi đấy nhỏ
    Kỷ niệm những ngày thơ
    Người em xưa áo trắng
    Hình bóng giờ trong mơ .

    Trời xanh kia thăm thẳm
    Mùa hạ biết còn không
    Mùa thu sao đến chậm
    Để buồn ta mênh mông ?

    Trả lờiXóa
  4. Tôi yêu em rồi ,em biết không ?

    Yêu đôi má thắm lẫn môi hồng

    Để bao đêm vắng buồn không nghủ

    Thương nhớ đầy vơi cả căn phòng

    Tôi yêu em rồi,em biết không ?

    Với bao ngày tháng nỗi chờ mong

    Thơ thẩn hồn anh chiều nắng nhạt

    Mái tóc dài xõa gió tung bay

    Tôi yêu em rồi ,em biết không ?

    Yêu đôi mắt ướt đượm sầu đông

    Gót nhỏ trang đài nơi phố vắng

    Yêu cả con đường lối em qua

    Tôi yêu em rồi,em biết không ?

    Những ngày mơ mọng chốn phiêu bồng

    Em ở phương nào xa cách biệt

    Tôi yêu em rồi ,em biết không?

    Trả lờiXóa
  5. Thiếu thời tớ thích tình thơ
    Tấm thân tàn tạ tha thân trụi trần
    Trời thấy ta tính thật thà
    Thương ta trời tính trao tiền tình thương
    Thôi thì tình thế thất thường
    Thừa tiền tức thấy tang thương tức thì
    Tiền thất thế tình tất tan
    Thơ thẩn ta thấy tình tan theo tiền
    Tiền thì tha thiết thân thương
    Thiếu tiền tan tác tiền theo tình tiền
    Thấy thế trời tức trao tiên
    Thâý ta tuấn tú tiên thương tức thì
    Tiên thường thủ thỉ tình thơ
    Tai ta thấy thích thương tiên thật thà
    Tặng thơ tiên tình thiết tha
    Tiên thích ta thấy tình ta tuyệt trần
    MTPHD

    Trả lờiXóa
  6. Tâm sự người viển xứ
    Đăng ngày: 23:30 25-07-2010
    Thư mục: Tổng hợp

    * Quan trọng

    ta là ta vốn là ta ,.

    cũng vì hòan cảnh mà ra xứ người

    việt nam đất mẹ của tôi

    hiểu lòng con nhé cuộc đời bể dâu

    nào con có muốn xa đâu

    mong nhà ,mong nước mạnh giàu con đi

    phải chăng chính bởi tương lai

    cho con hiên tại xã hộ i mẹ ơi

    mấy ai hiểu thấu cuộc đời

    mấy ai hiểu được kiếp người tha huong

    mấy ai hiểu nỗi đất khách quê người

    mấy ai hiểu thấu bạc tiền

    mấy ai hiểu được người hiền ra đi

    mấy ai hiểu nổi chữ vì

    nhân ,tiền ,lễ ,nghĩa ,nói gì với ai

    ra đi đo đắn chữ tài

    mà cũng phải biết chữ tai mà lường

    đông tây muôn vạn dặm đường

    chông gai ,tuyết phủ lót dường con đi

    nữa đời tuổi xuân còn gì mẹ ơi

    gói trọn hai chữ biệt ly làm quà

    may mà ta vốn là ta

    sống đất khách quê người

    nhung lòng chung thủy đưa lên hàng đầu

    gái việt nam đức hạnh vẹn toàn

    "viễn Du " tri điển hiểu tâm nhân trần

    ngắm trong con tạo xoay vần

    để con định liệu một lần vinh quy

    Ma cao

    Hải Yến

    Trả lờiXóa
  7. trạng: Cô đơn
    NGẮM HÌNH CHỮ S
    Đăng ngày: 14:35 22-07-2010
    Thư mục: Tổng hợp

    * Quan trọng

    Chữ S thân hình Tổ Quốc tôi
    Địa cầu say ngắm dạ bồi hồi
    Thế sự thăng trầm quan mạc vẩn
    ÔI ! mẹ hiền việt nam ơi
    Lòng con thương nhớ bao giờ nguôi
    Bảo giông khiến mẹ dứng oẻn người
    Cho sự sinh tồn muôn thế hệ
    Con cháu việt nam mải sinh sôi
    Phải chăng Bắc lở để Nam bồi
    Hạ Long kỳ vỉ dẹp muôn đời
    Trường sơn vửng chắc làm xương sống
    Cửu long chuyển đất lấn biển khơi
    Vừa lụa BẮC NAM ấm dạ người
    Hình mẹ gánh thóc toát mồ hôi
    Nuôi con khôn lớn cùng nhân loại
    Năm châu con mẹ khắp nơi nơi
    Nguyện làm ụ súng giữ bầu trời
    Như muôn hòn đảo ở xa khơi
    Vành dai vệ quốc Dông _Nam Bắc
    Bền vửng muôn đời đất nước tôi
    Hè chẳng về được nhớ khuôn nguôi
    Ngắm hình chử S dạ bồi hồi
    Mẹ ở chân trời con góc biển
    Hiểu lòng con nhé ! Mẹ hiền ơi

    Trả lờiXóa
  8. http://thivandoanbichcau.blogspot.com/2009_12_01_archive.html

    Trả lờiXóa
  9. Anh đem dâng tặng nụ hồng
    Gọi là thân gửi yêu thương với nàng
    Tình này đã chót nặng mang
    Xin em nhận lấy cho vui lòng ngươi
    Hồng này như hạt sương rơi
    Long lạnh lạnh giá đêm đông xứ người
    Tình anh gửi tới người thương
    Bao nhiêu nhung nhớ những ngày xa nhau
    Em về vun đáp tình sâu
    Còn anh ôm ấp nụ cười môi xinh
    Tình hoa như hạt sương rơi
    Bao đêm lạnh giá anh ôm trong lòng
    Đến ngày hoa nở môi cười
    Là ngày dâng tặng gửi lời yêu em
    MTPHD

    Trả lờiXóa